Người bệnh ở nước nghèo chờ thuốc giá rẻ
15:32' 30/08/2003 (GMT+7)

Người bệnh chưa có thuốc do các thành viên WTO chưa đạt được đồng thuận.

Sau hai năm trì hoãn, ngày 28/8 vừa qua, Mỹ và các nước Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Kenya đã đàm phán và đi tới thoả thuận định cung cấp thuốc giá rẻ cho cho các nước nghèo. Thoả thuận vẫn phải chờ các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông qua, trong khi đó ở các nước nghèo, người bệnh đang chờ thuốc...

Từ năm 1996 số người chết vì bệnh AIDS ở Brazil đã giảm một nửa do họ được cấp thuốc chống AIDS miễn phí. Sở dĩ Brazil có thể làm như vậy là do nước này có khả năng tự sản xuất những loại thuốc tương tự như thuốc chính hãng với giá thành rẻ hơn rất nhiều. Nhưng chính vì việc này mà Brazil đã phải chịu nhiều áp lực từ phía các công ty dược phẩm lớn của Mỹ và Đại diện thương mại Mỹ ở WTO. Tại Hội nghị Bộ trưởng thương mại các thành viên WTO ở Doha (11/2001), các Bộ trưởng khẳng định: phát minh sáng chế không được bảo hộ trong các trường hợp khẩn cấp quốc gia hay khủng hoảng y tế cộng đồng như bệnh AIDS, lao phổi. Quyền sở hữu trí tuệ không được làm trở ngại đến những nỗ lực nhằm thúc đẩy quyền được tiếp cận với nguồn thuốc của tất cả các nước.

Nhưng không phải tất cả các nước nghèo đều có thể làm như Brazil, không phải tất cả các nước cần thuốc chống AIDS đều có thể sản xuất loại thuốc này. Tuyên bố Doha khẳng định tất cả các quốc gia đều có quyền sản xuất các loại thuốc đó nhưng với điều kiện là không được xuất khẩu. Điều này khiến cho hầu hết các nước nghèo, bị bệnh tật hoành hành rơi vào tình trạng khó khăn. Họ không đủ tiền để mua bản quyền, không có đủ trình độ kỹ thuật và nguyên liệu để sản xuất, lại càng không thể nhập khẩu thuốc giá rẻ.

Nếu thoả thuận bán thuốc giá rẻ các nước nghèo được WTO thông qua, thì điều này không những thoả mãn mong muốn của các nước có thể xuất khẩu thuốc rẻ như Ấn Độ, Brazil, mà còn thoả mãn nhu cầu của các nước muốn nhập khẩu thuốc như Kenya, và cả lợi ích của các công ty lớn có bản quyền mà hầu hết là các tập đoàn dược phẩm khổng lồ của Mỹ.

Nước Mỹ không muốn bị buộc tội cản trở các nước nghèo tiếp cận với nguồn thuốc thiết yếu, nhưng họ cũng muốn đặt ra những hạn chế, muốn đặt ra tiêu chuẩn để phân ra thuốc nào là "vô cùng cần thiết", quốc gia nào được coi là "nghèo". Mỹ chỉ ra rằng nhiều nước, không phải tất cả đều nghèo, đều nói rằng họ không thể sản xuất được một số loại thuốc nhất định. Những nước này có được phép nhập khẩu thuốc rẻ không? thậm chí ngay cả khi họ có khả năng mua thuốc chính hãng? Thậm chí nếu các nước giàu không nhập thuốc rẻ thuốc rẻ trực tiếp, các công ty dược phẩm lớn sợ rằng nguồn thuốc rẻ lại cách quay vòng trở lại các thị trường giàu có.

Không chỉ có vậy, ngành công nghiệp dược của Ấn Độ rất mạnh, có thể sản xuất được thuốc có chất lượng cao, giá rẻ, giông hệt như những loại thuốc mới được phát minh. Hiện nay Ấn Độ mới chỉ chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước lợi dụng những kẽ hở tồn tại từ lâu trong luật bản quyền của Ấn Độ. Khi Ấn Độ sửa đổi những kẽ hở trên vào năm 2005, các công ty của Ấn Độ dự định sẽ thâm nhập sâu vào thị trường Mỹ và châu Âu, bán thuốc rẻ đã hết bản quyền.

Nhằm xoá tan những lo lắng của các công ty dược phẩm lớn, Mỹ đã đưa ra danh sách 15 bệnh, trong đó một số bệnh thậm chí còn không thể chữa khỏi bằng thuốc có bản quyền. Tuy nhiên thoả thuận mới đạt được không quy định như vậy. Nhưng nó đưa ra danh sách các nước giàu, yêu cầu các nước này không được nhập khẩu nguồn thuốc rẻ và danh sách một số nước trung bình, chỉ được nhập khẩu thuốc trong những trường hợp khẩn cấp. Thoả thuận mới này đồng thời cũng quy định thuốc rẻ phải được đóng gói, dán nhãn, và có kích thước khác với sản phẩm có bản quyền nhằm tránh việc nó sẽ quay trở lại các nước giàu.

Thoả thuận yêu cầu các nước phải "trung thực, chỉ áp dụng hiệp định này trong các trường hợp bảo vệ sức khoẻ cộng đồng không được dùng nó để theo đuổi mục tiêu thương mại và công nghiệp". WTO sẽ nắm quyền kiểm soát hiệp định này để nó không bị lợi dụng, do việc nghiên cứu và thử nghiệm thuốc rất tốn kếm trong khi quá trình sản xuất nó lại rất rẻ. Thoả thuận cũng cố gắng cân bằng lợi ích của các tập đoàn dược phẩm lớn và nhu cầu thuốc của các nước nghèo. Tuy nhiên tất cả còn phụ thuộc vào vấn đề thoả thuận này sẽ được áp dụng thế nào trong thực tế.

Nếu hiệp định này chưa đạt được thì tại hội nghị các bộ trưởng các nước thành viên WTO ở Cancun vào giữa tháng 9 tới, các nước nghèo sẽ không thể tập trung đấu tranh cho những vấn đề cũng quan trọng không kém khác: nông nghiệp, đầu tư và dịch vụ. Tóm lại, qua vấn đề thuốc cho các nước nghèo này các nước nghèo có thể rút ra bài học kinh nghiệm đáng giá: Mọi mục tiêu sẽ đều đạt được nếu họ cùng đoàn kết trên một mặt trận.

(Cẩm Tú - Theo Economist)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Quy định đảm bảo bí mật trong thông tin thương mại (30/08/2003)
Không ngăn chặn được ''chảy máu'' ngoại tệ (30/08/2003)
''Quá ít DN đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài'' (30/08/2003)
Giao hạn ngạch dệt may theo tiêu chuẩn hàng tồn (30/08/2003)
Không được bán thép dưới giá thành (30/08/2003)
DN Việt Nam mua lại nhãn hiệu Tobicom (29/08/2003)
Đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất gạch Rubistone (29/08/2003)
Việt Nam đang phải đối mặt với hoạt động kinh doanh ''ngầm'' (29/08/2003)
Giá vàng trong nước đạt 684.000 đồng/chỉ (29/08/2003)
Hàng ngàn giấy đăng ký kinh doanh chưa được thu hồi (29/08/2003)
Gạo xuất khẩu Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh (29/08/2003)
Đà Nẵng hình thành các tuyến du lịch bằng tàu cao tốc (29/08/2003)
''Sao Vàng đất Việt 2003 đã được trao cho những DN giỏi'' (29/08/2003)
Hai năm tới, GDP phải tăng từ 8,2% trở lên! (29/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang