221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1294590
Thực tập sinh nước ngoài đang bị bóc lột tại Nhật?
0
Article
null
Thực tập sinh nước ngoài đang bị bóc lột tại Nhật?
,
 

Sáu phụ nữ trẻ đến thành phố Hiroshima lịch sử cách đây ba năm. Họ nằm trong số hàng chục nghìn người nước ngoài được đưa tới Nhật Bản mỗi năm vì được cam kết sẽ được học nghề tốt, được trả lương cao và một cơ hội có cuộc sống khấm khá hơn khi trở về nhà.  

TIN BÀI MỚI

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Nước mắt rơi trên khuôn mặt một nữ thực tập sinh trẻ ở Nhật Bản.
Nước mắt rơi trên khuôn mặt một nữ thực tập sinh ở Nhật Bản.


Thế nhưng, những người phụ nữ này than rằng họ bị bắt phải làm 16 giờ mỗi ngày với công việc lắp ráp điện thoại di động nhưng mức lương thì dưới cả tối thiểu, được dạy nghề qua loa, và tất cả đều dưới sự bảo trợ của một chương trình "thực tập sinh nước ngoài" mà những người chỉ trích gọi là bí mật bẩn thỉu của Nhật Bản công nghiệp. 

"Đầu tôi đau, họng tôi rát", trích lời Zhang Yuwei, 23 tuổi, người điều hành một chiếc máy in bàn phím điện thoại. Cô vừa kể vừa chống chọi với làn khói mà theo Zhang, nó độc hại đến nỗi những người quản lý bảo với nhân viên người Nhật tránh xa khu làm việc của cô gái này.

Zhang cho hay, cô được tự do đi khỏi nhà máy hồi tháng trước sau khi người chủ phát hiện ra cô và 5 người đồng hương than phiền với một nhân viên xã hội về điều kiện làm việc của họ. Một luật sư Nhật Bản giờ đang giúp nhóm này kiện người chủ cũ, đòi bồi thường 207.000 USD tiền lương và những thiệt hại phải hứng chịu.

Theo những người chỉ trích, các thực tập sinh nước ngoài từ lâu đã là nguồn khai thác lao động rẻ mạt ở một đất nước có dân số già hóa thuộc loại nhanh nhất thế giới và tỷ lệ sinh thấp nhất này. Trên thực tế, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng, đặc biệt là các công việc cực nhọc ở nông trang hoặc các nhà máy nhỏ do gia đình điều hành.

"Nạn ngược đãi thực tập sinh nước ngoài dường như là rất phổ biến", Shoichi Ibusuki, một luật sư về nhân quyền ở Tokyo nói.

Trên toàn châu Á, khoảng 190.000 thực tập sinh đang phải làm việc quần quật trong các nhà máy và nông trại ở Nhật Bản. Họ được đưa tới đất nước này, về mặt lý thuyết, để học chuyên môn về công nghệ theo một chương trình hỗ trợ quốc tế do chính phủ Nhật khởi xướng hồi thập niên 1990.  

Đối với các doanh nghiệp, chương trình thực tập sinh do chính phủ bảo trợ này tạo cho họ một cơ hội thuê lao động nước ngoài. Nhưng theo giới chỉ trích, không những không được luật pháp bảo vệ đầy đủ, lực lượng lao động này còn bị đẩy vào làm việc trong những điều kiện dưới chuẩn, thậm chí là chết người.  

Các số liệu của chính phủ cho thấy, ít nhất 127 thực tập sinh đã tử vong kể từ năm 2005 - tương đương tỷ lệ 1/2.000 người. Theo các chuyên gia, con số này là cao ở người trẻ vì họ phải trải qua sự kiểm tra nghiêm ngặt về sức khỏe mới được tham gia chương trình. Nhiều ca tử vong liên quan tới đột quỵ hoặc đau tim, một thực tế mà các nhóm hoạt động vì quyền của người lao động quy kết là do làm việc quá căng thẳng. 

Bộ Tư pháp Nhật Bản phát hiện hơn 400 trường hợp thực tập sinh bị ngược đãi tại các công ty trên toàn nước này năm 2009, trong đó có việc không trả lương theo quy định của luật pháp và buộc người lao động phải làm việc trong những điều kiện nguy hiểm. Trong tháng 7, các thanh tra lao động ở miền trung Nhật Bản kết luận rằng, Jiang Xiaodong - một thực tập sinh Trung Quốc 31 tuổi - chết vì suy tim do làm việc quá sức.  

Chịu áp lực từ các tổ chức nhân quyền và nhiều vụ kiện tụng tại tòa, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu giải quyết một số vụ lạm dụng tệ hại nhất liên quan tới chương trình "Thực tập sinh nước ngoài".  

Zhang Juan, 22 tuổi, và các lao động Trung Quốc viết đơn đòi tiền làm quá giờ mà họ cho rằng mình chưa được trả. (Ảnh: NY Times)
Zhang Juan, 22 tuổi, và các lao động Trung Quốc viết đơn đòi tiền làm quá giờ mà họ cho rằng mình chưa được trả. (Ảnh: NY Times)


Sau một năm đào tạo, khoảng thời gian mà người lao động nhập cư nhận được khoản trả dưới mức lương tối thiểu, họ được phép làm việc thêm 2 năm nữa trong lĩnh vực chuyên môn với các mức lương hợp lệ. Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia lao động và hàng chục thực tập sinh cho thấy, lao động nước ngoài hiếm khi đạt được mức lương đó.  

Trên giấy tờ, các khoản lương cam kết dường như vẫn hấp dẫn rất nhiều lao động nhập cư. Nhiều người đến từ các vùng nông thôn Trung Quốc, nơi thu nhập bình quân đầu người sau thuế chỉ khoảng 750 USD/năm.

Để đảm bảo có chân trong chương trình, những thực tập sinh tương lai phải trả gấp nhiều lần số tiền đó vào các khoản chi phí và tiền đặt cọc cho người môi giới ở địa phương. Nhiều khi, họ phải thế chấp cả nhà cửa và các tài sản như vậy sẽ bị tịch thu nếu như thực tập sinh bỏ việc giữa chừng hoặc gây phiền toái. 

Tổ chức Hợp tác Đào tạo quốc tế Nhật Bản (Jitco), đơn vị điều hành chương trình nói trên, nói rằng họ biết một số công ty lạm dụng hệ thống này và đang thực hiện các bước hướng tới giải quyết những trường hợp xấu nhất. Tổ chức này cũng có kế hoạch đảm bảo rằng "thực tập sinh sẽ nhận được sự bảo vệ về luật pháp, và các trường hợp gian lận sẽ bị xử lý", Jitco khẳng định trong một văn bản phúc đáp. 

Theo Zhang, cô đã phải nộp 8.860 USD cho người môi giới ở tỉnh Hà Bắc để được tham gia vào chương trình của Nhật Bản. Cô được phân công tới một phân xưởng do Modex-Alpha điều hành chuyên lắp ráp điện thoại. Zhang cho hay, chủ của cô yêu cầu cô nộp hộ chiếu và cho cô cùng 5  thực tập sinh khác ở trong một căn hộ chật hẹp không có lò sưởi.

Trong năm đầu tiên, Zhang làm việc 8 giờ mỗi ngày và nhận được 660 USD/tháng sau nhiều lần khấu trừ, theo hồ sơ tại tòa án - tức 3,77 USD mỗi giờ, chưa bằng nửa mức lương tối thiểu ở Hiroshima. Không chỉ có thế, toàn bộ tiền lương, ngoại trừ 170 USD, bị công ty giữ lại để "tiết kiệm" và chỉ trả hết sau khi Zhang đòi công ty thanh toán đầy đủ.

Trong năm thứ 2, lương hàng tháng của cô tăng lên khoảng 1.510 USD, tức 7,91 USD/giờ, theo hồ sơ tòa án. Con số này vẫn thấp hơn mức lương tối thiểu 8,56 USD trong ngành điện tử ở Hiroshima. Và các chủ lao động giữ tất cả trừ 836 USD/tháng trả cho tiền ở và các chi phí khác.   

Và kể từ khi được tăng lương, Zhang cho biết cô phải làm việc 16 giờ mỗi ngày, 5 hoặc 6 ngày mỗi tuần.

Modex-Alpha từ chối bình luận về miêu tả của Zhang.

Nằm trong nỗ lực của chính phủ nhằm làm trong sạch chương trình, bắt đầu từ ngày 1/7, mức lương tối thiểu và các điều khoản bảo vệ lao động khác, lần đầu tiên, đã được áp dụng cho lao động năm đầu tiên. Chính phủ cũng ra lệnh cấm giữ hộ chiếu của thực tập sinh.  

Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng, sẽ rất khó mà thay đổi lệ cũ của chương trình này.

Những căng thẳng về kinh tế cũng là một yếu tố. Các công ty lớn như Toyota và Mazda đã di chuyển hầu hết các hoạt động sản xuất của mình sang Trung Quốc để tận dụng nhân công giá rẻ ở đây nhưng các doanh nghiệp nhỏ hơn thì không đủ khả năng làm vậy và họ vẫn chịu áp lực phải cắt giảm chi phí.  

"Nếu các doanh nghiệp đó thuê lao động Nhật, họ sẽ phải trả lương", Kimihiro Komatsu, một tư vấn lao động ở Hiroshima, nói. "Trong khi đó, thực tập sinh có thể làm việc với mức lương tối thiểu ít ỏi".

Kimihiro Komatsu (giữa) là tư vấn lao động ở Hiroshima, chuyên giúp các lao động nước ngoài phải làm việc quá giờ hoặc chịu đựng các vấn đề khác. (Ảnh: NY Times)
Kimihiro Komatsu (giữa) là tư vấn lao động ở Hiroshima, chuyên giúp các lao động nước ngoài phải làm việc quá giờ hoặc chịu đựng các vấn đề khác. (Ảnh: NY Times)


Trong gần 3 năm qua, Catherine Lopez, 28 tuổi, một thực tập sinh đến từ Cebu, Philippines, đã phải làm việc 14 tiếng mỗi ngày, đôi khi 6 ngày mỗi tuần cho một nhà cung cấp cho hãng ôtô Mazda. Cô nhận được 1.574 USD/tháng, tương đương 7,91 USD/giờ - dưới mức lương tối thiểu 8,83 USD cho nhân viên ngành ôtô ở Hiroshima.  

Lopez cho hay, các nhà quản lý người Nhật tại hãng cung cấp Kajiyama Tekko thường xuyên lạm dụng về ngôn ngữ đối với tổ làm việc gồm 6 thực tập sinh của cô. Họ yêu cầu tất cả phải tuân thủ quy định nếu không muốn "bơi về Philippines". 

Yukari Takise, một quản lý tại Kajiyama Tekko, bác bỏ cáo buộc của Lopez. "Nếu họ không thích công việc ở đây, họ có thể về nhà", Takise nói. 

Tuy nhiên, sau điều tra của một phóng viên báo New York Times, một công ty tổ chức chương trình thực tập sinh ở Hiroshima, Ateta Japan, nói rằng họ đã đề nghị Kajiyama Tekko tính lại mức lương trả cho thực tập sinh nước ngoài và yêu cầu công ty cho nhân viên nghỉ bù những ngày lễ mà họ bị bắt phải đi làm. 

"Họ có thể đã quá đáng với thực tập sinh", trích lời Hideki Matsunishi, chủ tịch công ty Ateta Japan. "Nhưng bạn cũng nên thông cảm cho họ, bởi vì tất cả đều đang phải vật lộn trong nền kinh tế này".

  • Thanh Hảo (Theo NY Times)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”
Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”

Khu tự trị dân tộc Miêu (Trung Quốc) có một nơi mà cảnh quan cực kỳ độc đáo đó là những hòn đá biết “đẻ trứng”.

,
,
,