Kinh tế châu Á trước bệnh dịch SARS 
07:51' 10/04/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hàng nghìn người nhiễm bệnh, gần 100 trường hợp tử vong chủ yếu tại châu Á, với đà lây lan chưa được chặn đứng, bệnh dịch SARS đang tác động nghiêm trọng đến các nền kinh tế châu Á. Trong những ngày gần đây, giới phân tích đã bắt đầu hạ thấp một cách đáng kể dự báo về triển vọng tăng trưởng ở khu vực này.

Đeo khẩu trang phòng virus tại sân bay Kuala Lumpur.

"Thật không may, ảnh hưởng của SARS tập trung ở nơi đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới", Stephen Roach - chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Morgan Stanley nói. Ngành hàng không chưa thoát khỏi cơn sốc sau vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ, nay lại tiếp tục đối mặt với bệnh dịch. Hầu hết các hãng hàng không buộc phải huỷ bỏ nhiều chuyến bay tới châu Á.

Theo số liệu thống kê của Business Travel Corp, có tới 58% trong số 144 công ty lớn ở Mỹ cấm nhân viên đi du lịch châu Á. 50% cửa hàng bán lẻ và nhà hàng ở Hongkong ngừng hoạt động. Hàng loạt hội thảo ở địa điểm xuất hiện dịch SARS bị huỷ bỏ.

Morgan Stanley đã đưa ra con số dự báo về tốc độ tăng trưởng của toàn cầu 2003 là 2,4% (giảm 0,1% so với ban đầu). Stephen Roach cho rằng, SARS gây thiệt hại 30 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới. 

Theo các chuyên gia thuộc Tập đoàn Ngân hàng Pháp có trụ sở tại Singapore, tác hại của dịch bệnh SARS sẽ nặng nề hơn nhiều so với ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Iraq. Tập đoàn đã hạ thấp từ 0,4% cho đến 1,5% các dự báo về tăng trưởng của nhiều quốc gia châu Á trong năm 2003. Tỷ lệ tăng trưởng của Singapore có thể bị giảm tới 1,5% . 

Morgan Stanley khẳng định, tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực châu Á, không kể Nhật Bản 2003 sẽ chỉ là 4,5% thay vì 5,1% như dự báo lúc trước khi bệnh dịch bùng nổ. Tỷ lệ 4,5% đó, tuy nhiên, sẽ căn cứ vào một kịch bản lạc quan nhất, tức là dịch SARS chỉ tồn tại trong một quý. Nếu dịch bệnh kéo dài 2 quý thì tác hại đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) châu Á sẽ được nâng lên gấp đôi. 

Đánh giá của Tập đoàn Ngân hàng Pháp ghi rõ, do dịch SARS, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Hongkong sẽ giảm 0,7%; Singapore giảm 0,5%; con số này ở Đài Loan 0,3%, Thái Lan 0,2%. 

Việc khách ngoại quốc hủy bỏ các chuyến đi đến các nơi có bệnh dịch hoành hành như Hongkong, Singapore, Trung Quốc... khiến ngành du lịch, hàng không, khách sạn và các dịch vụ có liên quan bị thất thu nặng nề. Hoạt động kinh tế tại chỗ cũng bị đình đốn do việc dân chúng tránh những nơi tụ tập đông người như hàng quán, siêu thị... 

Tại Hongkong, doanh thu một số công ty du lịch tại chỗ giảm tới 90% trong tháng 3, trong lúc ngành bán lẻ bị thất thu 50%. Chính phủ Singapore thừa nhận, số du khách đến thăm nước này trong tháng 3 đã sụt gần 15% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Có đến 98% hợp đồng tại chỗ cho tháng 4 bị hủy bỏ ở Thái Lan...

Tập đoàn kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của Mỹ ngày 3/4 đã báo động là dịch bệnh SARS có thể khiến họ bị mất nguồn cung cấp hàng hóa từ Trung Quốc. Còn cổ phần của hãng may mặc nổi tiếng lớn nhất tại Đức thì đã rớt giá đáng kể sau khi xưởng sản xuất của họ tại Hongkong bị đóng cửa. Kế hoạch quảng cáo sản phẩm điện tử ở Singapore hầu như không thực hiện được, các đơn đặt hàng theo đó cũng sụt giảm mạnh. Hãng Motorla buộc phải đưa một số nhân viên của mình về Mỹ sau khi trong hãng có một người bị nhiễm SARS.

  • Diệu Thuý  (tổng hợp)
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
7 điều kiện để NH cổ phần niêm yết cổ phiếu (09/04/2003)
Giá thép sẽ không giảm cho tới tháng 6 (09/04/2003)
Bộ KH-ĐT ra một quyết định "đá" nhiều luật (09/04/2003)
Sẽ căn cứ vào vốn đăng ký để tính thuế môn bài (09/04/2003)
Hướng dẫn quyết toán thuế nhập khẩu xe máy năm 2002 (09/04/2003)
Xuất khẩu gạo cũng bị "cấm chợ" (09/04/2003)
10/4 - phiên đấu giá quyền sử dụng đất đầu tiên (09/04/2003)
EXPO 2003 tràn ngập hàng Trung Quốc và Hàn Quốc (09/04/2003)
Container ứ đọng ở cảng Hải Phòng (09/04/2003)
DN vay Chính phủ trên 700 tỷ đồng mua đường tạm trữ (09/04/2003)
Hôm nay, đàm phán hiệp định dệt may Việt - Mỹ vòng 2 (09/04/2003)
Hàng điện tử, máy tính ''khổ'' vì thuế (09/04/2003)
1 triệu ha đất sẽ về tay người biết sử dụng hơn (09/04/2003)
Năm 2004 - Năm Du lịch Điện Biên (08/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang