Hàng vạn công nhân lắp ráp xe máy mất việc
16:15' 16/04/2003 (GMT+7)
Lắp ráp xe máy tại Công ty Hoa Lâm.

Gần năm chục DN sản xuất, lắp ráp xe máy Việt Nam vẫn nằm im từ đầu năm; hàng nghìn tỷ đồng đầu tư mua sắm máy móc, vật tư phải đắp chiếu chờ... cơ chế. Hàng chục nghìn công nhân mất việc làm, hơn 300 DN vệ tinh phục vụ cho ngành công nghiệp xe máy phải đóng cửa. 

Tại Nhà máy sản xuất lắp ráp xe máy Hưng Yên (Công ty TNHH T&T), chỉ lác đác vài công nhân lau chùi máy móc ở nhà xưởng. Giám đốc Nguyễn Đức Hùng ngán ngẩm: ''Chỉ còn khoảng 20 người đang làm công việc lặt vặt. Công ty chỉ đủ trả lương cho một bộ phận nhỏ có tay nghề cao để giữ người, còn lại nghỉ không lương''. Cũng theo ông Hùng, vốn đầu tư và vốn lưu động là 260 tỷ đồng, thì Công ty đã trả lãi ngân hàng mất 2 tỷ đồng/tháng.

Công ty Vinagimex ở Bắc Ninh cũng chung số phận. Giám đốc Đỗ Văn Bình cho biết, từ trên 1.000 công nhân, nay nhà máy chỉ duy trì việc làm cho khoảng 200 người. Một số công nhân được trợ cấp hàng tháng với khoản tiền nhỏ, còn lại nghỉ không lương. Với trên 90 tỷ đồng đầu tư thiết bị máy móc, cùng khoản vốn lưu động tương đương, Vinagimex hàng tháng trả lãi ngân hàng mất đứt 1,2 tỷ đồng.

Khá hơn cả là Công ty Lisohaka, hiện còn duy trì được 1.300 công nhân có việc làm. Tổng Giám đốc Vũ Mạnh Hà than vãn: ''Đã phải cho 1.800 công nhân nghỉ không lương''. Ông Hà còn cho biết, khoảng 50.000 lao động trong các DN vệ tinh của Lisohaka cũng mất việc do công ty thu hẹp sản xuất.

Vì sao nên nỗi?

Các DN xe máy trong nước đang thiệt đơn, thiệt kép do chính sách điều hành sản xuất, kinh doanh xe máy thiếu thống nhất, không bình đẳng. Chẳng hạn như năm 2002, trong khi các DN xe máy liên doanh được nhập khẩu linh kiện và sản xuất từ đầu năm thì đến tận tháng 10, các DN trong nước mới được nhập khẩu linh kiện và sản xuất. Nhưng việc này cũng chỉ thực hiện được có 3 tháng. Từ tháng 1/2003 đến nay họ vẫn ''án binh bất động'' chờ đoàn kiểm tra liên ngành đến kiểm tra lại lần thứ 5 kể từ năm 1999 đến nay.

Ngày 8/4, Bộ Công nghiệp có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về đợt kiểm tra lần thứ năm này, nhưng không biết khi nào thì Chính phủ mới có ''lệnh'' cho các DN tiếp tục được hoạt động.

Theo báo cáo của Bộ Công nghiệp, hiện còn khoảng 400.000 xe do các DN nhập khẩu động cơ dưới dạng linh kiện rời kết hợp với mua phụ tùng của các DN trong nước để lắp ráp không tiêu thụ được do không được đăng kiểm. Và số lượng xe tồn trong hạn ngạch do Bộ Thương mại cấp năm 2002 lên tới 358.253 xe, trị giá hơn 160 triệu USD. Với lãi suất vay ngân hàng 0,9%/tháng, bình quân mỗi tháng các DN Việt Nam phải chịu hơn 22,3 tỷ đồng tiền lãi.

(Theo Lao Động)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Làm gì để giải tỏa hàng ách tại cảng Hải Phòng? (16/04/2003)
Đăk Lăk có thêm một nhà máy chế biến bông (16/04/2003)
Thêm một DN du lịch 100% vốn nước ngoài (16/04/2003)
''Nhiều DN Việt Nam không biết bám thị trường'' (16/04/2003)
TP.HCM thành lập Trung tâm khai thác quỹ đất phục vụ đầu tư (16/04/2003)
Xây nhà ở nông thôn cũng cần giấy phép? (16/04/2003)
Nam Phi - thị trường triển vọng cho dệt may Việt Nam (16/04/2003)
''Phải có mạng lưới sản xuất giống'' (15/04/2003)
Giảm yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu và nội địa hóa (15/04/2003)
Hết vòng hai, Hiệp định Dệt may chưa ngã ngũ (15/04/2003)
Nhật viện trợ không hoàn lại 2 triệu USD cho Việt Nam (15/04/2003)
Khẩu trang chống SARS phải đóng thuế 75%? (15/04/2003)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế châu Á giảm mạnh do SARS (15/04/2003)
Tài sản nào sẽ tăng lệ phí trước bạ? (15/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang