Người Trung Quốc không còn dễ tính với trái cây Việt Nam
07:44' 02/04/2003 (GMT+7)
 

"Gần một năm trước, bình quân mỗi tuần vựa tôi xuất khẩu 10-15 xe tải trái cây các loại đi Trung Quốc, nhưng nay giảm xuống chỉ còn 5-7 xe/tuần" - chị Phương, một chủ vựa trái cây lớn tại Cái Bè, Tiền Giang than thở. Còn theo con số chính thức của Hiệp hội Trái cây Việt Nam (Vinafruit), hiện lượng trái cây Việt Nam xuất sang Trung Quốc chỉ bằng khoảng 60% so với trước.

Quan niệm sai lầm

Thị trường Trung Quốc chiếm phân nửa kim ngạch xuất khẩu trái cây, và chiếm khoảng 80% trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam. Lâu nay, hầu hết thương nhân Việt Nam có chung quan niệm rằng, Trung Quốc là thị trường dễ tính, chất lượng thế nào họ cũng mua, và buôn bán kiểu gì cũng xong.

Nhưng trên thực tế, nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc đã và đang thay đổi rất nhanh, nhất là tại khu vực thành thị. Họ không còn mua những sản phẩm giá rẻ, chất lượng kém, thiếu vệ sinh... mà chuyển nhanh sang các sản phẩm chất lượng cao, và sạch. Trong khi đó, các thương nhân Việt Nam hoàn toàn chưa bắt kịp sự thay đổi này khi không có sự chuẩn bị.

Cách làm sai lầm

Đến nay, thương nhân Việt Nam vẫn dừng ở phương thức buôn bán tiểu ngạch với từng chuyến hàng nhỏ lẻ, thanh toán không qua ngân hàng, buôn bán qua nhiều tầng nấc trung gian, và không ký kết hợp đồng. Người xuất khẩu Việt Nam không biết bạn hàng Trung Quốc là ai, ai là người mua, ai là người tiêu dùng. Giá cả lên hay xuống hoàn toàn do phía Trung Quốc quyết, thương nhân Việt Nam phải chấp nhận mà không biết lý do. Họ thường xuyên bị ép giá, phải bán rẻ và thường xuyên bị "xù nợ".

Nguy hiểm hơn, do không nắm được nhu cầu của khách hàng, xu hướng thị trường, nên thương nhân Việt Nam luôn ở thế bị động, xuất chuyến nào mừng chuyến ấy. Đó là chưa kể hiện tượng mạnh ai nấy xuất, thậm chí còn gây khó dễ cho nhau, cạnh tranh không lành mạnh... tự tạo ra môi trường vô tổ chức và đầy rủi ro.

Những người xuất khẩu thừa nhận, việc xuất bằng đường tiểu ngạch ngày càng khó khăn. Chỉ cần một ách tắc nhỏ đã có thể gây ra hậu quả nặng nề cho cả nông dân và nhà kinh doanh. Vụ dưa hấu thối ở cửa khẩu Tân Thanh năm ngoái là một ví dụ. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn chưa có chủ trương, chính sách, cơ chế cải thiện tình hình xuất khẩu qua biên giới.

Và giải pháp cho tương lai?

Vinafruit khẳng định, trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam. Do vậy, việc đầu tiên phải làm là các nhà xuất khẩu sang thị trường này liên kết với nhau tạo sức mạnh chung. Trên thực tế, đã có một số người tự nguyện hợp tác xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc.

Sắp tới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ tổ chức hội nghị, nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa các tỉnh biên giới với các nhà xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc. Song, theo các chuyên gia, giải pháp lâu dài là phải khắc phục được những yếu kém của trái cây Việt Nam, cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường, giá cả, nhu cầu khách hàng và đẩy mạnh công tác tiếp thị...

(Theo Tuổi Trẻ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
SJC ''giật giải'' xây dựng và quảng bá thương hiệu tốt nhất (01/04/2003)
Nhập nguyên vật liệu làm hàng xuất khẩu được nợ thuế 9 tháng (01/04/2003)
Bơm kim tiêm an toàn Việt Nam lần đầu tiên sang Mỹ (01/04/2003)
Có thể hạ thấp khung thuế suất TTĐB đối với xe máy (01/04/2003)
Hôm nay, giá gas giảm bình quân 500 đồng/kg (01/04/2003)
Đến làng lụa Vạn Phúc mua lụa Trung Quốc (01/04/2003)
Cảng biển Việt Nam tù túng trong cái áo của cơ chế (01/04/2003)
Xác định kinh tế trang trại dựa trên giá trị hàng hóa (01/04/2003)
Xuất khẩu ''hàng giả'', thu lãi thật (01/04/2003)
Hướng dẫn tăng, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần (01/04/2003)
42.000ha hoa màu, cây công nghiệp chết khát (01/04/2003)
Mekong - dòng sông còn đang ngủ (01/04/2003)
Cấp mã số cho DN trong 3 ngày (01/04/2003)
Măng - cung không đủ cầu (01/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang