,
221
3765
Trẩy hội báo xuân
baoxuan
/tet/baoxuan/
758638
Thực hiện hiệp định hợp tác KHCN Việt Nam – Hoa Kỳ: 5 năm nhìn lại
1
Article
3761
Tết
tet
/tet/
,

Thực hiện hiệp định hợp tác KHCN Việt Nam – Hoa Kỳ: 5 năm nhìn lại

Cập nhật lúc 17:33, Thứ Ba, 24/01/2006 (GMT+7)
,

Chúng ta vui mừng nhận thấy với khoảng thời gian chưa dài, mới 5 năm kể từ ngày Hiệp định được ký kết, hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước đã có bước phát triển mới với những kết quả rất đáng khích lệ.

 

Soạn: AM 685445 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết hiệp định hợp tác song phương về khoa học và công nghệ với nhiều nước trên thế giới. Cùng với việc quan tâm nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng thành công các công nghệ thích hợp để phát triển kinh tế –xã hội, Việt Nam cũng quan tâm đặc biệt tới việc phát triển công nghệ cao, nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó hợp tác với Hoa Kỳ được coi là một trong những ưu tiên. Ngày 17 tháng 11 năm 2000, nhân dịp Tổng thống Mỹ B.Clinton sang thăm Việt Nam, Hiệp định Hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã được ký kết tại Hà Nội, mở ra một thời kỳ mới về hợp tác KH&CN giữa hai nước.

 

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và 5 năm ký Hiệp định Hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức Những ngày khoa học và công nghệ Việt Nam-Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 11 năm 2005, với những hoạt động khác nhau: triển lãm các kết quả hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước, tổ chức các hội thảo khoa học về thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ, hội thảo về nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh liên kết giữa nghiên cứu khoa học với giáo dục đào tạo thông qua Sáng kiến Thiên niên kỷ, công nghệ xử lý ô nhiễm và môi trường, atlas về thảm họa thiên nhiên khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Nhiều nhà khoa học Việt Nam, Mỹ và các nước khác đã nhiệt tình tham dự và trình bày các báo cáo khoa học, tham gia thảo luận tại các hội thảo nói trên. Trong không khí sôi nổi của những ngày này, phiên họp lần thứ 5 của ủy ban hỗn hợp về Hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được tiến hành.

 

Chúng ta vui mừng nhận thấy với khoảng thời gian chưa dài, mới 5 năm kể từ ngày Hiệp định được ký kết, hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước đã có bước phát triển mới với những kết quả rất đáng khích lệ. Hai bên đã xác định 7 lĩnh vực hợp tác ưu tiên bao gồm: công nghệ thông tin; tiêu chuẩn hóa và đo lường; khoa học về biển; khí tượng thủy văn và môi trường; y tế cộng đồng; công nghệ sinh học, nông nghiệp; giáo dục và trao đổi nghiên cứu khoa học.

 

Nội dung hợp tác giữa cộng đồng khoa học và công nghệ hai nước đã gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các dự án hợp tác không chỉ dừng lại ở việc trao đổi thông tin, tham quan khảo sát, mà đã được tăng cường với các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn công nghệ và hỗ trợ trang thiết bị cần thiết. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay  có 65 dự án đã và đang được triển khai, trong đó có nhiều dự án đạt kết qủa tốt, hiệu quả cao và thu hút nhiều nhà khoa học hai nước tham gia.

 

Đặc biệt, trong sự hợp tác KH&CN giữa hai nước, ngoài sự tham gia của các nhà khoa học còn có sự tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ cũng đóng góp phần không nhỏ giúp cho hợp tác KH&CN sôi động hơn và gắn kết hơn với hợp tác kinh tế giữa hai nước. Tháng 12 năm 2003, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ký với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế Hoa Kỳ (IDG) Bản ghi nhớ về phát triển vốn đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực KH&CN ở Việt Nam. Tháng 3 năm 2004, IDG đã thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đến năm 2010 là 100 triệu USD, và sẽ tiếp tục tăng thêm trong những năm tiếp theo.

 

Quỹ Giáo dục Việt Nam-Hoa Kỳ ( VEF ) và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ký thỏa thuận nghiên cứu xây dựng mô hình trung tâm xuất sắc (Center of Exellence), theo Sáng kiến khoa học Thiên niên kỷ ( Millenium Science Initiative – MSI ) do Ngân hàng Thế giới đề xướng. Đây là những tổ chức tập hợp các nhà khoa học có trình độ cao, có uy tín quốc tế, hoạt động theo cơ chế tuyển chọn, cạnh tranh, được nhận những ưu đãi đặc biệt để nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm KH&CN có tầm cỡ quốc tế và có ý nghĩa thực tiễn đối với phát triển KH&CN và phát triển kinh tế - xã hội.

 

Hợp tác KH&CN với Hoa Kỳ, một trung tâm công nghệ cao của thế giới ngày nay, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển và hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam. Những ngày KH&CN Việt Nam-Hoa Kỳ vừa qua đã diễn ra sôi nổi và có kết quả tốt đẹp. Thành công của những hoạt động này đã góp phần tích cực, thúc đẩy sự phát triển hợp tác KH&CN giữa hai nước.

 

(Theo Tạp chí Việt Mỹ)

 

 

,
,