DN Việt Nam nhập hàng vào Mỹ:
Nên thuê công ty dịch vụ trọn gói để vượt ''cửa ải'' hải quan Mỹ
18:38' 14/07/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - "Luật hải quan Mỹ phức tạp và tỉ mỉ, thủ tục đặt ra với các nhà nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ rất cao, đó là chưa kể sau vụ khủng bố 11/9, yêu cầu kiểm soát đảm bảo an ninh và chống khủng bố nghiêm ngặt hơn bao giờ hết. Do đó, DN tốt nhất nên sử dụng chất xám của một công ty làm dịch vụ trọn gói về thủ tục hải quan tại Mỹ để tiết kiệm thời gian và chi phí của mình". Ông Vinh Nguyễn, Thanh tra trưởng Sở Hải quan Los Angeles, đã trả lời phỏng vấn VietNamNet như vậy.

Làm hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ.

- Xin ông cho biết những vấn đề DN Việt Nam gặp phải khi thực hiện thủ tục thông quan tại Mỹ?

- Đó là chưa nắm rõ những quy định cụ thể về từng mặt hàng nhập khẩu cũng như thủ tục hải quan. Chỉ ví dụ đơn thuần đối với DN xuất khẩu thuỷ hải sản, nếu hải quan kiểm tra thấy độ lạnh chưa đủ, chưa đúng quy định lập tức sẽ đình lại xem xét kỹ càng hơn hoặc thậm chí không chấp thuận cho DN nhập hàng vào Mỹ.

Lỗi thường gặp với DN cả xuất khẩu và nhập khẩu đôi khi rất nhỏ nhưng sẽ dẫn đến việc trì hoãn nhận hàng, giữ hàng hoặc bị từ chối cho nhập. Đơn cử là việc viết hoá đơn hàng hoá, DN xuất khẩu thường cho rằng, tiền hoa hồng và chi phí phụ trợ khác trong quá trình sản xuất được "miễn thuế" nên đã không tính vào hoá đơn, hoặc chỉ ghi giá gốc mà không ghi khoản tiền khấu trừ cho nhà nhập khẩu...

- Vậy lời khuyên của ông là...

- Tốt nhất nên thuê những công ty làm dịch vụ thủ tục hải quan trọn gói tại Mỹ (đặc biệt là thành viên của The Automated Broker Interface). Không nên dùng từ môi giới cho các đơn vị này. Tôi gọi là Customs broker.

Để có được giấy phép hoạt động, Customs broker phải trải qua những kỳ kiểm tra gắt gao về trình độ chuyên môn. DN có thể sử dụng chất xám của những công ty đó, để nắm bắt nhanh nhất và hoàn thành thủ tục hải quan đầy đủ nhất cho hàng hoá vào Mỹ, đặc biệt, DN cũng tận dụng được khoản ký quỹ của Customs broker. Tôi đã chứng kiến một DN xuất khẩu tôm vào Mỹ, do tự mình làm thủ tục hải quan mà lại chưa nắm vững yêu cầu, luật định, sau hai - ba ngày mới giải quyết xong khúc mắc về giấy tờ, lô hàng hầu như bị hỏng. 

Một điều đáng chú ý nữa là, khi hàng nhập cảng Hoa Kỳ, chỉ có nhà nhập khẩu, người mua, người được uỷ quyền hoặc công ty làm dịch vụ như tôi đã nói mới được làm thủ tục nhập hàng. Nhân viên Hải quan không được quyền làm đại diện cho người nhập khẩu để thực hiện hồ sơ nhận hàng. Customs broker là cơ quan duy nhất được Chính phủ Mỹ cho phép làm đại diện cho người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập hàng. Chi phí dịch vụ khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi công ty và mức độ công việc. 

- Còn đối với DN mới xuất khẩu hàng sang Mỹ?

- Lần đầu tiên, DN nên đem theo lượng hàng nhỏ, chứ không nên chuyên chở cả một container, ngoài việc tiếp xúc và thực hiện những thủ tục luật định, DN sẽ có điều kiện kiểm tra toàn bộ tiến trình cần thiết để làm bàn đạp cho những lần xuất hàng với số lượng lớn tiếp theo. 

DN cũng cần quan tâm đến thuế nhập khẩu mà Mỹ quy định với từng mặt hàng cụ thể cũng như nghiên cứu thông tin hướng dẫn về việc viết hoá đơn, cách đóng gói hàng, ghi nhãn mác mà khách hàng ở Mỹ gửi cho nhà xuất khẩu; Hợp tác với Hải quan Mỹ để kiện toàn quy trình đóng hàng; Gửi hàng cho các hãng vận chuyển có uy tín (hãng đã tham gia Hệ thống kê khai hàng tự động - The Automated Manifest System).

- DN muốn hiểu kỹ hơn, có thể liên lạc với ông bằng cách nào, thưa ông?

Có thể gửi thư điện tử cho tôi theo địa chỉ: vinhlax@yahoo.com. Mỗi ngày tôi thường nhận được 30-50 thư của bạn bè hay DN hỏi về những vấn đề thủ tục hải quan. Tôi sẵn sàng cung cấp cho các bạn những gì tôi biết.

- Xin cám ơn ông!

Hải quan Hoa Kỳ gồm 20 cơ quan quản trị. Mỗi cơ quan được chia thành nhiều bộ phân như: hải cảng, phi cảng và giới cảng. Mỗi bộ phận lại do một quản đốc điều hành. Nhiệm vụ chính của Hải quan Hoa Kỳ là thực thi Biểu thuế quan năm 1930, đã được điều chỉnh. Đây là một trong những cơ quan kiểm soát cửa khẩu quan trọng của Mỹ có trách nhiệm áp đặt và thi hành khoảng 400 điều luật quy định về giao thương quốc tế do 40 cơ quan ban ngành khác của chính phủ đặt ra.
  • Diệu Thuý
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xi măng Sài Gòn ''mượn'' clinker của Hà Tiên 1 (14/07/2003)
Thuế nhập khẩu thép của Mỹ vi phạm luật lệ WTO (14/07/2003)
China Airlines mở tuyến bay Đài Bắc-Hà Nội (14/07/2003)
Nông sản phục hồi giá xuất khẩu (14/07/2003)
ASEAN giao cho thành viên ''trông coi'' lĩnh vực cụ thể (14/07/2003)
Cân nhắc khi đưa nhà máy về nông thôn (14/07/2003)
Lufthansa có thể sẽ mua Swiss Airlines (14/07/2003)
Các cây xăng có tìm biện pháp đối phó? (14/07/2003)
Chuyến đi Việt Nam của tôi khá thành công! (14/07/2003)
Đà Nẵng điều chỉnh chiến lược xuất khẩu đến năm 2010 (14/07/2003)
Ngừng cấp E/L tự động cho sợi tổng hợp xuất sang EU (14/07/2003)
''Cần cân đối, điều hòa lương thực trên cả nước'' (14/07/2003)
Năm 2005 - Năm Du lịch Nghệ An (14/07/2003)
Làm thế nào để xây dựng Văn hóa doanh nghiệp? (13/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang