221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
829996
Làn sóng đầu tư nước ngoài trở lại VN
1
Article
null
Làn sóng đầu tư nước ngoài trở lại VN
,

Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài trong bối cảnh nước này nỗ lực trở thành thành viên WTO và giá nhân công leo thang ở Trung Quốc, Ấn Độ. Bài viết của Pocha trên tờ Boston Globe số ra ngày 12/8.

"Đổ xô đi tìm vàng"

Trong hai mươi năm kể từ khi VN bắt đầu chính sách cải cách và mở cửa, đất nước này gần như đã bỏ lỡ cơ hội trở thành sự thần kỳ kinh tế mới của Đông Nam Á.

Tuy nhiên, việc VN ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ năm 2001 và những nỗ lực đàm phán để gia nhập WTO hiện nay, cùng với giá nhân công leo thang ở Trung Quốc và Ấn Độ đã góp phần hâm nóng mối quan tâm của các nhà đầu tư toàn cầu đối với nước này.

"Việt Nam đang là tâm điểm của sự chú ý. Nó giống như một cuộc đổ xô đi tìm vàng vậy", ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc Intel Việt Nam ví von.

"Thật ngớ ngẩn nếu bạn bỏ lỡ cơ hội này", ông Phúc nói.

Cho tới gần đây thì những lời mô tả của ông Phúc có vẻ sẽ chính xác hơn nếu như nói về Trung Quốc, và ở một mức độ thấp hơn là Ấn Độ. Tuy nhiên, khi nguồn vốn đổ vào hai nước trên, giá nhân công cũng tăng từ 25 đến 40% vào năm ngoái, làm giảm đi sức hấp dẫn của những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á này.

Hiện nay, phải mất 125 USD một tháng mới thuê được một công nhân ở miền Nam Trung Quốc và mất khoảng 750 USD/tháng để mướn một kỹ sự phần mềm hạng trung ở Ấn Độ. Mức lương này nghe có vẻ thấp nhưng ở TP.HCM, mức lương tháng tối thiểu của một công nhân nhà máy là 65 USD và 350 USD đối với một quản lý trẻ. Chưa kể đó là mức lương được áp dụng sau khi chính phủ đã tăng lương tối thiểu lên 40% hồi tháng 2.

Ông Phúc giải thích rằng đó là một phần lý do vì sao Intel đã bỏ qua cơ hội mở rộng hai nhà máy của hãng này ở Chengdu và Pudong (TrungQuốc) để mở một nhà máy sản xuất con chíp trị giá 600 triệu USD tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn, cách TP.HCM 30 dặm về phía Đông.

"Đặt cược vào VN là một nguy cơ có thể tính trước được nhưng Intel muốn là người tiên phong. Và khi Intel đến bất cứ đâu, Dell và HP sẽ theo sau. Vì thế, bạn sẽ thấy VN đang trên đà tăng trưởng mạnh".

Phối cảnh nhà máy Intel tại khu công nghệ cao Sài Gòn, một dự án trị giá 600 triệu USD. Intel đang muốn là "người tiên phong" tại thị trường Việt Nam.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã từng "vỡ mộng" về một Việt Nam chuyển đổi kinh tế. Hà Nội đã từng thực hiện những bước đổi mới kinh tế đầu tiên vào năm 1986, nhưng tiến triển chậm chạp suốt một thập kỷ.

Vào năm 1995, Việt Nam đã nổi tiếng trở lại khi nước này bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Nhưng cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 đã nhanh chóng làm nguội lạnh mối quan tâm của các nhà đầu tư đối với những thị trường châu Á mới nổi.

"Đúng là VN đi chậm hơn Trung Quốc trong việc mở cửa nhưng VN thận trọng hơn" nhận xét của Doan Kham, một người Mỹ gốc Việt 34 tuổi, đã từ bỏ công việc ở Ngân hàng Hoa Kỳ để trở về đây và thành lập một quỹ quản lý vốn có tên gọi Hozizon Capital Advisors. "Tiền đồng (tiền Việt Nam) không dao động nhiều, hạ tầng ngày càng được cải thiện và hệ thống ổn định", Kham khen ngợi.

Niềm tin mới

Niềm tin ngày càng tăng vào nền kinh tế VN đang trở nên rõ ràng hơn khi các nhà đầu tư nước ngoài háo hức thu mua trái phiếu Chính phủ phát hành hồi tháng 10.

Hà Nội đã có kế hoạch dành 115 tỷ USD nâng cấp cơ sở hạ tầng trong 5 năm tới và yêu cầu các nhà đầu tư 500 triệu USD. Đáp lại là 4,5 tỷ USD và cuối cùng đã quyết định tăng thêm 750 triệu USD.

Chính phủ VN cũng đã công bố kế hoạch thu hút 25 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 5 năm tới. Và các nhà đầu tư đã rót vào VN 5,8 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm ngoái, góp phần giúp nền kinh tế nước này tăng trưởng 8,5%, theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á.

Hiệp định Thương mại song phương Việt Mỹ đã góp phần rất lớn giúp VN xuất khẩu lượng hàng hoá trị giá 6,5 tỷ USD năm ngoái. Nhưng Hà Nội cũng đang tiến hành những bước đi quan trọng nhằm đẩy mạnh đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước.

Trước đó, hai bộ luật điều chỉnh kinh doanh tại VN - Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã trao cho các công ty Nhà nước nhiều ưu đãi so với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng năm vừa qua, các luật này đã được sửa đổi và sân chơi cho các doanh nghiệp đã phần nào trở nên công bằng hơn.

Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài vẫn bị giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn trong khoảng 49% đối với một công ty được niêm yết chứng khoán, song những hạn chế lâu nay như ngăn cản các nhà đầu tư sở hữu chi nhánh 100% vốn nước ngoài đã được dỡ bỏ.

Doan nói rằng không có gì phải nghi ngờ khi chính phủ "muốn tư nhân hoá và cổ phần hoá" phần lớn khu vực nhà nước vốn làm ăn không hiệu quả. Doan lấy dẫn chứng quyết định của chính phủ hồi tháng Giêng cho phép Vinamilk, một trong những doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Giới đầu tư nước ngoài đang háo hức tranh thủ sự tăng trưởng này đã được khuyến khích hơn nữa từ bản báo cáo của Merrill Lynch. Báo cáo này cho biết Việt Nam "sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á trong 10 năm tới" và cổ phiếu của Việt Nam giá trị 10 năm căn cứ và hiệu lực của các thay đổi chính sách gần đây.

Khởi đầu vào năm ngoái, một số quỹ đầu tư hướng tới Việt Nam đã được thành lập, trong đó có quỹ IDG trị giá 100 triệu USD đầu tư vào ngành công nghệ thông tin non trẻ nhưng đầy hứa hẹn của Việt Nam.

Sức hấp dẫn về kinh tế của Việt Nam cũng được người sáng lập Microsoft chú ý. Bill Gates đã tới thăm VN lần đầu tiên vào tháng Tư và phát biểu rằng nước này có tiềm năng phát triển thành một trung tâm outsourcing như Ấn Độ. Với thu nhập bình quân đầu người 650 USD/năm, các số liệu chính thức cho biết tỷ lệ đói nghèo từ 58% năm 1993 xuống còn 19% hiện nay và tiêu dùng trong nước tăng 20% năm ngoái.

Tuy nhiên, hệ thống nhà nước của Việt Nam vẫn còn kém minh bạch, cho dù người ta sẽ không thể biết được điều này trên đường phố, bởi đất nước này có nền văn hoá Đông Nam Á cởi mở.

Nạn tham nhũng khá phổ biến. Christopher Muessel, một luật sư làm việc cho Baker &McKenzie, hãng luật hàng đầu thế giới và hiện là phó Chủ tịch Amcham TP.HCM nhận xét rằng ở VN khó tìm thấy những nhà quản lý đẳng cấp quốc tế và hệ thống luật pháp còn mong manh.

Doan nói rằng trong khi Việt Nam chào mời rất nhiều cơ hội thì nước này vẫn "không thể cạnh tranh thực sự với Trung Quốc và Ấn Độ vì VN không so sánh được về quy mô".

Nhưng không phải là Trung Quốc có thể lại là một điều tốt vào thời điểm mà giới quan chức và lãnh đạo hiệp hội nhận thức ngày càng rõ ràng hơn về lợi ích của mối quan hệ kinh tế với Mỹ.

  • Thuỳ Ly (gt)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,