Măng - cung không đủ cầu
07:07' 01/04/2003 (GMT+7)
Việc trồng măng hiện vẫn mang tính tự phát.
(VietNamNet)
-  ''Lượng măng tiêu thụ trong nước hiện lên đến trên 100.000 tấn mỗi năm. Riêng tại các cửa hàng, siêu thị khu vực TP. Hà Nội tiêu thụ khoảng 100 tấn măng khô, 1.800 tấn măng tươi và hàng trăm tấn măng chế biến/năm'' -
 Ông Vũ Văn Trứ, Cục phó Cục Chế biến Nông lâm sản và NNNT (Bộ NN-PTNT) cho biết.

Đó là chưa kể nhu cầu 250.000 tấn măng/năm trên thị trường thế giới, và con số này ngày càng tăng, dự báo khoảng 18-21%/năm. Các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu lượng măng lớn là Hoa Kỳ, Nhật, Australia và Đài Loan. Trung Quốc đang dẫn đầu về diện tích măng thế giới với 4 triệu ha, thâm canh trên 500 loại măng khác nhau, cho sản lượng măng 1,8 triệu tấn. Thái Lan cũng trồng măng xuất khẩu từ những năm 1980, với sản lượng xuất khẩu 30.000-40.000 tấn/năm. Đài Loan có khoảng 30.000ha chuyên măng, sản lượng hàng năm đạt 380.000 tấn.

Hiện nay, nước ta có 34 tỉnh trồng măng, trong đó, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hà Tây, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Bắc Giang, Hà Tĩnh. Tổng diện tích măng trong nước trên 4.000ha.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ trong nước chủ yếu mới chỉ dừng ở măng tươi. Việc chế biến măng trên những dây chuyền công nghiệp còn rất hạn chế. Hiện mới có Công ty Đầu tư XNK nông sản chế biến (Tổng công ty Rau quả) có đề án đầu tư dây chuyền chế biến măng công suất 2.500 tấn/năm, hoạt động vào quý II năm nay. Công ty TNHH Lam Sơn (Hà Nội) đầu tư một dây chuyền sản xuất măng công suất 30-40 tấn măng củ/ngày tại Phú Thọ cũng cuối năm nay mới hoạt động.

Bên cạnh đó, ông Vũ Văn Trứ nhận xét, măng nguyên liệu của Việt Nam còn manh mún, chưa hình thành các vùng tập trung lớn để cung cấp nguyên liệu ổn định cho chế biến; các giống măng bản địa năng suất thấp, chất lượng chưa cao; các giống nhập nội đang trong quá trình trồng thử nghiệm. Tình trạng này bắt nguồn từ nguyên nhân cả nước thiếu một quy hoạch tổng thể cho ngành măng, các địa phương chưa có quy hoạch chi tiết. Do vậy, giá trị kim ngạch xuất khẩu măng đạt thấp, chỉ là 1 triệu USD vào năm 2005. Con số 350 triệu USD, tức 1/3 giá trị kim ngạch xuất khẩu của chương trình 1 tỷ USD năm 2010, xem ra còn khá xa vời.

Do vậy, cùng với việc mở rộng diện tích măng lên 520.000ha (năm 2005) và 550.000ha (2010), các nhà máy chế biến măng đang được tích cực hoàn thành trước khi đưa vào hoạt động. Dự kiến, tổng công suất chế biến măng của Việt Nam sẽ đạt 20.000 tấn sản phẩm/năm. 

  • H.Y
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam 79,33 tỷ yen (31/03/2003)
Ở nhà chung cư, chất lượng chỉ là thứ yếu? (31/03/2003)
Vì sao 24 hộ ở Chợ Đồng Xuân ngừng kinh doanh? (31/03/2003)
Người nước ngoài chưa được nắm giữ 30% cổ phiếu niêm yết (31/03/2003)
Manulife Việt Nam bắt đầu có lãi (31/03/2003)
Mới ưu đãi trên giấy cho kinh tế trang trại (31/03/2003)
Xuất khẩu gạo có dấu hiệu ngưng trệ (31/03/2003)
Siết chặt kiểm dịch hàng thuỷ sản XNK (31/03/2003)
Vietnam Airlines mất 15% khách (31/03/2003)
''DN nhà nước chỉ đầu tư vào lĩnh vực dân chưa làm được'' (31/03/2003)
VSAT thoát hiểm (30/03/2003)
DN bia, rượu bị ''sốc'' vì tăng thuế (30/03/2003)
Chưa tăng thuế nhập khẩu ô tô từ 1/4 (30/03/2003)
VIGLACERA: '' VFG đã thông tin sai để khống chế thị trường kính Việt Nam'' (29/03/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang