Khi DN dẫn nhau đến toà
08:10' 09/06/2003 (GMT+7)
Cùng nhau ra toà khi không giải quyết được mâu thuẫn

Ông P. là phó giám đốc công ty K. ở TP.HCM, góp 20% vốn ban đầu; ông T. là giám đốc góp 80% vốn còn lại. Sau đó, ông P. góp thêm vốn vào công ty, với tỷ lệ lên khoảng 30%. Sau một thời gian hoạt động, ông P. không được cung cấp thông tin về hoạt động của công ty, cũng không được chia lãi theo góp vốn. Cùng lúc đó, ông T. ra quyết định cho ông P. thôi việc. Thế là hai bên cùng ra toà.

Theo nhận định của một thẩm phán Tòa kinh tế Tòa án Nhân dân TP.HCM, các tranh chấp nội bộ phổ biến là các tranh chấp có liên quan đến phần góp vốn của người nước ngoài, nhưng người đứng tên hợp pháp là người Việt Nam. Các trường hợp này, thường là sau một thời gian hoạt động, quan hệ giữa các thành viên không còn tốt đẹp, nên buộc phải dẫn nhau ra tòa. Và những vụ như thế thường bị tòa kinh tế bác đơn và chuyển sang tòa dân sự.

Gần đây còn xuất hiện nhiều trường hợp tranh chấp giữa một bên là doanh nghiệp (DN) và một bên là DN "ma". Những tranh chấp như thế này tòa án cũng không giải quyết - buộc phải đình chỉ vụ án và chờ nguyên đơn cung cấp địa chỉ của bị đơn.

Đối tác cũng kiện nhau

Nhưng dạng tranh chấp thường phát sinh nhất giữa các DN hiện nay là tranh chấp các hợp đồng kinh tế-thương mại.

Ông A. giám đốc một DN nhà nước ở tỉnh Bến Tre, đang ôm hận với số tiền ''khó đòi'' trên một triệu USD. Sự việc bắt đầu từ quan hệ làm ăn giữa ông A. và ông B., giám đốc một công ty TNHH ở Tân Bình, TP.HCM. Qua giới thiệu của ông B., ông A. đã ký được hợp đồng gia công hàng may mặc cho một công ty Hàn Quốc với hình thức: công ty ông A. nhận nguyên liệu từ công ty Hàn Quốc, khi gia công xong, công ty Hàn Quốc sẽ thanh toán tiền cho công ty ông A. thông qua công ty của ông B.

Nhưng chờ mãi hơn sáu tháng, không thấy công ty ông B. giao tiền cũng như bàn về những hợp đồng tiếp, ông A. quyết định đòi số tiền từ công ty của ông B. Nhưng ông A. đã ''tá hỏa'' khi được ông B. báo là công ty của ông chưa nhận được số tiền từ công ty Hàn Quốc nọ. Ông A. đã khởi kiện công ty Hàn Quốc ra Tòa Kinh tế Tòa án tỉnh Bến Tre.

Vụ án của ông A. đã chuyển từ Tòa kinh tế sang Tòa dân sự vì quá thời hiệu khởi kiện. Hơn ba năm nay, ông A. chạy đôn, chạy đáo để gõ cửa rất nhiều cơ quan chức năng nhờ giải quyết nhưng đến giờ vẫn chưa đi đến đâu.

Công sức, thời gian, tiền của và... danh dự

Ông C., chủ một DN ở Bạc Liêu cho rằng, DN theo kiện ở tòa kinh tế, dân sự đã là tai họa; còn nếu theo kiện ở tòa hành chính thì phải gọi là đại họa. Sau hơn 6 năm theo kiện, DN của ông C. đã thắng kiện một cơ quan công quyền ở tỉnh Cà Mau, vì cơ quan này đã ra quyết định xử phạt lô hàng của DN ông sai luật. Dù thắng kiện nhưng số tiền mà ông C. thu về khi thắng kiện đã không thấm vào đâu so với số tiền mà ông đã bỏ ra để theo đuổi vụ án trong 6 năm trời.

(Theo TBKTSG)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mực in - vàng thau lẫn lộn (09/06/2003)
Thương hiệu sầu riêng đầu tiên được đăng ký tại Bến Tre (09/06/2003)
''Chết" bốn năm rồi, không chôn được (08/06/2003)
Nhiều hãng quốc tế quảng bá cho du lịch Việt Nam (08/06/2003)
Tôm-lúa là mô hình bền vững (07/06/2003)
Thành lập công ty mua bán nợ (07/06/2003)
Bắp cải Đà Lạt băm nát đổ đi (07/06/2003)
TP.HCM sẵn sàng cạnh tranh và hội nhập vào WTO (07/06/2003)
Sắp có dịch vụ gọi 171 trả trước (06/06/2003)
Khai mạc Hội chợ Vietfish 2003 vào 14/6 (06/06/2003)
250 tỷ cho TT thương mại điện tử tại Đà Nẵng (06/06/2003)
Tài sản góp vốn vào DN không phải nộp lệ phí trước bạ (06/06/2003)
FDA sẽ kiểm tra dư luợng chloramphenicol ở mức 0,3 phần tỷ (06/06/2003)
''Việt Nam sẽ kiên trì thực hiện các cam kết'' (06/06/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang