Thanh danh của Đảng và thư gửi một người thất trận
Cám ơn lời nói thật của một quan chức
Bài 1: Nín thở theo chân ngựa thồ quặng lậu vượt biên
Bài 2: Xâm nhập chợ quặng lậu vùng biên
Bài 3: Những vùng đất chết khi chưa kịp... "sống"
Bài 4: "Tùng xẻo" cả đất nông nghiệp để đào vàng
Bài 5: Tiết lộ động trời chuyện "chạy" dự án ở Cao Bằng
Bài 6: Quyết tâm "xẻ thịt" cả "Đà Lạt của vùng Đông Bắc"
Clip 1: Trắng đêm theo ngựa thồ quặng lậu vượt biên
Clip 2: Chợ quặng lậu "hiên ngang" họp giữa ban ngày
Clip 3: Đi qua những "vùng đất chết" miệt biên viễn
Một vùng đất đẹp như mơ, là vùng phên dậu, tỉnh biên giới của Tổ quốc: tỉnh Cao Bằng, cái nôi của cách mạng, với những người dân sống hiền hòa, đang có nguy cơ trở thành đại công trường khai khoáng.
Thiên nhiên ưu ái cho vùng đất này những thung lũng đẹp như tranh vẽ với những tên đất, tên người khi nhắc tới ai cũng nghiêng mình: thác Bản Giốc, anh Kim Đồng...
Nhiều hơn vậy, chính lòng trung thành và khát vọng độc lập đã giúp người dân ở đây cùng cả nước viết thêm những huyền thoại mới cho vùng đất lịch sử này với các địa danh: Hang Pắc Bó, suối Lê nin, rừng Trần Hưng Đạo...
Cao Bằng, mảnh đất địa đầu Tổ quốc cũng là n
Nhưng giờ đây, cũng ở Cao Bằng, những suối Nùng, bản Pắc Bó, khu vực rừng đầu nguồn Phia Oắc – Phia Đén, thượng nguồn sông Bằng, sông Hiến, các điểm khai thác khoáng sản của huyện Hòa An, Thạch An, Trà Lĩnh, Nguyên Bình… đều giống nhau một điểm: tất cả đang trên đường hướng tới tan hoang trước nguy cơ của những dự án muốn biến nơi đây thành những công trường khai khoáng.
Tài nguyên thiên nhiên là một thế mạnh của vùng đất lịch sử này. Nhưng dùng và giữ thế nào để làm giàu cho địa phương, cho người dân bản địa được lợi ích nhiều nhất và góp phần phát triển kinh tế quốc gia, âu vẫn là một mệnh đề cần đặt nhiều dấu hỏi.
Nhóm phóng viên VietNamNet đã có một hành trình dài ngày và ghi lại những hình ảnh này:
Suối Nùng và thung lũng Pắc Bó, xã Thể Dục, huyện Nguyên Bình.
Tại xã Thể Dục, nơi có hàng chục điểm khai thác quặng thiếc, vàng sa khoáng, con suối Nùng bị giết chết bởi những hố quặng sâu hoắm và những đống đất đá chất cao như núi. Cả một thung lũng rộng hàng chục ha, trước kia là ruộng lúa, nay đã biến thành một công trường khai quặng khổng lồ.
Xã Tam Kim với khung cảnh yên bình của một vùng đất hoang sơ, cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá nếu như dự án khai thác vàng sa khoáng được triển khai tại đây.
Bắc Um - Pắc Dài, xã Tam Kim - mảnh đất đang bị đe dọa sẽ bị lật tung để đổi lấy 160kg vàng sa khoáng nếu như UBND tỉnh vẫn nhất quyết bắt dân phải bàn giao đất nông nghiệp cho doanh nghiệp.
Vùng biên xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh nhức nhối với con đường vận chuyển quặng lậu sang bên kia biên giới bằng ngựa thồ qua con đường tiểu ngạch.
Bức tranh nhức nhối về thực trạng khai thác khoáng sản, chắc chắn những người có tinh thần trách nhiệm sẽ không khỏi bàng hoàng kinh ngạc.
Toàn cảnh thung lũng Pắc Bó - xã Thể Dục.
Ít ai có thể chắc chắn, trước đây nó là một dòng suối có tên suối Nùng. |
Những người dân hàng ngày, hàng giờ đang "chung tay"... tàn phá chính môi trường sống của mình. |
Những điểm khai thác quặng trái phép qua ống kính phóng viên VietNamNet. |
Và đây là một phần của dòng suối Nùng còn... sống! |
Điểm tập trung quặng thiếc "mọc" trước trụ sở UBND xã Thể Dục. |
Đất ruộng dưới chân núi của bà con người Mán (xã Phan Thanh) bị "cao lanh hóa" do đất thải từ khai trường khai thác cao lanh của DN Tiến Hiếu trên đỉnh núi. |
Con đường xuất quặng tiểu ngạch vùng biên huyện Trà Lĩnh |
Nhức nhối Nguyên Bình |
Và, trên con đường tận mục những vùng đất chết, chúng tôi cũng không khỏi trầm trồ trước những phong cảnh dọc đường đi, mà có lẽ là rất hiếm hoi, còn yên bình, trong trẻo như đang say ngủ.
Những bản làng hiền như mơ là bức tranh trái ngược so với những gì đang hiện hữu ở những "vùng đất chết". |
Biệt thự cổ kính hàng trăm năm theo kiến trúc Pháp tọa lạc giữa "Đà Lạt của vùng Đông Bắc" Phia Oắc - Phia Đén. |
Cuộc sống sẽ bình yên, nếu như không có những khai trường như thế! |
- Nhóm PV Điều tra