Dệt may qua thị trường Lào để đi xa hơn
18:24' 25/04/2003 (GMT+7)
Hàng may mặc Việt Nam đang thâm nhập nhiều thị trường mới.
Hiện nay các công ty dệt may Việt Nam đang đối mặt với khó khăn thiếu hạn ngạch xuất khẩu. Để giải quyết vấn đề này đã có một số công ty dệt may Việt Nam liên doanh với các công ty Lào để mở rộng thị trường vì có thể tranh thủ hạn ngạch của bạn trong khi chi phí về việc nhập khẩu vải phụ liệu vào Lào cũng xấp xỉ khi nhập vào Việt Nam nhưng giá nhân công lại rẻ hơn.

Bài toán hạn ngạch

Hiện nay, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn thiếu hạn ngạch xuất hàng dù rằng mới đây EU đã tăng thêm số lượng hạn ngạch của hàng may mặc Việt Nam vào EU. Tình hình thực tế cuối năm 2002 cho thấy, có nhiều DN có hợp đồng xuất hàng đi EU, có hàng hoá chuẩn bị sẵn nhưng không xuất hàng được do không có hạn ngạch, và đã nảy sinh hiện tượng cò hạn ngạch làm trung gian mua bán hạn ngạch giữa các doanh nghiệp. Mỹ cũng vừa tuyên bố sẽ áp dụng hạn ngạch dệt may với Việt Nam, theo đó mỗi năm hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường này tối đa là 1,7 tỷ USD.

Hướng sang thị trường Lào

Theo ông Sahouane Sawang, Tuỳ viên kinh tế thương mại Lào, hiện có rất ít công ty dệt may nước ngoài đầu tư vào Lào. Số DN Việt Nam đầu tư vào đây cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sắp tới, Lào sẽ tổ chức kêu gọi đầu tư của Việt Nam vào Lào và sẽ dành một số ưu đãi đặc biệt cho các công ty Việt Nam như ưu đãi về thủ tục, đất đai, lao động...

Ông Sahouane Sawang cho biết, hiện Lào không phải chịu hạn ngạch dệt may khi xuất vào EU do số lượng không đáng kể. Ngoài ra, hàng may mặc của Lào cũng nhận được một số ưu đãi về mặt thuế quan, do đó các DN Việt Nam có thể liên kết với phía Lào sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang nước thứ 3 để tận dụng ưu đãi của Lào và ưu đãi của nước nhập hàng. Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt may Việt Nam, cho biết hiện có 2 công ty đang đầu tư vào Lào, đó là công ty Scavi ở quận 2, TP.HCM và một công ty của Đức có nhà xưởng ở Hải Dương.

Thận trọng từng bước vẫn hơn

Ông Lê Quốc Ân cũng cho biết, hiện Hiệp định thương mại giữa Lào và Mỹ chưa có hiệu lực nên việc đầu tư vào Lào để xuất hàng sang Mỹ không thuận lợi hơn sản xuất ở Việt Nam. Nhưng EU xếp Lào vào 48 nước nghèo trên thế giới nên hàng may mặc vào EU không bị áp dụng hạn ngạch và về thuế thì được hưởng ưu đãi thuế quan chung (GSP). Tuy vậy, ông cũng lưu ý các DN khi đầu tư vào Lào cần chú trọng đến việc vận chuyển và nhân công; về nhân công thì nhân công Lào năng suất lao động thấp hơn Việt Nam và DN Việt Nam phải đưa lao động kỹ thuật sang Lào. Về phưong tiện vận chuyển, vì Lào không có cảng nên phải đưa hàng về Việt Nam rồi xuất đi, nên theo ông Ấn, tốt nhất nên đầu tư nhà máy sản xuất  tại biên giới Lào, gần các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị để thuận lợi trong việc vận chuyển và nếu cần có thể đưa lao động Việt Nam sang.

(Theo SGTT) 

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Việt Nam muốn hiệp định dệt may có hiệu lực từ 1/7
Đã thỏa thuận được những điều khoản chủ yếu của Hiệp định dệt may
Hôm nay (25/4), Mỹ đơn phương áp đặt hạn ngạch với dệt may VN?
Nam Phi - thị trường triển vọng cho dệt may Việt Nam
Mỗi năm, VN chỉ được xuất 1,7 tỷ USD hàng dệt may vào Mỹ
CÁC TIN KHÁC:
Mỹ rút thông báo đơn phương áp đặt hạn ngạch với dệt may VN (25/04/2003)
TP.HCM ưu tiên vốn cho 12 công trình trọng điểm (25/04/2003)
DN xe máy thờ ơ với số phận chính mình? (25/04/2003)
Công ty cổ phần Sài Gòn bị tước quyền vận tải hành khách (25/04/2003)
First Remit đến Việt Nam (25/04/2003)
Hôm nay (25/4), Mỹ đơn phương áp đặt hạn ngạch với dệt may VN? (25/04/2003)
Nhiều hãng hàng không giảm chuyến bay và giá vé (25/04/2003)
Thị trường thép vào cơn "sốt lạnh" (25/04/2003)
Cổ phần hóa DN vàng bạc đầu tiên (25/04/2003)
Kiến nghị phân bổ hạn ngạch tiêu thụ cho DN mía đường (25/04/2003)
"Quan hệ thương mại Việt Nam - Iraq thời hậu chiến sẽ khác về chất" (24/04/2003)
Sản xuất của nhiều ngành công nghiệp tăng mạnh (24/04/2003)
Da giày ''xuất'' nhanh nhưng không chắc (24/04/2003)
Nhiều DN nhà nước thờ ơ với thương hiệu (24/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang