221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
977862
Kỳ 16: Hấp lực dọc đường đi
1
Article
null
Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 - phần 2:
Kỳ 16: Hấp lực dọc đường đi
,

(VietNamNet) - Học xong ở Mỹ, trước mặt Hai Trung có 2 sự lựa chọn. Một là trở về để... vô khám hoặc chết trên xứ sở Việt Nam nghèo khó với cuộc chiến đang ngày càng leo thang chưa biết khi nào dừng. Hai là đàng hoàng ở lại Mỹ với lý do "chỉ huy bị bắt, đã đứt liên lạc" rồi tiếp tục học hành, làm báo, kết hôn, hưởng thụ cuộc sống giàu có không bom đạn. Trên đường Hai Trung đi, đầy rẫy những hấp lực...

>> Kỳ 15: Người Hà Nội "ở phòng chỉ huy quân đội Mỹ"
>> Kỳ 14: "Nghệ thuật ẩn mình" của một điệp viên
>> Kỳ 13: “Tướng Givral” - Đạo đức của "người biết chửi"
>> Kỳ 12: "Tướng Givral" –Lý tưởng và tài năng bậc thầy 
>> Kỳ 11: "Điệp viên tay mơ" thành người Việt trầm lặng 
>> Kỳ 10: "Mùi" của một điệp viên 
>> Kỳ 9: Chuyến đi của "con sói cô độc"
>> Huyền thoại về Cụm tình báo H.63 anh hùng - Phần 1 
>> Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH  

Nhìn danh sách những tài liệu mà lưới tình báo 2T chuyển về, bất cứ một cơ quan tình báo nào cũng phải "thèm thuồng" một điệp viên "có cỡ" như thế:

Từ năm 1961-1965: những bản tài liệu nguyên bản về chiến lược chiến tranh đặc biệt như Tài liệu McGarr; tài liệu Staley, tài liệu Taylor, tài liệu Harkins; tài liệu Ấp chiến lược...; giai đoạn 1965 - 1968: Mọi kế hoạch liên quan đến chiến lược chiến tranh Cục bộ, phục vụ chiến thuật cho Mậu Thân 1968; giai đoạn 1969 - 1973: tuyệt đối bí mật và chuyển giao kịp thời những tài liệu liên quan đến chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA Mỹ; giai đoạn 1973 - 1975: Thu hàng trăm bản tin nguyên bản "phục vụ trên hạ quyết tâm giải phóng miền Nam"...

Trong khi đó, trên chặng đường đi của một điệp viên có quá nhiều hấp lực và điều kiện sa ngã. Dẫn 2T làm dẫn chứng điển hình, bản tổng kết của Cục tình báo Trung ương miền chỉ rõ: "Cán bộ điệp báo hoạt động lẻ loi, đơn tuyến, tự kiểm soát, nên yêu cầu "chuẩn" là không để bị sai sót và không để bị thoái hoá".

"3 cửa Tình, Tiền, Tù"

Có những điều khi người ta tin là lý tưởng sống, họ sẽ theo suốt cuộc đời, bất chấp sợ hãi lẫn những hấp lực dọc đường đi.

u
Trên đường Hai Trung đi, đầy rẫy những hấp lực. Nhưng 23 năm trong lòng địch, chưa một lần ông vấp- Ảnh: Tư liệu

Năm 1957, Trần Văn Trung đặt chân tới nước Mỹ. Mất 2 năm theo học để hiểu người Mỹ, Trung cũng kịp để lại ấn tượng về một cậu sinh viên hào hoa, hài hước và cực kỳ thông minh với kết quả học tập có thể điều khiển theo ý mình.

Nhưng học thôi chưa đủ, cậu sinh viên Việt Nam ấy còn rất biết... chơi. Những gì văn minh nhất của nước Mỹ, Hai Trung đều tự học và áp dụng trở lại với chính những người ngoại quốc cùng làm, cùng chơi sau này. Rất cưng chiều... chó và tôn trọng phụ nữ, Hai Trung lúc nào cũng lịch thiệp, nhã nhặn với các quý bà, quý cô, bởi “lời của phụ nữ là lời của Chúa rồi”.  

Năm 1959, trước bức thư báo tin dữ từ quê nhà, Trung quyết định về nước, mặc dù người Mỹ sẵn sàng đài thọ để Trung theo học tiếp 2 năm cuối với số tiền học bổng 350 USD mỗi tháng - mơ ước của những du học sinh tại Mỹ lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, tiền chỉ là chuyện nhỏ. Có một điều ít ai biết rằng, cậu sinh viên hào hoa khi ấy đang được một cô gái Mỹ... đem lòng yêu thương và đề nghị kết hôn. Cô là con gái của một tỷ phú. Nhưng đó đã vĩnh viễn là bí mật của riêng ông.

Lúc này, trước mặt Hai Trung có 2 sự lựa chọn. Một là trở về để... vô khám hoặc chết trên xứ sở Việt Nam nghèo khó với cuộc chiến đang ngày càng leo thang chưa biết khi nào dừng, hai là đàng hoàng ở lại Mỹ với lý do “chỉ huy bị bắt, đã đứt liên lạc” rồi tiếp tục học hành, làm báo, kết hôn, hưởng thụ cuộc sống giàu có không bom đạn. Ở lại đất Mỹ, tính mạng của ông sẽ được bảo đảm an toàn trước sức mạnh của quyền lực, tiền bạc và tình yêu.

Nhưng lòng dũng cảm và trung thành của người lính trong ông đã quyết định: Trở về!   

Người hùng bị săn đuổi

Năm 1969, Phạm Xuân Ẩn chính thức là người của tạp chí Time sau một thời gian dài cộng tác. Những ưu đãi đặc biệt của Time dành cho thông tín viên người Việt số 1 như Phạm Xuân Ẩn luôn có một lực hấp dẫn lớn về quyền lợi như: cứ 2 năm làm cho tạp chí này, Ẩn cùng vợ có quyền nghỉ phép 1 tháng đi Mỹ chơi, báo chịu mọi phí tổn. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ nhận về mình quyền lợi đó.

Thậm chí, khi đã chắc chân ở Time, hàng loạt lời mời vẫn tới tấp bay tới: Harper, cháu của Philip Potter (trùm CIA ở Huế) tìm tới mời Trung về làm việc bán thời gian, sẵn sàng trả lương cao, hoạt động trong hàng ngũ Trần Quốc Bửu. Trung tìm hiểu, biết được thực chất công việc là chống phá phong trào cách mạng nên đã kiên quyết từ chối.

l

Vị thiếu tướng tình báo huyền thoại đã đi trọn con đường dài 23 năm ẩn mình trong lòng địch hậu, với lời dặn của anh Hai (đồng chí Dương Minh Sơn, Tư Tùng) khi dạy nghiệp vụ những ngày đầu: "Bác Hồ dạy chúng ta: Những người cán bộ tình báo phải đấu tranh cho được 3 cửa: Tình, Tiền, Tù" - Ảnh: Tư liệu

Từ chối người Mỹ xong, Trung lại bị “săn lùng” bởi cơ quan tình báo của Tưởng Kiến Quốc. Francis Cao, đại diện của tình báo Đài Loan thuyết phục Trung cộng tác, với đề nghị sẽ giới thiệu với Wang Tchen (về sau là Tham mưu phó hành quân ở Đài Loan), nhưng Trung thấy không có lợi cho cách mạng nên cũng không nhận lời.

Biết Trung là “con cá vàng” không thể để lọt mất, người Mỹ nhất định không chịu bỏ cuộc. Một đại diện khác của CIA xuất hiện: David Huston, đệ tử ruột của Edward Lansdale.

Từ năm 1961, theo lời đề nghị giúp đỡ của Jim Robinson (thông tín viên của hãng NBC), Trung sống và làm việc cận kề với David Huston. Mối giao hảo thân tình trên tư cách đồng nghiệp nhờ vả kèm cặp đã khiến Hai Trung không hề đặt vấn đề tìm hiểu về David Huston là ai.

Mãi về sau, khi David quay trở lại Việt Nam với tư cách là bí thư của Lansdale, Trung mới giật mình. Hoá ra, hai nhân vật tình báo ở hai bên chiến tuyến sống cùng nhau trong suốt thời gian dài mà vẫn giữ kín bình phong. Tuy nhiên, Huston “cáo già” bao nhiêu thì Hai Trung còn “cao thủ” hơn bấy nhiêu. Ông tiếp tục cuộc hành trình bí mật của riêng mình sau khi thận trọng điều tra và cảnh giác để giữ an toàn tuyệt đối. 

Về sau, ông tự trào nhìn lại "một tên CIA nằm bên cạnh gần 1 năm trời mà không đặt nghi vấn gì kể cũng là quá yếu và quá sơ hở rồi. Chớ để nó phát hiện ra thì chắc không còn ngồi đây mà tổng kết nữa".

Thời điểm 1969, trở lại Việt Nam, biết Trung là người quan hệ rộng, lại là người từng giúp đỡ mình, David Huston lại tiếp tục tìm đến đặt vấn đề mời Trung kinh doanh theo hình thức Mỹ bỏ vốn, mở trang trại nuôi bò sữa ở Bình Long, còn Trung quản lý. Lời để nghị cực kỳ hấp dẫn: "lời mình ăn, lỗ Mỹ chịu", chỉ kèm điều kiện là ông chủ điền trang nhận giùm một số người Thượng và người Kinh vào làm việc.

Thấy việc đi với CIA về phương diện kinh tế không có lợi cho công việc phục vụ cách mạng, Trung khéo léo từ chối.

Chưa chịu thua, David Huston lại tấn công tiếp, rủ Trung mở nhà máy cá hộp xuất khẩu, Trung cũng chỉ lắc đầu quầy quậy với lý do "kinh doanh không phải là thứ Trung ham".

CIA Mỹ chào thua. Lập tức, tình báo Anh nhảy vào. Fordaz, trùm tình báo Anh lúc bấy giờ ở Sài Gòn (nhân vật về sau nổi tiếng khi tham gia lật đổ Mossadegh ở Iran), mời Trung đến, đặt vấn đề trao đổi thông tin 2 chiều, có thù lao. Lại thêm một lần lắc đầu nữa.

Hết tình báo, tới lượt các tờ báo, hãng thông tấn khác vào cuộc... chào mời. Merton Pery, trưởng đại diện của Newsweek ở Sài Gòn cũng tới mời Trung cộng tác. Trong khi Time trả lương cho Trần Văn Trung 450 USD mỗi tháng, tiền ăn theo giá chính thức của ngân hàng 118 đồng tiền Sài Gòn ăn 1 USD, thì Newsweek sẵn sàng trả cho Trung 500 USD/ tháng, chấp nhận tính theo giá đô la chợ đen, quy đổi ra tiền Sài Gòn cao gấp nhiều lần.

Tính toán, thấy Newsweek là tờ báo có xu hướng đối lập với chính quyền Mỹ, dễ "gây thù chuốc oán" khi viết bài, Trung từ chối luôn lời mời hấp dẫn này. Nhưng tôn trọng tình đồng nghiệp, Trung giới thiệu những người khác có khả năng vào vị trí đó.

Bám chặt vào bình phong báo chí, Hai Trung đung đưa "làm xiếc" trên sợi dây quyền lực, giữa sự hỗn độn của các phe nhóm tranh giành ảnh hưởng và mong muốn người Mỹ để mắt nhiều hơn tới họ. Từ Việt Tấn Xã, tới Reuters, The New York Herarld Tribune, The Christtian Science Monitor rồi Time Magazine, Trung chấp nhận một mức lương đủ sống, đủ để làm việc và đủ để phục vụ cho cách mạng. Với ai, với phe nhóm nào, ông cũng luôn hồ hởi đón tiếp nhưng có khoảng cách đủ để an toàn, để người khác hiểu "thằng đó chỉ khoái làm báo, khoái chuyện thời sự chính trị chứ không làm chính trị, khoái tiếu lâm, chứ hoàn toàn vô hại".

Nguồn tiền lương nhận về, Hai Trung chia làm 3 phần: 1 phần nuôi gia đình; 1 phần để giao tiếp, thiết lập, mở rộng quan hệ xã hội; phần còn lại để giúp đỡ tổ chức, dần tích luỹ sẵn để phòng công tác lâu dài.

Cũng trong cảnh tranh tối tranh sáng các phe nhóm thi nhau lục đục giành ăn thời kỳ đó, Hai Trung "đã không còn sợ bọn nguỵ nó nghi ngờ gì nữa vì chẳng có thằng nào ở lâu một chỗ, thì giờ đâu mà củng cố trả thù".

Nhìn lại mình sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Đại tá Trần Văn Trung tâm sự: "Làm cho một tạp chí lớn (Time), Trung có thể mướn nhà cửa lớn, sắm xe tốt để có một lối sống của giới thượng lưu, làm hội viên các họi kỵ mã, du thuyền, Cercle Sportif, Lion Club, Rotary Club... để phát triển nguồn tin mạnh hơn nữa, nhưng Trung sợ mất thời giờ, mất phẩm chất lần lần mà không biết được, không những cho bản thân mà cho cả vợ con.

Một khi ta giải phóng hoàn toàn, đi nước ngoài thì không nói gì, nếu ở lại trong nước thì không tài nào sửa chữa được thói quen, tật xấu, tâm lý của mình và gia đình mình với một nếp sống tư sản cao như thế được".

Vị thiếu tướng tình báo huyền thoại đã đi trọn con đường dài 23 năm ẩn mình trong lòng địch hậu, với lời dặn của anh Hai (đồng chí Dương Minh Sơn, Tư Tùng) khi dạy nghiệp vụ những ngày đầu: "Bác Hồ dạy chúng ta: Những người cán bộ tình báo phải đấu tranh cho được 3 cửa: Tình, Tiền, Tù".

  • Thế Vinh - Việt Hà - Hà Trường
     
    Kỳ 17: Niềm tin tuyệt đối giữa những người đồng đội
     
    Ý kiến của bạn?
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,