Xuất khẩu thương hiệu: cũ người mới ta
05:16' 03/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Cuối tháng 7/05 UBND TP.HCM đã ra văn bản chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại TP.HCM xem xét, tổ chức thực hiện các biện pháp đẩy mạnh họat động ngành thương mại - dịch vụ - du lịch trên địa bàn. Trong đó có biện pháp “chọn một số thương hiệu hàng VN chất lượng cao (CLC) để hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu xuất khẩu”.

Để có các thương hiệu mạnh, mang tầm quốc tế ngày nay như SamSung, LG, Sony… cách đây cả chục năm Hàn Quốc và Nhật Bản đã phải làm động tác hỗ trợ xây dựng phát triển thương hiệu chiến lược của quốc gia. Tại VN việc xuất khẩu thương hiệu đến nay mới nghe bàn tới nhưng dù sao muộn vẫn còn hơn không.

Soạn: AM 503120 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thống đốc Bang Washington (Mỹ - người phục vụ trong ảnh) đã từng qua VN để tiếp thị khoai tây, táo gala và nhãn hiệu thức ăn nhanh KFC của xứ sở mình bằng cách mang tạp dề phục vụ thức ăn nhanh cho khách hàng tại nhà hàng KFC (TP.HCM). Ảnh: Nguyễn Sa

Xuất khẩu thương hiệu: cách nào? 

Hàng VN khi xuất khẩu phải mang tên nước ngoài là một thực tế đáng báo động cho nền kinh tế VN. Theo Tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam, khoảng 90% nông sản VN phải xuất khẩu dưới cái tên nước ngoài (Thái Lan). Không riêng gì nông sản, các ngành công nghiệp chủ lực như da giày, dệt may… khi ra nước ngoài vẫn phải “mượn danh” người khác để tồn tại.

Theo một DN chuyên gia công xuất khẩu da giày, chất lượng sản phẩm hàng VN không thua gì hàng ngoại (DN này đang gia công cho một thương hiệu giày nổi tiếng thế giới). “Cũng sản phẩm này nhưng gắn tên chúng tôi vào thì khách nước ngoài không ai mua nhưng gắn thương hiệu của đối tác mà chúng tôi cung cấp hàng thì bán chạy ào ào dù giá đắt gấp 5 -7 lần” - ông nói.

Vấn đề thương hiệu thì đã rõ nhưng làm thế nào để hàng VN có vị thế trên sân chơi toàn cầu? Rõ ràng đây không phải là việc riêng của một hay hai DN mà còn là vấn đề kinh tế - chính trị bởi thương hiệu mạnh là tài sản vô giá của một quốc gia.

Bao nhiêu thương hiệu Việt có thể vươn ra nước ngoài?

Các DN được chọn hỗ trợ phát triển thương hiệu xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chí sau: có nhu cầu, có thị trường xuất khẩu và năng lực cạnh tranh nhất định; có khả năng đối ứng về tài chính và nhân sự; là DN hàng VN CLC trên 3 năm; có thế mạnh hay tiền năng lớn về xuất khẩu của TP.HCM; có chiến lược thị trường rõ ràng… và có thành tích xuất khẩu.

Mới đây, trong chương trình đẩy mạnh hoạt động ngành dịch vụ - thương mại - du lịch TP.HCM của UBND TP.HCM vấn đề “chọn một số thương hiệu hàng VN CLC hỗ trợ xây dựng phát triển thành thương hiệu xuất khẩu” đã được đưa ra bàn thảo. Theo đó, chương trình hỗ trợ sẽ kéo dài trong 6 tháng (giai đoạn 1), sau đó rút kinh nghiệm, nhân rộng kinh nghiệm ra với các DN khác.

Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại TP.HCM (ITPC) cho hay, theo kế hoạch sẽ có 2 chương trình hỗ trợ DN. Chương trình thứ nhất là ITPC mời chuyên gia thương hiệu Richard Moore (Hoa Kỳ), người hoạt động chuyên ngành này 12 năm qua tại VN (đã mở công ty tư vấn thương hiệu tại VN) và có kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cho các DN Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… sẽ tư vấn, huấn luyện cho DN Việt xây dựng thương hiệu để đưa ra nước ngoài.

Tiếp theo, 20 thương hiệu được chọn sẽ được hỗ trợ thực hiện chiến dịch quảng bá rầm rộ. Ngoài kênh truyền thông trong nước các thương hiệu này sẽ được quảng bá trên sóng truyền hình CNBC Hoa Kỳ, giới thiệu trên các trang web xuất khẩu của thế giới, phát miễn phí báo có đăng thông tin về DN trên các chuyến bay… Để thực hiện dự án này Nhà nước hỗ trợ cho mỗi DN 100 triệu đồng, DN phải tự đóng 100 triệu đồng. Tổng chi phí xúc tiến dự kiến sẽ là 2 tỷ đồng + 30.000 USD cho 20 DN.  

Một doanh nhân đã nói rằng, một bàn tay thì nắm lấy cái ly dễ hơn là 1 ngón tay, có sự hỗ trợ, hợp tác của cơ quan nhà nước lần này hy vọng thương hiệu Việt có thể xuất ngoại trên chính đôi giày, lớp áo của mình.

  • Nguyễn Sa
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Kiểm tra thức ăn đường phố và nước tương ở TP.HCM (02/08/2005)
Xây dựng Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp từ xa (02/08/2005)
Xuất khẩu thủy sản sang Nga tăng trên 150% (02/08/2005)
Du lịch Malaysia, mua hàng siêu giảm giá (02/08/2005)
Phát hiện hàng ngàn sản phẩm đông dược nhập lậu (02/08/2005)
Du lịch Malaysia, mua hàng siêu giảm giá (01/08/2005)
Mỹ không cho nhập hàng đóng gói bằng đồ gỗ (01/08/2005)
Giá vàng tuần qua: Tăng thêm 40.000 đồng/lượng (01/08/2005)
Giá nhiều mặt hàng bắt đầu leo thang! (01/08/2005)
Đổ xô đầu tư vào chung cư cao cấp tại Hà Nội (31/07/2005)
Món nợ khổng lồ 2500 tỷ của ngành giao thông (31/07/2005)
Khai trương siêu thị cao ốc văn phòng (30/07/2005)
Rau quả “ngoại” ép giá hàng “nội” (30/07/2005)
Giá dược phẩm tháng 7 tiếp tục ổn định (30/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang