Phản hồi của Vietnam Airlines về vấn đề VietNamNet nêu:
Nhân viên Vietnam Airlines nghiêm túc rút kinh nghiệm...
16:39' 28/04/2003 (GMT+7)

Ngay sau khi toà soạn VietNamNet đăng tải bài "Lưu học sinh Việt Nam ở Bắc Kinh kêu cứu", chúng tôi đã nhận được phản hồi từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam với bản báo cáo hôm nay (28/4) của ông Phan Mậu Tiến, trưởng Văn phòng chi nhánh (VPCN) Bắc Kinh và công văn của ông Nguyễn Xuân Hiển, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam gửi Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.  

Chúng tôi xin đăng tải tiếp những thông tin này để quý vị hình dung một cách đầy đủ hơn quanh chuyện ''về nước tránh SARS'' của lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh. Báo cáo của ông Phan Mậu Tiến có đoạn viết:

"Do tình hình bệnh SARS, lượng khách từ cuối tháng 3 đường bay Bắc Kinh-Hà Nội giảm mạnh. Tuy vậy, để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, Viêt Nam vẫn duy trì 3 chuyến/tuần, không chủ trương ngưng đường bay mà chỉ cắt những chuyến bay thực sự quá ít khách. Số lượng khách vận chuyển cụ thể của các chuyến bay trong ba tuần đầu tháng 4 như sau:

Do tình hình đặt chỗ của ngày 22/4 rất thấp, từ Hà Nội sang chỉ có 33 khách trong đó có một đoàn 16 khách nhóm chưa mua vé, từ Bắc Kinh về có 7 khách, VPCN đã báo cáo với các Ban chuyên môn của Tổng công ty và thực hiện cắt chuyến bay và chuyển khách sang chuyến bay gần nhất theo quy định.

Tuy vậy, diễn biến của tình hình bệnh dịch tại Bắc Kinh từ ngày 21/3 rất phức tạp, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu công khai công bố số người nhiễm bệnh mỗi ngày một lớn khiến dân chúng lo lắng. Đặc biệt là ngày 23/4, Chính phủ Trung Quốc đột ngột tuyên bố cho các trường nghỉ học khiến học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh hoang mang và tìm cách mua vé về nước. Do các hãng hàng không Trung Quốc cũng cắt giảm chuyến bay nên từ các ngày 23 đến 27/4, hàng ngày có hàng chục, thậm chí hàng trăm học sinh tập trung tại VPCN để mua vé. Trong năm ngày, Văn phòng chi nhánh đã bán cho 250 học sinh, đặc biệt là ngày 24 và 25, mỗi ngày gần 70 vé. Các học sinh đến VPCN mua vé theo thứ tự ai đến trước mua trước, chuyến nào còn chỗ thì bán chuyến đó. Tình hình các chuyến bay từ ngày 25 và 29/4 đều đã đầy chỗ. Ngày hôm qua, một số trường Đại học tiếp tục thông báo cho học sinh nghỉ, do vậy các học sinh đang tiếp tục mua vé để về nước vào các chuyến bay tới, chuyến ngày 2/5 đang bán được cho 80 học sinh và còn rất nhiều học sinh đang tiếp tục đặt chỗ và mua vé.

Ngày

1/4

4/4

6/4

8/4

11/4

13/4

15/4

18/4

20/4

Số khách

26

29

34

21

32

60

55

48

38

Tỷ lệ sử dụng ghế

17%

19%

22%

14%

21%

40%

36%

48%

25%

Sau khi nhận được thư của Nguyễn Lệ Chi, VPCN đã liên lạc với Nguyễn Lệ Chi và tiến hành điều tra các thông tin trong thư. Nguyễn Lệ Chi là học sinh đang học tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. VPCN cũng đã liên lạc với Hội trưởng Hội Lưu học sinh tại Bắc Kinh. Thư của Nguyễn Lệ Chi hoàn toàn là phản ánh ý kiến cá nhân, không đại diện cho ý kiến của Hội Lưu học sinh tại Bắc Kinh. Các nội dung trong thư phản ánh về thái độ phục vụ của nhân viên địa phương của VPCN mang nhiều cảm tính cá nhân trước những khó khăn khi phải chờ đợi, khi chuyến bay đã bị hết chỗ. Việc xuất vé cho học sinh phải qua nhiều công đoạn, phải photocopy hộ chiếu, thẻ học sinh, đặt chỗ, xuất vé, thu tiền. Nhân viên của VPCN trong mấy ngày qua làm việc vất vả, vừa đối phó với dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho mình vừa phục vụ bán vé cho khách. Các trường đại học tại Bắc Kinh là những điểm nóng của bệnh SARS. Một nhân viên của Văn phòng vì bán vé cho một học sinh nghi bị nhiễm bệnh SARS buộc phải ở nhà theo dõi không được đi làm. Các nhân viên khác tập trung phục vụ bán vé cho khách, đặc biệt là cho học sinh và thực hiện các công việc khác của Văn phòng. Khách học sinh đến mỗi lúc một đông người, nhiều yêu cầu, nhưng nhân viên vẫn xử lý theo đúng các quy định của Tổng công ty. Nhưng ưu tiên nêu trong thư về việc phải trả tiền để hoàn lại vé, học sinh phải có thẻ học sinh mới được hưởng giá áp dụng cho học sinh là đúng quy định của Tổng công ty. Tuy vậy, trước sự việc xảy ra, để làm tốt hơn nữa công tác phục vụ hành khách, VPCN đã nghiêm túc tổ chức rút kinh nghiệm với các cán bộ và nhân viên VPCN.

VPCN Bắc Kinh luôn có mối quan hệ chặt chẽ với Đại sứ quán và Hội Lưu học sinh tại Bắc Kinh. Sau khi sự việc xảy ra, VPCN cũng đã trao đổi với đồng chí Đại sứ, đồng chí phụ trách lưu học sinh của Đại sứ quán và Hội trưởng Hội Lưu học sinh tại Bắc Kinh để nắm thông tin về nhu cầu đi lại của học sinh trong tuần tới, yêu cầu Hội Lưu học sinh thông báo tới toàn thể số học sinh có nhu cầu về nước đăng ký mua vé và tăng cường hơn việc trao đổi thông tin với VPCN, giữ gìn uy tín của Hàng không Việt Nam.

Về biện pháp giúp đỡ lưu học sinh Việt Nam trước bệnh SARS của Đại sứ quán, các Đại sứ ASEAN tại Trung Quốc đã gửi thư chung cho Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc đề nghị: Các trường tổ chức thông báo chính thức tình hình bệnh dịch, chủ trương của trường về các biện pháp và thiết bị phòng chống; làm rõ chủ trương của trường về việc tiếp tục khóa học như thế nào và việc lưu học sinh được nghỉ học cho tới khi tình hình ổn định mà không ảnh hưởng đến quá trình học tập, học bổng, học phí, tiền thuê ký túc xá... Ngoài ra, Đại sứ quán còn thường xuyên liên hệ với trường có lưu học sinh đang học tập để nắm thông tin kịp thời và phối hợp giải quyết khi có trường hợp bị nhiễm SARS".

Trong công văn ngày 28/4 gửi Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, ông Nguyễn Xuân Hiển, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã thông báo: "Cho đến nay, các chuyến bay thường lệ của Hàng không Việt Nam vẫn hoạt động bình thường". Tính đến ngày 28/4,  chuyến bay ngày 2/5 đã có 80 học sinh sinh viên Việt Nam mua vé trên tổng số ghế cung ứng 150 ghế.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Xuân Hiển đã đưa ra một số đề xuất như tạo điều kiện để những người cần về nước bay qua một điểm trung chuyển thuận lợi nhất là Bangkok; nếu thực sự có nhu cầu và được Đại sứ quán Việt Nam đứng ra tổ chức, Hàng không Việt Nam sẵn sàng tăng thêm chuyến bay để phục vụ.

  • VietNamNet
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nga áp thuế nhập khẩu đặc biệt với gạo Việt Nam (28/04/2003)
Thái Bình sẽ có những cánh đồng "50 triệu" (28/04/2003)
Cán bộ UBCKNN vẫn không được mua bán cổ phiếu (28/04/2003)
Sản lượng cà phê Đăk Lăk giảm mạnh (28/04/2003)
Cần mạnh tay với bên phá HĐ bao tiêu nông sản (28/04/2003)
Kinh doanh hàng miễn thuế phải nối mạng với hải quan (28/04/2003)
Giá nhiều mặt hàng đứng ở mức cao (28/04/2003)
4 tháng, TP.HCM thu 2,4 tỷ USD từ xuất khẩu (28/04/2003)
Ký kết Hiệp định dệt may Việt - Mỹ (28/04/2003)
“Cuộc đấu” tôm thẻ chân trắng - tôm sú (28/04/2003)
Khi Việt Nam mua lại thương hiệu nước ngoài (27/04/2003)
Nông nghiệp cần trên 3 tỷ USD vốn ODA (26/04/2003)
Bắt đầu xây Nhà máy thép Phú Mỹ (26/04/2003)
ING Bank rút khỏi Việt Nam vì SARS (26/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang