5 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản
17:21' 16/04/2003 (GMT+7)
Nuôi tôm tại Đà Nẵng.

(VietNamNet) - Trước những rủi ro tiềm ẩn về xuất khẩu thuỷ sản, Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc vừa chủ trì cuộc họp bàn về tình hình xuất khẩu thuỷ sản quý I và các giải pháp thực hiện mục tiêu 2,3 tỷ USD của năm. Theo đó, ngành thuỷ sản cần thực hiện tốt 5 giải pháp để tăng tốc xuất khẩu trong những quý tới.

Thứ nhất, cần có dự báo và chỉ đạo sớm, kịp thời, hiệu quả. Sự biến động của kinh tế thế giới đang tác động trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch, tăng giá nhiên liệu, cước vận chuyển, giảm cầu... Điều này có thể ảnh hưởng và tác động xấu đến thị trường xuất khẩu thuỷ sản. Bộ trưởng yêu cầu đơn vị chức năng cần theo sát các diễn biến trên để lường trước khó khăn, kịp thời đưa ra kiến nghị, giải pháp.

Thứ hai, nhanh chóng tìm các thị trường mới, thị trường thay thế. Cơ cấu thị trường trong quý I, xét về giá trị xuất khẩu, dẫn đầu vẫn là Mỹ. Điều đó cho thấy tiềm năng của thị trường này, song, dễ dẫn tới rủi ro khi quá phụ thuộc vào một thị trường. Do vậy, cần tăng cường công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường hiện có, tìm kiếm và phát triển thị trường mới. Tiếp tục có giải pháp để tăng mạnh trở lại và ổn định xuất khẩu vào Trung Quốc, Hongkong.

Thứ ba, hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của hoạt động bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản, đảm bảo nguyên liệu sạch cho xuất khẩu. Ngành thuỷ sản cần tích cực áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến của thế giới trong NTTS và chế biến, như GMP, GAP, HACCP... ; thực hiện việc kiểm soát chất lượng theo hệ thống; hướng dẫn ngư dân và tìm biện pháp xử lý kiên quyết đối với người sản xuất, nậu vựa vi phạm. Trong việc này, cần hết sức coi trọng vai trò của chính quyền cấp cơ sở, các tổ chức hội, hiệp hội địa phương.

Thứ tư, giải quyết vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa. Hiện nay, vụ kiện này đang ở giai đoạn cuối và còn diễn biến phức tạp. Các vụ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) chủ động bám sát, giải quyết vụ kiện. Bên cạnh đó, chú ý theo dõi thông tin về vụ kiện một số nước bán phá giá tôm tại thị trường Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Thứ năm, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ DN đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Thời gian tới, cần tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, giảm chi phí không cần thiết để giúp DN hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Ngoài ra, Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc cũng yêu cầu các cục, vụ và hiệp hội chuẩn bị cho cuộc gặp thường niên giữa Bộ Thuỷ sản và các DN trong tháng 6 tới. Đồng thời, thông báo kịp thời diễn biễn tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành, từ khai thác, nuôi trồng (cung cấp giống, thu hoạch, dịch bệnh... ), đến chế biến, xuất khẩu và các hoạt động khác.

  • Hà Yên
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Kem Wall sẽ do Kinh Đô sản xuất (16/04/2003)
Hàng vạn công nhân lắp ráp xe máy mất việc (16/04/2003)
Làm gì để giải tỏa hàng ách tại cảng Hải Phòng? (16/04/2003)
Đăk Lăk có thêm một nhà máy chế biến bông (16/04/2003)
Thêm một DN du lịch 100% vốn nước ngoài (16/04/2003)
''Nhiều DN Việt Nam không biết bám thị trường'' (16/04/2003)
TP.HCM thành lập Trung tâm khai thác quỹ đất phục vụ đầu tư (16/04/2003)
Xây nhà ở nông thôn cũng cần giấy phép? (16/04/2003)
Nam Phi - thị trường triển vọng cho dệt may Việt Nam (16/04/2003)
''Phải có mạng lưới sản xuất giống'' (15/04/2003)
Giảm yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu và nội địa hóa (15/04/2003)
Hết vòng hai, Hiệp định Dệt may chưa ngã ngũ (15/04/2003)
Nhật viện trợ không hoàn lại 2 triệu USD cho Việt Nam (15/04/2003)
Khẩu trang chống SARS phải đóng thuế 75%? (15/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang