221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
901084
“Ông đồ Nghệ” WTO
1
Article
null
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển:
“Ông đồ Nghệ” WTO
,

(VietNamNet) - Hiếm có vị bộ trưởng nào lại lắm giai thoại đến như ông Tuyển. Mỗi cương vị mà ông trải qua đều để lại những câu chuyện đầy cá tính, góc cạnh. Mỗi khi nghĩ đến ông Trương Đình Tuyển, tôi thường liên tưởng đến “ông đồ xứ Nghệ”. Thông minh, quyết đoán, một chút lãng mạn, nhưng gàn.

"Tôi khảo cổ chính tôi và thấy -  Một xấp ngu ngơ..."

Soạn: HA 1044309 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển với PV Vietnamnet
Xin thưa, đó chính là hai câu thơ của đương kim bộ trưởng Trương Đình Tuyển khi viết về mình. Điều này giải thích tại sao người Nghệ An lại có câu: “Khùng như Tuyển, uyển chuyển như Hợp” để chỉ hai nhân vật đứng đầu xứ Nghệ trong những năm đầu thế kỷ.
 
Kỷ niệm đáng nhớ nhất là vào cuối năm 2001, khi vào Nghệ An công tác, tôi đã gặp ông tại “tổng hành dinh” tỉnh ủy. Lúc đó ông Tuyển vừa mới rời chức Bộ trưởng Thương Mại về nhậm chức Bí Thư tỉnh ủy theo chủ trương luân chuyển cán bộ của Ban Bí thư.

Gặp ông tại phòng làm việc, ông bày tỏ một cách cởi mở về tình hình địa phương, sự trì trệ của bộ máy hành chính và những tiềm năng của Nghệ An chưa được khai thác. Câu chuyện đang dang dở thì có chuyện bất đồng, ông Tuyển bác bỏ thẳng thừng.

Không kiềm chế được, tôi đã to tiếng lại với ông khiến những người xung quanh cũng phải ngạc nhiên. Tưởng như sau vụ đó ông "cạch" mặt tôi. Đơn giản, ông là người nổi tiếng, có quyền lực lại không thiếu gì việc nên chẳng hơi đâu mà để mắt đến một anh nhà báo quèn, ương ngạnh và cũng gàn không kém... ông.

Thế nhưng, đầu năm kia gặp ông ở văn phòng bộ, khi ông đang chuẩn bị tiếp bà Dorothy Dwoskin, Trợ lý Đại diện Thương mại Mỹ, tôi chào ông và hỏi: "Bộ trưởng có nhớ tôi không?" Thật bất ngờ, ông cười xuê xoa và nhắc lại cả tên lẫn họ của tôi với cả sự chân tình, truyền cảm của một... nhà thơ.

Nhà quản lý bẩm sinh

Tự nhận mình là “một xấp ngu ngơ” nhưng ông Tuyển lại nổi tiếng bởi trí nhớ tuyệt vời và sự sắc sảo trong các quyết định. Đầu tiên tôi hơi hoài nghi bởi nhận định này nhưng rồi, một lần tình cờ được tham dự cuộc gặp giữa Bộ Thương mại với các doanh nghiệp trẻ phía Nam tại văn phòng Bộ. Hôm đó khoảng 50 doanh nghiệp đã thẳng thắn chất vấn những vấn đề về thủ tục hành chính mà họ quan tâm. Ông Tuyển im lặng lắng nghe và như thường lệ, không hề ghi chép.

Sau khi hàng chục người có ý kiến, ông mới đứng dậy, giải đáp tường tận từng ý kiến một. Có ý kiến thuộc về chức năng của Bộ Thương mại, ông giải đáp rồi dặn văn phòng lưu ý để tháo gỡ cho doanh nghiệp. Có ý kiến thuộc về bộ khác, nhưng với tư cách là thành viên Chính phủ, ông giải thích tường tận, tỷ mỷ và cung cấp địa chỉ, nếu họ cần tìm hiểu chi tiết hơn.

Tại các phiên chất vấn Quốc hội, bộ trưởng Tuyển tỏ ra là một vị quan chức có cá tính. Trực diện, thẳng thắn, không rào đón, lại rất hào hứng, ông nắm chắc và phân tích sâu sắc tình hình thương mại đất nước và quốc tế; với các số liệu dẫn chứng thuyết phục dù ông luôn nói vo, không có văn bản trên tay. 

Tại kỳ họp thứ X, QH khóa XI, ông Tuyển đã chính thức giải trình với Quốc hội về những tác động từ những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. WTO là một đề tài lớn gồm hàng chục hiệp định song phương và đa phương nhưng ông đã giải đáp một cách ngắn gọn, mạch lạc, ai cũng có thể hiểu được.

Ông cho rằng, các cam kết về minh bạch hóa có thể sẽ là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng nếu thực hiện được sẽ mang lại lợi ích to lớn cho dân và cho các doanh nghiệp; người dân được quyền tham gia góp ý kiến vào việc soạn thảo các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách kinh tế, làm cho pháp luật, cơ chế chính sách phản ánh được các yêu cầu thực tiễn.

Điều này phù hợp với đường lối của Việt Nam. Các cam kết về doanh nghiệp Nhà nước là cùng chiều với chủ trương đổi mới doanh nghiệp Nhà nước hiện nay nên sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, tạo ra sân chơi ngày càng bình đẳng hơn cho các thành phần kinh tế.

Về tác động của việc mở cửa thị trường dịch vụ, theo báo cáo của Bộ Thương mại trước Quốc hội, mức độ cam kết về cơ bản là tương đương với BTA và phù hợp với hiện trạng trong nước nên sẽ không gây ra tác động quá lớn. Những ngành phải chịu sức ép nhiều nhất sẽ là kinh doanh chứng khoán, ngân hàng, phân phối và hỗ trợ vận tải biển. Tuy nhiên, ông Tuyển tin tưởng rằng “chúng ta có một thời gian chuyển đổi để chuẩn bị và cũng có một số công cụ để kiểm soát. Nếu có sự chuẩn bị tốt và vận dụng linh hoạt các công cụ mà ta bảo lưu được trong Biểu cam kết dịch vụ, tác động của việc mở cửa thị trường là có thể kiểm soát được”.

Ông nói: Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường của 149 thành viên WTO khác trên cơ sở đối xử tối huệ quốc (MFN) nhưng trên thực tế, trừ dệt may và một số mặt hàng mà các thành viên WTO áp dụng hạn ngạch và chỉ phân bổ hạn ngạch cho các thành viên WTO, với tất cả các bạn hàng quan trọng nhất, Việt Nam đều đã được hưởng đối xử MFN nên việc có được MFN trên cả 149 thị trường sẽ không mang lại đột phá lớn.

Gia nhập WTO là gửi ra bên ngoài một tín hiệu mạnh về quyết tâm đổi mới của ta. Đầu tư trong nước và nước ngoài nhiều khả năng sẽ tăng lên và tăng nhanh, qua đó tạo ra năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu mới. Đây là cơ hội rõ nhất mà việc gia nhập WTO tạo ra và được nhiều tổ chức quốc tế cũng như giới doanh nghiệp thừa nhận. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ đến sau một thời gian chứ chưa thể thấy rõ ngay trong một, hai năm đầu sau khi ta vào WTO”.

Sau bài phát biểu vo của ông, không chỉ các đại biểu Quốc hội mà cả những người dân theo dõi đều thu thập được rất nhiều thông tin.

"WTO - "Bàn thắng" mang tên Trương Đình Tuyển..."

Bộ trưởng Trương Đình Tuyển- vẫn còn dáng dấp ông đồ Nghệ- Ảnh: VNN

Một ông Tuyển sẵn sàng đập bàn với đối tác rồi đứng dậy, bỏ đi. Một ông Tuyển mắt thâm quầng vì những cuộc đàm phán thâu đêm suốt sáng. Ít ai biết, trước cuộc đàm phán song phương Việt - Mỹ quyết định đến tấm vé thành viên WTO của VN, bộ trưởng Tuyển vừa trải qua một cơn bệnh hiểm nghèo.

Ông bị đau dạ dày, sau khi chụp điện biết ông viêm bờ cong nhỏ, chứng này thường dẫn đến ung thư. Các bác sỹ vội đưa ngay lên bàn mổ cắt phéng 4/5. Sau phẫu thuật, ông chưa kịp hồi phục đã phải gượng dậy để có mặt tại Washington, trực tiếp chỉ đạo cuộc thương lượng.

Trực diện, thẳng thắn, cứng rắn trên bàn đàm phán, đôi khi phát biểu "không mấy êm tai". Phong cách của ông là như vậy, đơn giản, quyết đoán, nhưng hiệu quả - như lời nhận xét của các cộng sự cũng như đối thủ của ông. Nhưng cũng nhờ phẩm chất đó, người Mỹ rất có cảm tình với ông. Trong những cuộc trao đổi đã gần gặp nhau, sự khác biệt không lớn thì ông là người duy nhất có thể kéo đối tác đi vào chung kết. Để rồi sau đó có những cuộc bên lề chân tình, thẳng thắn và cũng không kém phần thi vị.

Vòng đàm phán thứ 15 diễn ra căng thẳng và kéo dài gần như hết cả năm 2006. Đôi lúc bế tắc và tưởng như không thể kết thúc được. Cả nước hồi hộp theo dõi, nghẹt thở. Nhưng cuối cùng, bằng sự ứng xử linh hoạt của ông, chúng ta cũng đã kết thúc được vào đêm 26/10 mở đường cho VN gia nhập WTO vào ngày 7/11, ngay trước Hội nghị thượng đỉnh APEC Hà Nội 2006.

Sau sự kiện này, một tờ báo nước ngoài đã nhận xét: WTO, bàn thắng mang tên Trương Đình Tuyển.  Tôi hỏi ông về nhận định này, không do dự, ông đính chính ngay: “Nói như thế là nhận vơ, tôi có vai trò nhất định trong đàm phán, nhưng việc tham gia đàm phán là của nhiều người, nhiều bộ, nhiều ngành, tôi chỉ là người tập hợp tất cả các ý kiến và tham gia trực tiếp đàm phán một số vòng.”

Ngoài danh hiệu Nhân vật tiêu biểu nhất năm 2006 do độc giả trang web www.vtv.vn bầu chọn, bộ trưởng Trương Đình Tuyển còn là nhân vật được khán giả viết về nhiều nhất. Riêng tôi, cho rằng, ông ngoài những danh hiệu mà người đời tặng cho, ông còn là một “ông đồ Nghệ” với những vần thơ làm lay động lòng người. Không ít lần ông đọc thơ trước đông người, nhưng tôi vẫn nhớ nhất hai câu:

"Không đa tình cũng phong trần
Không đam mê cũng đôi lần liêu xiêu"

Không phải chính khách nào cũng có được những vần thơ như thế!

  • Hải Lan

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,