Kiến nghị phân bổ hạn ngạch tiêu thụ cho DN mía đường
08:59' 25/04/2003 (GMT+7)
Các vùng trồng mía không được quy hoạch hợp lý

Bộ NN & PTNN kiến nghị, từ niên vụ 2003 - 2004, Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ NN-PTNN cùng các ngành Trung ương phân bổ chỉ tiêu hạn ngạch tiêu thụ đường hàng tháng cho các công ty, nhà máy để chấm dứt tình trạng tranh mua, tranh bán.

Ngoài ra, Bộ khuyến cáo nông dân ngoài vùng quy hoạch chuyển diện tích trồng mía sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế để giảm sức ép về mía nguyên liệu cho các nhà máy.

Một biện pháp lâu dài cũng được nêu ra, đó là đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp (DN) chế biến mía đường. Tranh thủ từ nay đến năm 2005, các công ty, nhà máy đường phải phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, sản xuất - kinh doanh có hiệu quả ổn định, lành mạnh hoá tài chính để chuyển sang hình thức cổ phần hoá DN, tham gia cạnh tranh sản phẩm trong khi hội nhập AFTA và các tổ chức thương mại khác.

Nhiều năm nay, các nhà máy mía đường luôn ở vào thế "lên voi xuống chó", nghĩa là lúc thì hoạt động hết công suất, lúc thì bị đe doạ đóng cửa do không có nguyên liệu. Thực tế này khiến ngành mía đường luôn "thấp thỏm".

Các Công ty, nhà máy ngừng sản xuất phần lớn là do không có nguyên liệu. Một số nữa là tồn kho còn quá nhiều, nợ cao, vốn hoạt động thiếu, ngân hàng không cho vay. Thế nhưng, theo Cục chế biến nông lâm sản và Ngành nghề Nông thôn (CBNLS & NNNT) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) - hiện có tới 20/44 công ty, nhà máy đường có sản lượng tăng cao hơn cùng kỳ. Sản lượng chung cũng đang trên đà "năm sau cao hơn năm trước". Nguyên nhân tăng sản lượng, theo Cục CBNLS & NNNT, là do diện tích vùng nguyên liệu tăng nhanh, năng suất mía tăng.

Cũng theo Cục này, những khó khăn, tồn tại về nguyên liệu, thị trường chủ yếu do việc quy hoạch các nhà máy và vùng nguyên liệu so le, không chuẩn xác. Có những nhà máy được xây dựng quá gần nhau, hoặc được thiết kế với công suất quá lớn so với khả năng phát triển vùng nguyên liệu. Mặt khác, việc quy hoạch vùng nguyên không chặt chẽ dẫn tới tình trạng phân tán, tranh chấp giữa các nhà máy. Ngoài ra, còn phải kể đến một số yếu kém, tồn tại khác như vùng nguyên liệu quá xa nhà máy, chi phí vận chuyển cao; việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng... Trong niên vụ 2002 - 2003, nhu cầu vốn cho trồng mới và chăm sóc mía lưu gốc 808 tỷ đồng song thực tế nông dân chỉ vay được 400 tỷ. Đã có không ít nông dân trồng mía không trả nổi nợ đầu tư cho nhà máy.

(Theo NTNN)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Quan hệ thương mại Việt Nam - Iraq thời hậu chiến sẽ khác về chất" (24/04/2003)
Sản xuất của nhiều ngành công nghiệp tăng mạnh (24/04/2003)
Da giày ''xuất'' nhanh nhưng không chắc (24/04/2003)
Nhiều DN nhà nước thờ ơ với thương hiệu (24/04/2003)
Xuất 610 tấn gạo thơm đi Mỹ và Hongkong (24/04/2003)
Sắp có dịch vụ gọi điện thoại qua Internet (24/04/2003)
Giá mật ong giảm mạnh (24/04/2003)
DN "nghẹn hàng" ở cảng Hải Phòng đã "dễ thở" hơn (24/04/2003)
Linh kiện xe máy nhập vượt công suất chịu thuế 60% (24/04/2003)
Doanh nghiệp vẫn nhức đầu về chuyện đất đai (24/04/2003)
Cuộc đua mới trên thị trường ôtô (24/04/2003)
Việt Nam cần có mô hình khu công nghiệp mới (23/04/2003)
Nguy cơ chiến tranh và dịch bệnh giữ giá vàng (23/04/2003)
Đóng cửa 5 cửa hàng Masan Mart cuối cùng (23/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang