Các nhà đầu tư Nhật:
Việt Nam cần chỉnh sửa 48 nhóm vấn đề để thu hút đầu tư
09:35' 04/10/2003 (GMT+7)

Nhật Bản quan tâm  tới việc đầu tư vào thành lập Liên doanh phần mềm tại Việt Nam.

Tại hội thảo thực hiện "Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam tổ được chức ngày 2/10 tại TP.HCM, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đưa ra 48 nhóm vấn đề yêu cầu Việt Nam nghiên cứu chỉnh sửa nhằm làm cho môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. 48 điểm này bao trùm gần như tất cả các vấn đề, từ lao động, thuế, ngành công nghiệp phụ trợ, đến xây dựng sở hạ tầng kinh tế...

Các nhà đầu tư Nhật Bản đã dành nhiều thời gian phân tích sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ và chính sách bảo hộ sản xuất trong nước của Việt Nam cũng như việc thay đổi chính sách thường xuyên khiến cho môi trường đầu tư càng thêm kém hấp dẫn.

Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng cho biết tất cả những kiến nghị , góp ý hợp lý sẽ được Uỷ ban hỗn hợp Việt - Nhật nghiên cứu tổng hợp thành bản kế hoạch hành động trình lên Thủ tướng hai nước vào tháng 12 này tại cuộc họp cấp cao ASEAN- Nhật Bản. Môi trường đầu tư của Việt Nam chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, "Việc đòi hỏi ngành công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh lên mới thu hút đầu tư nước ngoài được, hay đầu tư nước ngoài vào sẽ giúp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước giống như chúng ta đang cố tìm hiểu xem con gà hay quả trứng có trước".

Ông nhân đưa ra một ví dụ: Cách đây 15 năm, Nhà máy cao su Thống Nhất chỉ sản xuất vỏ và ruột xe đạp. Tình cờ "kiếm được" một đơn đặt hàng sản xuất máy đo huyết áp trị giá 2 triệu USD cho Liên Xô. Thế là Công ty đầu tư công nghệ mới để sản xuất theo đơn đặt hàng. Thành công này khiến Công ty ký tiếp được một hợp đồng sản xuất vòng cao su ống nước cho một công ty của Australia. Và việc sản xuất theo tiêu chuẩn nước ngoài khiến năng lực của Công ty ngày một nâng lên. Đến nay Công ty này đã có thể sản xuất được khoảng 400 mặt hàng phụ tùng cho các nhà sản xuất xe máy, xe hơi...".

Vì vậy, nếu các nhà đầu tư nước ngoài cứ chê và chờ khi nào các doanh nghiệp trong nước sản xuất được những phụ kiện đạt tiêu chuẩn mới mua, còn doanh nghiệp trong nước cứ chờ khi nào nhà đầu tư nước ngoài đặt hàng mới sản  xuất thì hai bên sẽ không bao giờ gặp được nhau.

Với kinh nghiệm góp phần thuyết phục tập đoàn Fujitsu (Nhật Bản) đầu tư vào Việt Nam, ông Nguyễn Chí Dũng, một Việt kiều Nhật, Giám đốc Công ty Minh Trân đặt vấn đề: "Khi Fujitsu quyết định đầu tư vào Việt Nam, môi trường đầu tư ở đây không tốt bằng bây giờ, nhưng ông Chủ tịch Tập đoàn này đã nhìn một Việt Nam của 10 năm, 20 năm sau mà quyết định đầu tư. Môi trường đầu tư chưa hấp dẫn hay ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển là chuyện có thể cải thiện được, các nhà đầu tư Nhật Bản có chiến lược đầu tư vào Việt Nam hay không mới là vấn đề".

(Theo Thanh Niên)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Philippine chuyển cho Việt Nam hạn ngạch dệt may vào EU (04/10/2003)
VNPT giảm 50% cước trong tuần lẽ viết thư (04/10/2003)
VAMA kiến nghị cấm nhập xe ôtô đã qua sử dụng (03/10/2003)
TP HCM chuẩn bị khởi công hai tuyến tàu điện ngầm (03/10/2003)
Bibica lỗ nhiều gấp đôi con số công bố (03/10/2003)
Đưa nông sản vào Mỹ cần sự mạnh dạn của DN (03/10/2003)
DN gian lận thuế vẫn được xét hoàn thuế (03/10/2003)
Giá cả sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới (03/10/2003)
''Ngành điều cần nhìn về thị trường nội địa'' (03/10/2003)
Đã khai thác được 13,975 triệu tấn dầu khí (03/10/2003)
Tấp nập thị trường quần áo thu đông (03/10/2003)
Đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai qua mạng (02/10/2003)
Xử lý chứng từ thanh toán để hoàn thuế nhập khẩu (02/10/2003)
“Đức sẽ ưu tiên giúp Việt Nam hiện đại hóa nền kinh tế” (02/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang