Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam:
Chật vật "gõ cửa" thị trường thế giới
14:47' 02/01/2003 (GMT+7)

Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (PMVN) mặc dù rất muốn mở cánh cửa thị trường thế giới, nhưng lực "gõ" chưa mạnh, cách "gõ" lại chưa đúng.

Những bạn trẻ đoạt giải trong cuộc thi ''Trí tuệ Việt Nam''

Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (PMVN) mặc dù rất muốn mở cánh cửa thị trường thế giới, nhưng lực "gõ" chưa mạnh, cách "gõ" lại chưa đúng.

Chỉ tiêu đặt ra của cả nước là đến năm 2005, xuất khẩu PM đạt giá trị 500 triệu USD, riêng TP.HCM phấn đấu đạt 50% của cả nước. Thế nhưng đến thời điểm này, theo con số thường được công bố trong các cuộc hội thảo thì cả nước chỉ đạt khoảng 25 triệu USD/năm.

Từ trước đến nay, các doanh nghiệp PMVN vẫn mơ ước vào được thị trường Mỹ, nhưng điều đó không dễ chút nào. FPT vốn là một đơn vị tiên phong trong vấn đề xuất khẩu PM, hết mở văn phòng đại diện tại Mỹ đến Ấn Độ. Thế nhưng gần đây, công ty này đã đóng cửa các văn phòng đại diện chính thức tại hai nước trên. Một doanh nghiệp làm ăn có kế hoạch như thế, "gõ cửa" một cách chính quy như thế còn chưa mở được cửa thị trường thế giới thì nói gì đến các doanh nghiệp PMVN nhỏ hơn, tiềm lực tài chính yếu hơn? Cũng có một số doanh nghiệp đang tìm thị trường ở châu Âu , Nhật và Singapore, nhưng họ chỉ ký được những hợp đồng rất "bèo" (khoảng vài chục nghìn USD/dự án). Ông Chu Tiến Dũng - Giám đốc Công ty phát triển Công viên phần mềm Quang Trung, nói: "Doanh nghiệp PMVN hầu hết là doanh nghiệp nhỏ thì làm sao giành được hợp đồng, nói gì đến hợp đồng lớn".

Thực ra không phải thị trường thế đóng cửa với Việt Nam - minh chứng ở chỗ thị trường gia công PM thế giới vẫn rất sôi động, mà các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam còn yếu. Nhiều chủ doanh nghiệp PM cứ nghĩ rằng chỉ cần tập hợp một nhóm lập trình viên, làm dần vài sản phẩm và giới thiệu, chào hàng là sẽ dần có thị trường. Trong khi đó, đối tác nước ngoài khi chọn doanh nghiệp Việt Nam thường đòi hỏi rất cặn kẽ, từ "lý lịch thị trường" của doanh nghiệp, quy trình sản xuất, tính chuyên nghiệp đến khả năng tích hợp, quản lý... Những cái thiếu thuộc phạm trù nội lực này đã khiến cho lực "gõ" cửa thị trường nước ngoài doanh nghiệp PMVN không đủ mạnh. Ông Nguyễn Thịnh - Việt kiều Mỹ, Chủ tịch Công ty PM PSD, khẳng định: "Đừng sợ mất cơ hội. Quan trọng nhất là phải có tầm nhìn chiến lược, chuẩn bị doanh nghiệp thật kỹ để khi là có chất lượng, tạo được uy tín ngay".

Nhiều doanh nghiệp PM bây giờ mới nghiệm ra bài học: thông qua cầu nối là những Việt kiều từng sinh sống và am hiểu phong tục tập quán, có manh mối làm ăn tại các nước để tiếp thị ra thị trường thế giới. Đây là con đường ngắn nhất và có hiệu quả nhất hiện nay. Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu lập trình viên cũng là một kênh tiếp thị tốt, không chỉ mang lại hiệu quả qua việc lao động gửi tiền về nước mà họ cũng là một nguồn mang đến những đơn đặt hàng. Tuy nhiên, ông Chu Tiến Dũng cho rằng: "Doanh nghiệp PMVN chưa đủ sức marketing riêng lẻ mà cần có nhóm, có tổ chức với sự hỗ trợ của Nhà nước". Còn ông Kevin X.Murphy - Tổng Giám đốc Công ty tư vấn JAA (Mỹ) cho rằng: Các doanh nghiệp Việt Nam phải bước ra thị trường thế giới bằng sức liên kết, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

(Theo Lao Động)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nhiều DN tăng tốc sản xuất từ đầu năm (02/01/2003)
''Hàng Việt Nam vào Thụy Điển rất cần tính độc đáo'' (02/01/2003)
Nghiêm cấm tự tăng giá cước vận tải dịp Tết (02/01/2003)
Giảm 10% thuế suất nhập khẩu một số mặt hàng xăng dầu (02/01/2003)
''Việt Nam luôn thiện chí với nhà đầu tư nước ngoài'' (02/01/2003)
Ngôn ngữ báo chí và kinh tế thị trường (02/01/2003)
Chưa nâng phí đăng ký trước bạ và lệ phí đăng ký xe máy (02/01/2003)
TP.HCM: Sức mua tăng, hàng hoá dồi dào (02/01/2003)
Nở rộ các phiên chợ nông nghiệp (02/01/2003)
''Sẽ giảm dần việc định giá trực tiếp một số loại hàng'' (02/01/2003)
Một năm đầy triển vọng (02/01/2003)
Việt Nam có thể xuất 3,9 triệu tấn gạo (02/01/2003)
Đầu tư nước ngoài đi vào thực chất (30/12/2002)