Chậm triển khai các chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa
06:49' 31/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Rất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đề ra nhưng chưa được thực hiện, những khó khăn chưa được giải quyết.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 6/2005 cả nước đã có trên 125.000 doanh nghiệp thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 243.387 tỷ đồng trong tổng số 189.000 doanh nghiệp với 398.000 tỷ đồng  vốn đăng ký (khoảng 25,2 tỷ USD) trên cả nước. Thống kê cũng cho thấy, đa số những doanh nghiệp mới thành lập tập trung ở khu vực ngoài quốc doanh và chủ yếu vẫn là các DNNVV, đang cần có sự hỗ trợ để tăng tốc phát triển..

Những tồn tại lâu năm chưa được tháo gỡ

Điều đáng chú ý là số lượng doanh nghiệp và số vốn đăng ký của mỗi doanh nghiệp luôn tăng trưởng với tốc độ ngày càng cao. Nếu như năm 2001 có 19.800 doanh nghiệp đăng ký với số vốn 25.770 tỷ đồng thì sang năm 2002 có 21.535 doanh nghiệp mới với số vốn đăng ký lên đến 38.529 tỷ đồng, tuy chỉ tăng 9% về số lượng nhưng đã tăng đến 49% về số vốn. Tương tự, năm 2003, số doanh nghiệp tăng lên 29%, số vốn tăng đến 50% và đến sáu tháng đầu năm 2004, số doanh nghiệp thành lập mới là 19.122 doanh nghiệp với số vốn tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2003. 

Soạn: AM 532397 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh về số lượng và quy mô nhưng chưa thoát khỏi những yếu kém.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Trần Đình Khiển nhận định: Sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng của các DNNVV đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng cũng như thu ngân sách, tạo việc làm, tăng thu nhập cá nhân và huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Các con số thông kê về đóng góp ngân sách, sử dụng lao động của khu vực doanh nghiệp này ngày càng tăng nhất là tại các địa phương có số doanh nghiệp đông và hoạt động mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Khiển, mặc dù có sự phát triển vượt bậc nhưng các DNNVV vẫn còn một khoảng cách khá so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp vẫn chủ yếu hoạt động với mục tiêu hướng nội, phạm vi kinh doanh hạn chế, năng lực cạnh tranh yếu.

Qua khảo sát, đa số các doanh nghiệp vẫn đang vấp phải khó khăn đã tồn tại từ lâu năm như: thiếu vốn, thiếu mặt bằng sản xuất, công nghệ thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, thiếu thông tin, trình độ quản lý yếu kém... dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu. Đặc biệt, khả năng liên kết giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế theo ngành và theo khu vực còn nhiều hạn chế, sự hợp tác giữa doanh nghiệp lớn và các DNNVV vẫn còn chưa chặt chẽ nên chưa khai thác được lợi thế của hai loại hình này.

Chính sách đề ra nhiều, thực hiện ít

Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành nghị định 90/2001/NĐ - CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Sau đó, lần lượt các bộ ngành liên quan đã bản các văn bản hướng dẫn, đề ra các chương trình riêng với mục đích hỗ trợ doanh nghiêp. 

Tuy nhiên, sau hơn 3 năm triển khai, rất nhiều chương trình hỗ trợ đề ra đã không thực hiện được như mong muốn, thậm chí là rất chậm.

Soạn: AM 532401 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhiều chính sách vẫn chưa đến được với DNNVV.

Ông Vũ Quốc Tuấn, thành viên Ban Ngiên cứu Chính phủ cũng là người tham gia chương trình này ngay từ đấu đã cho biết: Các cơ chế, văn bản đã được ban hành tương đối hoàn chỉnh nhưng việc thực thi nhiều lúc lại chậm và chưa đúng. Có nhiều chính sách Chính phủ ban hành rất thông thoáng nhưng đáng tiếc là chưa xuống đến doanh nghiệp, thực hiện trong thực tế lại sai lệch. Có thể thấy điều đó qua những kêu ca trong lĩnh vực thuế, hải quan, quản lý thị trường mà doanh nghiệp gặp phải.

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng thừa nhận: các chính sách của nhà nước đã khẳng định nhận thức nhất quán về phát triển kinh tế nhiều thành phần nhưng trong quá trình vận dụng vào thực tế vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế của một số cán bộ trong các cơ quan quản lý nhất là trong các giao dịch về đất đai, mặt bằng sản xuất và tiếp cận nguồn vốn.

Có thể thấy điều này qua thực tế chậm thành lập các Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV ở địa phương. Sau hơn 3 năm mới có 3 quỹ được thành lập. Phần lớn doanh nghiệp đang thiếu mặt bằng sản xuất. Các tỉnh cũng đề ra nhiều dự án phát triển các khu  công nghiệp nhỏ và vừa, nhưng niềm hy vọng này vẫn còn rất xa vời. Vì trong gần 200 dự án phát triển khu công nghiệp nhỏ và vừa ở 36 tỉnh thành hầu hết đang triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng rất chậm.

Ngay trong chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia quy định dành cho tất cả moi thành phần kinh tế nhưng trên thực tế chủ yếu mới nhằm vào các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty còn các DNNVV rất khó tiếp cận với nguồn hỗ trợ này. Trong khi đó, rất nhiều ngành xuất khẩu chủ lực như: dệt may, da giày, thuỷ sản... DNNVV luôn chiến tỷ trọng xuất khẩu lớn, thậm chí là dẫn đầu.

Vì thế, ông Trần Đình Khiển cho rằng, điểm yếu nhất hiện nay trong hỗ trợ doanh nghiệp là ở khâu phối hợp giữa các cơ quan trung ương và địa phương về các vấn đề liên ngành, liên lĩnh vực, xử lý rất chậm chạp và kém hiệu quả. Thực trạng này là một cản trở lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Trước tình trạng triển khai các chương trình hỗ trợ còn chậm chạp, chưa được như mong muốn, mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các Bộ ngành tiến hành rà soát lại các văn bản để thực hiện ngay các chính sách đã đề ra, cái nào còn vướng mắc cần chỉnh sửa ngay để thực hiện. Ngay trong tháng này, Chính phủ sẽ ban hành chỉ thị về các giải pháp hỗ trợ DNNVV, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ ngành, địa phương và ghi rõ thời hạn hoàn thành.

  • Đông Hiếu
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Quy định mới của Mỹ về nhãn hàng thực phẩm (31/08/2005)
Tấp nập đi đổ xăng vì tin… đồn (30/08/2005)
Nhật tăng vốn đầu tư vào VN nhiều nhất (30/08/2005)
Nhiều DN bất động sản đứng trước nguy cơ sụp đổ (30/08/2005)
TP.HCM: Nhiều khách sạn, nhà hàng đồng loạt giảm giá (30/08/2005)
Trên 50% DN vi phạm sau đăng ký kinh doanh (30/08/2005)
Thủy sản xuất khẩu tăng bất chấp khó khăn (30/08/2005)
Kinh Đô kiến nghị ban hành luật đầu tư ra nước ngoài (29/08/2005)
Giá cà phê bắt đầu xuống dốc (29/08/2005)
Doanh nghiệp "ma" bùng phát trở lại (29/08/2005)
Bán hàng đa cấp bị đặt vào khuôn khổ (29/08/2005)
Du lịch bằng trực thăng tại Vũng Tàu (29/08/2005)
Hệ thống bán lẻ - con đường để khẳng định (28/08/2005)
Samsung chăm sóc đặc biệt khách hàng ĐTDĐ trong tháng 9 (27/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang