221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
844402
Chia tay người bạn Lớn
1
Article
null
Chia tay người bạn Lớn
,

(VietNamNet) - "Cuộc sống dù còn điều này điều kia nhưng được như thế này, em không có gì phải ân hận. Mà em cũng vui là tổ chức đã tìm đúng mình, đã đánh giá đúng mình và mình cũng đã làm hết mình với công việc được giao", ông Mười Hương kể rằng ông Ẩn từng tâm sự như thế một tháng trước khi mất.

>>Thương tiếc tiễn đưa nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn
>> Vĩnh biệt huyền thoại Hai Trung, nhà báo bậc thầy
>> Bạn đọc VietNamNet thương tiếc nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn
>>"BBC đã đưa tin rồi, VietNamNet đã đưa chưa?"
>>Tầm vóc nhà tình báo cách mạng Phạm Xuân Ẩn
>>Vĩnh biệt nhà tình báo vĩ đại Phạm Xuân Ẩn
>>Phạm Xuân Ẩn - Chú bé mê chơi

 

Soạn: HA 904495 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Mười Hương đang thắp hương tiễn biệt ông Ẩn tại Nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh.

Trước khi mất, Ẩn đã nói với tôi những điều tâm huyết

Từ sáng, khi ở nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, vừa thấy ông Mười Hương (Trần Quốc Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng) - người từng đứng ra đảm bảo với tổ chức cho ông Ẩn đi Mỹ học -  chống gậy vịn tay người nhà bước vào, nhiều người mặc quân phục đã chạy ra đón ông. Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng bước ra sân, nắm tay ông.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Tôi đã đặt niềm tin và ngưỡng mộ anh Ẩn.

Báo chí nói rằng: Đó là người tình báo vĩ đại, không có gì sai.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đang ghi sổ tang.

Trước khi gặp anh, qua Cao Đăng Chiếm nói lại về sự đóng góp của anh Ẩn tôi đã  có niềm tin và sự ngưỡng mộ đối với người cán bộ hoạt động trong lòng địch này.

Trong quá trình làm việc, tôi chỉ theo dõi chứ ít làm việc trực tiếp với ông Ẩn nhưng tôi thấy báo chí đánh giá đó là "Nhà tình báo vĩ đại", không sai. Ông Ẩn là một người xuất sắc trong đội ngũ tình báo Việt Nam có sự cống hiến lớn.

Điều đặc biệt nhất ở ông là được cả hai phía ngưỡng mộ. Ông không chỉ là một Đảng viên, một cán bộ giỏi của  của chúng ta mà nhiều người bạn Mỹ trước là kẻ thù - nay là bạn cũng thể hiện sự kính trọng. Mới đây nhất, những người bạn bè là chính khách lớn của nước ngoài cũng đánh giá rất cao về Phạm Xuân Ẩn.

Lúc di quan khỏi nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, trời đổ mưa. Quan tài  vừa đặt xuống lòng đất, lại mưa lần nữa. Run rẩy thắp nén nhang cắm lên lư hương trên quan tài, ông Mười Hương  khóc sụt sùi: "Đi nhé, Ẩn ơi!".

Tiễn một người bạn ra đi, thật buồn. Có nhiều cái, tôi chỉ nói được với Ẩn. Cậu ấy cũng không giấu tôi cái gì bao giờ. Với tôi, điều ngắn gọn nhất về ông là: Đó là người bạn chân thành.  

Tôi gặp Ẩn năm 1954. Và cho đến bây giờ, 52 năm trôi qua càng củng cố thêm ấn tượng đặc biệt của tôi về con người đó trong lần gặp gỡ đầu tiên: Đó là con người rất mực chân thực và trung thực.  

- Tại sao ông lại quyết định đề xuất với tổ chức bố trí cho ông Ẩn đi Mỹ học và chọn nghề báo làm vỏ bọc?

 -  Vì tôi thấy cậu ấy có khả năng hài hước. Mà muốn hòa nhập với người phương Tây thì hài hước là một thuận lợi, và hài hước cũng là một lợi thế của nghề báo.

Cách đây hơn tháng, trong bệnh viện, khi còn nói được, Ẩn nói với tôi: "Lúc ở Mỹ, nghe tin anh bị bắt em rất phân vân và rồi em vẫn quyết định về vì em tin anh sẽ không bao giờ khai báo. Sự thực đúng như thế, em đã nghĩ về anh không sai…

Cuộc sống dù còn điều này điều kia nhưng được như thế này, em không có gì phải ân hận. Mà em cũng vui là tổ chức đã tìm đúng mình, đã đánh giá đúng mình và mình cũng đã làm hết mình với công việc được giao.

Em cũng buồn vì đất nước chưa phát triển được như mình mong muốn nhưng em có niềm tin rất lớn ở sức mạnh vươn lên của một dân tộc từng bị giày xéo hàng ngàn năm vẫn trường tồn.

Lúc em giúp Trần Kim Tuyến đi di tản thoát, em cũng nghĩ nhiều lắm chứ. Sau này có anh hỏi em: "Sao lúc đó cậu lại làm như thế?" Đến bây giờ nghĩ lại, em vẫn thấy mình hành động như thế là đúng. Nhiều nhà báo Mỹ đã nói: Mày là thằng Việt Nam chân chính, em rất tự hào. Điều đó chứng tỏ viêc anh từng nói với em phải học văn minh của Mỹ mới thắng được Mỹ là đúng.

"Tôi nói những điều này, không biết ông có giận không? " 

Tình cờ tại đám tang, tôi được gặp trên dưới chục người ở tuổi gần tri thiên mệnh. Họ quen biết nhau và đều có mối liên hệ đặc biệt với ông Ẩn thông qua những quan hệ khác nhau. Nhiều người trong số họ hoặc là học chung với anh Ân con trai ông ở Mỹ hoặc chơi với các con ông từ bé. Trong đám tang không ồn ào, phô trương nhưng ấm áp và chân thành của ông, tôi đã được chứng kiến những giọt nước mắt lặng lẽ của những người rất hiếm khi khóc.

Có người đã từ xa về đây để tỏ lòng thương tiếc và ngưỡng mộ ông cho cả người bạn từ bên kia bán cầu. "Ông Ẩn là một người đặc biệt mà tôi vô cùng ngưỡng mộ" - đó là câu nói chung nhất mà tôi nghe được từ họ.

Câu đó lần đầu tiên tôi nghe được là từ anh Hồ Đăng Hòa, một người thân của gia đình ông hiện đang lập nghiệp tại Hà Nội, trong buổi sáng đầu tiên nghe tin ông Ẩn qua đời.

Sáng hôm đó, anh Hòa và bạn mình ngồi lặng lẽ rất lâu trong một quán rượu vắng trên một "ngõ nhỏ phố nhỏ" của Hà Nội. Mắt anh Hòa thâm quầng và rồi hoe đỏ…

"Tôi quen ông qua một người bạn từng biết ông từ thời kháng chiến chống Pháp cùng lên rừng. (Mà bản thân người đó cũng là một nhân vật đặc biệt).  Ngày đầu tiên bước chân vào, tôi được giới thiệu sơ qua. Đến, khi ông đang đọc sách, bỏ cặp kính và chào chúng tôi, tôi đã mến ông ngay. Tôi cảm nhận được ngay lúc đó sự ấm áp và thân thiện, dịu dàng từ ông.

Như nhiều người khác, tôi đã bị ông cuốn hút mạnh mẽ trong lần gặp gỡ đầu tiên. Bởi lối nói chuyện dí dỏm, bởi nụ cười lúc nào cũng cảm giác như thấu hiểu tất cả. Và đặc biệt, ông gầy gò, gầy nhất trong tất cả những người gầy nhưng đôi mắt rất tinh anh và cuốn hút.

Tôi đi lại nhiều, cùng ông chơi đùa với con chó của ông. Sau này, một vài lần nữa, theo ông đi đến cuộc gặp với những người bạn khác. Cũng tin tưởng nên ông mới cho tôi đi cùng nhưng  tôi vẫn phải giữ bậc con cháu, không dám tham gia chuyện người lớn.

Thế rồi, đã 6 - 7 năm từ khi ra HN, tôi ít gặp ông. Sau này, nghe tin ông bị bệnh, tôi cũng có hỏi thăm nhiều nhưng ít có dịp được gặp lại.

Nghe tin ông mất, tôi buồn lắm. Sáng nay tôi cũng khóc. Trong số những người lớn tuổi tôi từng biết, dù ít có điều kiện gặp nhưng ông là một người lớn mà tôi rất kính trọng, thân thiết, ngoài bố mẹ tôi. Ông Ẩn là con người rất LỚN và nhiều góc cạnh.

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nguyên Bí thư TƯ Đảng Trần Quốc Hương chia sẻ nỗi đau chia ly Phạm Xuân Ẩn.

Biết ông đã gần 20 năm nay, rồi qua lại với gia đình ông cũng nhiều nhưng ít khi nghe ông nói về mình. Tuy đối xử với chúng tôi như người trong gia đình, ông cũng chỉ nói những chuyện gì mà chúng tôi hỏi.  

Thời chống Mỹ, ông là một anh hùng. Sau giải phóng, ông càng chứng tỏ mình là một anh hùng.  

Trước giải phóng, vợ con di tản sang Mỹ. Nhưng sau khi bị một nhà báo tiết lộ, ông đã báo vợ con di tản ngược lại. Sau đó, ông nộp lại một số tiền lớn (không biết là 3000 hay 30000 đô la Mỹ) mà tổ chức đã dành để ông bố trí đưa vợ con đi.

Cuộc sống sau giải phóng của ông cũng không hề dễ dàng gì.  Ông biết điều đó nên tìm niềm vui ở thú chơi chó, chim, ở con cháu trong nhà, hạn chế giao du vì không muốn làm phiền lụy tới ai.

Vượt qua những khó khăn về kinh tế của Sài Gòn những năm sau giải phóng, dù đã từng hưởng mức lương cao của một phóng viên các hãng thông tấn hàng đầu phương Tây cũng là một thử thách. "Cậu Hai làm gì để vượt qua được những chuyện như vậy", trước những câu hỏi vớ vẩn đại loại như thế của tôi, ông chỉ cười, rồi lảng chuyện.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh:

Đồng chí Phạm Xuân Ẩn mãi

mãi là một trí thức lớn, một tinh hoa của ngành tình báo Việt Nam…

Tôi không có điều kiện tiếp xúc nhiều với ông nhưng vẫn cảm nhận được "cậu Hai" là con người "Người" nhất trong tất cả những ai mà tôi từng được gặp. Ông sống không phô trương, từ chối tất cả những lời mời đi đến nơi này, nơi kia để nói chuyện kinh nghiệm, ít khi xuất hiện trước công chúng.

Ông được tất cả mọi người, cả hai phe, cả con cháu, bạn bè và cả những người ở phía bên kia yêu quý.

Một con người như ông dù bất luận hoàn cảnh nào, cũng gắn bó với Tổ quốc. Tôi nghĩ rằng đó là vì ông không thích thấy cảnh mọi người chống lại nhau. Vì ông yêu mọi thứ xung quanh một cách đơn giản và bình dị.

Ông đọc rất nhiều và nhận xét rất sâu những gì mình đọc. Ở nhà ông, sách báo không phải để trang  trí như ở nhiều nhà khác. Ông không phải là người khắt khe nhưng con cái đều yêu, sợ và cảm phục ông. Họ học hành chăm chỉ, sáng láng và không đi theo những thứ phù du của cuộc sống như vật chất, tiền tài mà say mê chuyên môn. Anh Ân, con trai cả của ông là một công dân làm được nhiều việc có ích cho sự phát triển của thành phố.

Thường ông ấy không thích kể về mình. Tôi kể những điều này, chỉ lo không hiểu ông có giận không…"

  • Lương Thị Bích Ngọc

  • Ảnh: Phan Công 

 Đón đọc kỳ 2:  

  • Thomas J.Vallely, Đại học Harvard(Mỹ): "Phạm Xuân Ẩn là một người thầy của tôi..."
  • Đồng đội Tư Cang: "Làm trai trong suốt thời ly loạn/Anh thật xứng danh một anh hùng"
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,