"Chúng ta không biết làm du lịch”
18:42' 22/07/2005 (GMT+7)

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh kể, ông định tặng một người bạn Nhật bức tranh chùa Một Cột - Hà Nội, nhưng người bạn này đã từ chối rất thật: “Cảm ơn ông, nhưng tôi không biết đem về sẽ treo ở đâu, vì nhà tôi đã có đến... 3 bức tranh này”.

Soạn: AM 45115 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chùa Một Cột - Hà Nội. Ảnh minh họa.

Hóa ra, người Nhật này khá nhiệt tình trong việc xúc tiến đầu tư tại VN, và mỗi khi chia tay, ông lại được nhận một bức tranh chùa Một Cột.

Bức tranh đầu tiên ông nhận cách đây đã gần 20 năm, ngay khi VN bắt đầu bước vào thời kỳ mở cửa. “Chúng ta không biết làm du lịch, đến thời điểm này vẫn không có một sản phẩm du lịch đặc trưng, mà đa số là xài hàng của Trung Quốc” - ông Doanh kết luận.

Dịp khai trương đường bay thẳng VN-Frankfurt (Đức) mới đây, Tổng cục Du lịch VN đã khá nhanh nhạy khi tổ chức một phái đoàn khá hùng hậu để kết hợp cùng Vietnam Airlines quảng bá du lịch. Nhưng cách quảng bá lại không giống ai. Sản phẩm thì đơn điệu, chỉ vài bức tranh (lại là tranh!?) về vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An... mà không có một sản phẩm đặc sản nào mới lạ độc đáo, mang đặc trưng VN.

Khi một nhà báo Đức hỏi: “Các ông nhắm đến thị trường nào để tập trung khai thác thế mạnh du lịch của VN?”, vị phó cục trưởng Cục Xúc tiến Du lịch VN đã trả lời thật thà không cần suy nghĩ và không cần đến cả phép ngoại giao tối thiểu: “Chúng tôi nhắm vào thị trường chủ yếu là Nhật và Trung Quốc!”.

Khi đại diện Hãng Hãng không VN nhắc khéo, vị cục trưởng Cục Xúc tiến Du lịch VN mới lên chữa cháy “Chúng tôi nhắm đến tất cả các thị trường, trong đó có Đức”.

Đến Malaysia trong những ngày này, dù chưa đến tháng “Mega sales” (tháng tất cả các trung tâm thương mại đồng loạt đại hạ giá các mặt hàng, với mức hạ có thể lên đến 70%-80%), nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được một không khí háo hức của khách du lịch.

Ngay slogan (khẩu hiệu) “Truly Asia- Một châu Á đích thực” của Malaysia cũng rất thực chất. Mang trong lòng sự đa dạng của văn hóa nhiều nước châu Á: Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,... Malaysia vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống của từng sắc tộc.

Tại phố cổ Malacca, vẫn còn những chiếc cối xay gió của người Hà Lan. Cũng trong khu phố nổi tiếng với những huyền thoại về cướp biển này, còn có ngôi đền cổ của người Trung Hoa tồn tại đã hàng trăm năm.

Tại khu phố của người Ấn Độ, để quảng bá cho một loại dầu chải tóc, chúng tôi còn được gặp một phụ nữ Ấn có mái tóc dài nhất thế giới... Dễ hiểu, khi chỉ với 22 triệu dân, hằng năm Malaysia đã thu hút khoảng 15 triệu lượt khách du lịch.

Trông người, lại ngậm ngùi đến ta. Điều này cũng lý giải tại sao khách du lịch đến VN chưa nhiều và một đi không trở lại...

(Theo Người Lao động)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nhập khẩu thép thành phẩm tăng mạnh (21/07/2005)
Doanh nghiệp bất hợp tác hầu kiện: Thiệt thân, hại "đồng đội" (21/07/2005)
Giá cao su cao nhất từ trước tới nay (21/07/2005)
Đề nghị các nhà nhập khẩu dệt may Mỹ hợp tác (20/07/2005)
Hồng Kông giúp quy hoạch du lịch Bà Nà - Suối Mơ (20/07/2005)
Pacific Airlines giảm giá vé khứ hồi Hà Nội - TP.HCM (20/07/2005)
Du lịch tam giác TP.HCM - Bangkok - PhnomPenh (20/07/2005)
Cá ngoại xâm nhập thị trường TP.HCM (20/07/2005)
Cửa hội nhập rộng chưa từng có với doanh nghiệp Việt Nam (19/07/2005)
Hàng dệt may vào EU được giá (19/07/2005)
Da giày VN đề nghị chọn Indonesia làm nước đối sánh (19/07/2005)
Không chấp nhận phá giá gạo để xuất khẩu (19/07/2005)
Thị trường thép ế ẩm (19/07/2005)
Kinh doanh trung tâm thương mại: kẻ khóc người cười (19/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang