Hoa lan đã trở nên ''bình dân''
09:28' 10/08/2003 (GMT+7)
Chơi lan, một thú vui mới của người Hà Nội

Phục vụ thú chơi lan rừng đang phổ biến tại Hà Nội là rất nhiều cơ sở chuyên ươm ghép và phục hồi lan. Họ có thể ''biến'' một giò lan rừng giá vài chục nghìn thành vài trăm nghìn đồng, thậm chí cả triệu bạc.

Người chơi lan có hai nhóm: một chơi vì thích và một chơi để kiếm tiền. Nhóm trước, thường chơi lan rừng và địa lan vì hai loại này phù hợp với điều kiện kinh tế của họ. Tại Hà Nội, những người chơi lan rừng thường đến các chợ Bưởi, Mơ, Hà Đông... vào những phiên chợ chính để mua. Thường một giò lan rừng có hoa giá 10.000-80.000 đồng, địa lan tuỳ loại giá 50.000-70.000 đồng/giò, loại đẹp lên tới 100.000-300.000 đồng/giò.

Nhóm thứ hai, khá hiểu biết về cách thức trồng lan, lại có vốn liếng và đầu óc kinh doanh. Họ biết cách chăm sóc lan rừng và ghép lan nhập khẩu với quy trình khoa học kỹ thuật ngặt nghèo để tạo ra những giò lan tuyệt đẹp, có giá trị kinh tế, bán cho những người thu nhập cao. Chẳng hạn, một giò lan vũ nữ giá 100.000-200.000 đồng, lan tai trâu chỉ cần ra rễ và nhú mầm là có người đến hỏi mua, trả giá cả trăm ngàn đồng.

Nghề kinh doanh lan

Ươm ghép và phục hồi lan

La Phù (Hoài Đức, Hà Tây) là nơi quy tụ nhiều cơ sở ươm ghép và phục hồi lan cung cấp cho thị trường Hà Nội với cả trăm hộ làm nghề. Lan sau khi được hái ở rừng về, được mang về đây để phục hồi, trau chuốt làm cho giò lan có giá trị thẩm mỹ hơn. La Phù có nhiều chủ hộ được mệnh danh là những ''ông vua phong lan đất Bắc'' như anh Hoàng Ngọc Trường, chị Nguyễn Thị Châu.

Cơ sở của anh Hoàng Ngọc Trường là một ''thế giới lan''. Trong khuôn viên rộng 400m2, hàng vạn giò lan đủ các loại leo kín trên nhiều tầng giàn. Anh Trường làm nghề này đã hơn 10 năm. Trước đây, anh cũng chỉ là một người mê lan, nhiều phen lặn lội lên rừng tìm mua về chơi. Trong những lần ra Hà Nội, biết được người thủ đô đang có nhu cầu lớn về hoa lan rừng, thế là anh tính chuyện ''vừa chơi, vừa buôn'', không dè có lãi cao nên anh mở rộng dần quy mô làm ăn. Đến nay cơ sở của anh đã lọt vào ''top'' đầu bảng về cung cấp hoa lan cho thị trường Hà Nội. Ở đây luôn có 5-6 nhân công lúc nào cũng bận rộn với đống lan mới được chở từ rừng về xếp đầy cả góc vườn. Họ phải thực hiện các công đoạn kỹ thuật tỉ mỉ như cắt, tỉa, ghép, phun tưới...

Một ''vua phong lan'' khác là chị Nguyễn Thị Châu. Người chồng quá cố của chị là một người chơi lan rừng; sau khi đột ngột qua đời, anh để lại cho chị một vườn lan mấy trăm giò với đủ các loại lan từ bình dân đến quý hiếm. Sau khi nhận ra đây là một nghề khấm khá, chị bỏ hẳn nghề làm bánh kẹo truyền thống của gia đình, chuyển sang ươm ghép và phục hồi lan để bán. Tiếng tăm của chị Châu đã vang xa vào tận miền Nam, và đã có không ít cơ sở kinh doanh lan ở phía Nam ra Hà Nội tìm mua lan của chị.

Vẻ đẹp hoang dã của lan rừng luôn hấp dẫn người chơi

Sự xuất hiện cùng lúc nhiều cơ sở ươm, ghép và phục hồi lan đã khiến thị trường lan ngày càng trở nên đa dạng về chủng loại và hấp dẫn về giá cả. Nếu như những năm trước lan còn là thú chơi quý tộc, trưởng giả vì một giò lan rừng đẹp, giá có thể tới hàng triệu đồng thì nay lan trở nên ''bình dân'' hơn chỉ với vài chục ngàn đồng đã có thể mua được lan về chơi.

Song song với việc đáp ứng nhu cầu trong nước, lan Việt Nam đã lên đường sang Nhật, Canada, các nước châu Âu khoe sắc cùng lan Thái Lan vốn nổi tiếng tại những thị trường này từ nhiều năm trước.

(Theo Tuổi trẻ Chủ nhật)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
DN băn khoăn về việc in giá lên bao bì thuốc (10/08/2003)
Không bảo lãnh vay vốn cho dự án Thủ tướng quyết định đầu tư (10/08/2003)
Sản phẩm SEA Games đã xuất hiện trên thị trường (10/08/2003)
Mỹ sẽ tham gia dự án phóng vệ tinh Việt Nam? (09/08/2003)
Hà Nội mở văn phòng đại diện thương mại tại Tokyo (09/08/2003)
Cải cách cảng biển nâng cao hình ảnh Việt Nam (09/08/2003)
Bổ sung hạn ngạch dệt may sang Mỹ cho những DN lớn (09/08/2003)
Giảm 100.000 tấn muối công nghiệp nhập khẩu (08/08/2003)
Du lịch biển Đà Nẵng thu hút nhiều nhà đầu tư (08/08/2003)
220 DN sẽ được thưởng xuất khẩu (08/08/2003)
TP.HCM khảo sát sản phẩm công nghiệp chủ lực đợt 2 (08/08/2003)
Cảnh báo xi măng Trung Quốc kém chất lượng (08/08/2003)
Đức thắng thầu thiết kế toà nhà Quốc hội Việt Nam (08/08/2003)
Việt Nam sẽ xây thêm 40 hồ chứa nước lớn (08/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang