221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
576718
Charles-Camilla: Cùng nhau, họ vượt qua bão táp?
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Charles-Camilla: Cùng nhau, họ vượt qua bão táp?
,

Chàng yêu nàng và nàng cũng yêu chàng. Nhưng đám cưới giữa Thái tử Anh Charles và Camilla Parker Bowles sẽ không mang màu "thần thoại" như hôn lễ giữa Charles và Diana 24 năm về trước.

Cặp uyên ương xuất hiện tại Lâu Đài Windsor

Câu chuyện tình giữa hai người thật sự rất dài và liên quan tới hàng loạt phạm trù quan trọng từ việc đảo lộn truyền thống hoàng gia, khủng hoảng tôn giáo, đạo đức, cắm sừng tới những câu chuyện phiếm về "miếng băng vệ sinh phụ nữ". Song tuyên bố về hôn lễ của họ vào ngày 8/4 tới đây dường như là một cú "hạ cánh đột ngột" sau trận cuồng phong tình ái kéo dài suốt 35 năm trời. Họ vẫn gắn kết với nhau dù mỗi người đều có 1 cuộc hôn nhân riêng, dù cả hai đều ly dị, đều trải qua những vụ scandal và Charles thì chịu sự coi thường của con cái còn Camilla thì bị xúc phạm ngay tại một cửa hàng bán rau quả ngoài đường phố Wiltshire.

Sau khi tin tức về đám cưới lọt ra ngoài, cô dâu tương lai nay đã 57 tuổi đã xuất hiện trước các phóng viên tại Lâu đài Windsor, sung sướng khoe chiếc nhẫn đính hôn bằng bạch kim và hột xoàn lấp lánh vốn là của gia bảo trong hoàng gia Anh. Khi ống kính camera loé lên, Camilla tiết lộ rằng Charles, vị Thái tử 56 tuổi của nước Anh đã quỳ gối xin cầu hôn bà.

Tại sao lại lúc này?

Gần đây, một uỷ ban thuộc Hạ viện Anh đã tiến hành điều tra các khoản chi tiêu của Thái tử sau khi người ta phát hiện mỗi năm Charles tiêu tốn tới 500.000 USD, một phần số này là tiền đóng thuế của người dân. Tâm điểm chỉ trích là Camilla Parker Bowles. Do vậy, một cuộc hôn nhân sẽ làm hạ nhiệt những làn sóng công phẫn bởi lẽ đơn giản: tiêu tiền cho vợ cao quý hơn tiêu tiền cho tình nhân.

Charles cũng thường xuyên bị bẽ mặt vì cách đối xử mà mọi người dành cho Camila do địa vị mơ hồ của bà. Một sự cố ngoài ý muốn đã xảy ra vào tháng 11 năm ngoái, tại lễ cưới của con trai đỡ đầu Edward van Cutsem và Tiểu thư Tamara Grosvenor, con gái Công tước xứ Westminster. Cha mẹ của Edwards là Hugh và Emilie van Cutsem từng rất thân thiết với Charles và Camilla. Emilie thậm chí còn cho cặp uyên ương dùng căn nhà của bà để hò hẹn suốt những năm Charles duy trì quan hệ với Diana. Song lần này, Charles và Camilla bị yêu cầu ngồi cách nhau vài hàng ghế tại Nhà thờ Chester và đi về trên hai chiếc xe riêng. Điều đó giống như một giọt nước làm tràn ly. Hai kẻ si tình phải cách xa nhau và Charles bắt đầu thảo luận một cách nghiêm túc với các cố vấn thân cận về đám cưới.

Camilla sung sướng khoe chiếc nhẫn đính hôn.

Nhiều nhà quan sát hoàng gia cho rằng Nữ hoàng Elizabeth, 78 tuổi muốn cặp uyên ương cưới một thời gian dài trước khi bà mất để không còn gì đe doạ Charles kế vị ngai vàng. "Bà muốn đảm bảo rằng Charles và Camilla có thời gian giành được sự đồng tình của công chúng", Ingrid Seward, chủ biên tạp chí Majesty nhận định. Ngoài ra cũng có những áp lực từ thế hệ sau. Con trai của Camilla, Tom, năm nay 30 tuổi sẽ kết hôn vào tháng 9 tới. Các cận thần trong triều đình thì khúm núm với ý nghĩa Hoàng tử William, 22 tuổi đường hoàng đi giữa giáo đường trong khi cha anh vẫn "dấm dúi" trong bóng tối với cô nhân tình.

Vài tháng trở lại đây, Nhà thờ Anh bắt đầu gây sức ép với Charles vì dường như người cai quản nhà thờ trong tương lai không thể công khai sống trong tội lỗi với một cô nhân tình. Đám cưới đúng nghi lễ tôn giáo là không thể thực hiện bởi những nguyên tắc ngặt nghèo của nhà thờ liên quan tới việc tái hôn của những người từng một lần ly dị. Về phía Charles, mọi việc đơn giản hơn bởi lẽ Diana đã ra đi trong tai nạn xe hơi năm 1997. Song người chồng cũ của Camilla - Quý ông Andrew Parker Bowles, từng giữ tước hiệu Cây đũa bạc trong đội kỵ binh hoàng gia vẫn đang "sống sờ sờ". Một lễ cưới theo nghi thức bình dân sau đó là lễ cầu nguyện tại nhà thờ xem ra là giải pháp ổn thoả nhất.

Mặc dù những cuộc thăm dò dư luận tuần trước cho thấy đa số người Anh phản đối đám cưới này, làn sóng chống đối sẽ giảm dần. Các cuộc thăm dò trong hoàng gia Anh cho thấy tỉ lệ ủng hộ Camilla đang tăng cao. Trên những đường phố London, không hề xuất hiện bầu không khí náo nhiệt tưng bừng như trước lễ đính hôn giữa Charles và Diana hồi năm 1981. Song những người hâm mộ cố Công nương cũng không đưa ra nhiều lời xúc phạm, lăng mạ mặc dù họ vẫn đổ lỗi cho Camilla về sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân trước đây. Người ta kháo nhau rằng hồi đầu tuần trước, các thành viên trong Hoàng gia đã hỏi ý kiến ông về thời gian tiến hành hôn lễ. Ông không hề phản đối mặc dù sự kiện này sẽ ảnh hưởng tới chiến dịch tranh cử nhiệm kì 3 của ông. Thủ tướng thậm chí còn gửi lời chúc mừng của nội các tới đôi uyên ương.

Tình yêu vượt qua thử thách

Đôi uyên ương tại Dinh thự Clarence.

Tuy nhiên, vẫn còn một số câu hỏi liên quan tới hiến pháp vẫn chưa thể giải đáp. Một khi Charles và Camilla kết hôn, bà đương nhiên sẽ trở thành người phụ nữ quyền quý thứ hai trong hoàng gia sau Nữ hoàng song bà sẽ không có địa vị chính thức. Từ bây giờ, bà sẽ được gọi là Công nương - Nữ công tước xứ Cornwall. Và mặc dù phu nhân của mọi vị vua nước Anh trước đây đều được gọi là Hoàng hậu, Camilla sẽ chỉ được gọi là "Hoàng thê tức là Công nương vợ vua" một khi Charles trở thành Vua. Từng có một tiền lệ duy nhất là Albert - Hoàng phu của Nữ hoàng Victoria. Song một số học giả tỏ ra không mấy hoan nghênh cách gọi này. "Vợ của nhà vua xưa nay vẫn được gọi là Hoàng hậu", Vernon Bogdanor, giáo sư nghiên cứu về chính phủ tại Đại học Oxford phát biểu. "Tôi không nghĩ rằng họ có thể thay đổi điều này mà không cần một đạo luật của Nghị viện".

Song đây dường như chỉ là một khó khăn nhỏ so với hàng loạt cản trở mà cặp uyên ương đã vượt qua. Sau cái chết của Diana, Charles từ chỗ là một kẻ "đểu cáng" nhanh chóng trở thành một người cha đáng yêu. Trong một chuyến đi tới miền bắc nước Anh chỉ vài ngày sau thảm hoạ với Công nương Diana, ông đã khiến một đám đông phải rơi nước mắt khi ông bày tỏ lời cảm ơn trước sự ngậm ngùi của công chúng với cố công nương. Sau đó là những bức hình đầy tình cảm chụp Charles và Harry tại Nam Phi, Charles và hai con trai tại Thuỵ Sĩ... Khi mối quan hệ cha con được cải thiện, Charles bắt đầu nỗ lực đưa hai Hoàng tử hoà nhập vào cuộc sống của ông và Camilla - người đàn bà được ông coi là "chuẩn mực". Lần đầu tiên Camilla gặp William là vào năm 1998 và mặc dù cuộc gặp diễn ra rất suôn sẻ, bà cũng rất thận trọng kể lại với một người bạn. Kể từ khi đó, William và Harry bắt đầu chấp nhận Camilla.

Camilla (trái) và Công nương Diana thập niên 80.

Cũng bắt đầu từ đây, Charles và Camilla tỏ ra hoà đồng hơn trong thế giới của hai người. Cả hai đều thích làm vườn, đua ngựa, và săn cáo. Họ cùng có trí óc hài hước và luôn duy trì ngọn lửa đam mê đối với nhau từ lần đầu tiên họ gặp gỡ trong một sân chơi polo đầu thập niên 70. Đã từng có lần Charles nói rằng không cưới Camilla hồi đó là sai lầm lớn nhất trong đời ông. Mối liên hệ của họ là ví dụ điển hình cho những mối tình đầu mãnh liệt.

Mặc dù năm 1973, Camilla kết hôn với Parker Bowles khi Charles đang theo đuổi sự nghiệp hải quân, họ chưa bao giờ ngừng liên lạc. Charles là cha đỡ đầu cho con trai của bà - Tom sinh năm 1974 và bà đã cùng đi với Charles tới Zimbabwe để dự những lễ kỷ niệm ngày độc lập năm 1980. Sau khi Charles tuyên bố đính hôn cùng Diana, ông tặng bà một chiếc vòng tay "tạm biệt" để cảm ơn vì sự "đồng cảm và ủng hộ" mà bà dành cho ông. Mặc dù hai người không thân mật trong những năm đầu sau hôn lễ giữa Charles và Diana, Charles và Camilla đã lại tìm đến với nhau sau khi Hoàng tử Harry ra đời năm 1984. Năm 1993, một vài tờ báo nhỏ đã chụp được đoạn băng ghi âm cuộc điện đàm của cặp uyên ương năm 1989 trong đó Charles thú nhận khao khát được làm "miếng băng vệ sinh" của Camilla và bày tỏ sự hối lỗi vì tất cả những điều tiếng mà Camilla phải chịu do mối quan hệ của hai người. "Người yêu của em, đừng ngớ ngẩn như vậy", đó là câu trả lời của Camilla. "Em không phải chịu đựng vì anh. Đó là tình yêu, là sức mạnh của tình yêu".

Trong vài năm trở lại đây, việc bà xuất hiện với tư cách là tình nhân chính thức của Thái tử đã được dàn dựng một cách cẩn thận. Năm 1999, cả hai cùng xuất hiện tại lễ sinh nhật lần thứ 50 của chị gái Camilla trong khách sạn Ritz, London. Một năm sau đó, Nữ hoàng Anh thừa nhận mối quan hệ này bằng cách tham dự một buổi tiệc do Camilla tổ chức. Năm 2001, Charles và Camilla lần đầu tiên công khai hôn nhau tại một buổi gặp mặt gây quỹ từ thiện. Năm 2004, hai người xuất hiện cùng nhau thường xuyên hơn và tỏ ra hạnh phúc cả khi có ống kính camera chĩa thẳng vào họ cũng như khi không có.

Camilla và Charles xuất hiện công khai sau khi tuyên bố đính hôn.

Song đám cưới của cặp uyên ương có lẽ sẽ không rầm rộ như hôn lễ xa hoa hồi năm 1981 tại Nhà thờ Thánh Paul giữa Charles và Diana. Lâu đài Windsor không phải là nơi tổ chức các lễ cưới do vậy họ sẽ phải nộp đơn đăng ký kết hôn với nhân viên hộ tịch tại hội đồng thành phố và phải trả phí 1.500 USD. Mặc dù họ có thể đọc cam kết tại hôn lễ song họ không được phép nhắc tới những từ như "tâm hồn" hay "tinh thần". Sau khi đã được cán bộ hộ tịch công nhận là vợ chồng, họ sẽ rời khỏi Lâu đài Windsor để tới Nhà nguyện Thánh George, nơi Tổng giám mục xứ Canterbury chủ trì lễ cầu nguyện tại đây. Đó sẽ là một buổi lễ nhỏ chỉ có khoảng dưới 1.000 bạn bè thân thiết nhất và thành viên hoàng gia tham dự. Cuối cùng cả hai sẽ hưởng tuần trăng mật tại Scotland.

Nhớ lại cuộc phỏng vấn năm 1981 sau khi Charles tuyên bố đính hôn với Diana, phóng viên hỏi Charles rằng hai người có yêu nhau không. Diana trả lời: "Tất nhiên" và nở nụ cười rạng rỡ. Còn Charles thì tư lự: "Yêu có nghĩa gì...". Lần này thì ông biết rõ...

Là một người chuyên viết tiểu sử của các nhân vật kinh điển của nước Anh như William Shakespeare, Laurence Olivier và Công nương Diana, đồng thời là một nhà bình luận của hoàng gia, Anthony Holden đưa ra một số bình luận về đám cưới hoàng gia sắp tới này:

Tại sao đến giờ này, tức là sau 35 năm quen biết, cuộc tình giữa Charles và Camilla mới "đơm hoa kết trái"?

Trong hai tuần vừa qua, báo chí Anh đã tập trung chỉ trích khoản chi tiêu khổng lồ mà Charles dành cho Camilla mỗi năm (khoảng 467.000 USD/năm). Thực tế là những cuộc tranh luận về vấn đề tài chính của thành viên trong hoàng gia còn gây nhiều tổn hại tới chế độ quân chủ hơn là những vụ ly dị, scandal tình dục, những trò đùa tai hại, hay những cú điện thoại bị ghi âm. Qua các con số, người ta có cảm giác như đây là một gia đình rất giàu có, thậm chí là một trong những gia đình giàu nhất thế giới, sống xa xỉ trên những đồng tiền của người dân. Do vậy, lời tuyên bố về đám cưới là hậu quả trực tiếp của làn sóng chỉ trích mà Charles phải hứng chịu. Nó buộc ông phải hợp thức hoá mối quan hệ giữa ông và Camilla.

Liệu công chúng Anh có ủng hộ đám cưới này?

Một cuộc trưng cầu dân ý do hãng Sky News tiến hành cho thấy 70% số người được hỏi phản đối cuộc hôn nhân. Charles không phải là vị hoàng tử được lòng dân cũng không phải là vị Quốc vương nhiều triển vọng. Camilla thì không cần đề cập nhiều bởi lẽ bà chưa bao giờ được lòng công chúng. Bà cũng không mấy nổi tiếng và chưa từng trả lời phỏng vấn. Do vậy, có thể dự đoán rằng thời gian từ nay cho tới khi hôn lễ được cử hành (8/4) là một giai đoạn "gay cấn" với Charles. Nếu những tờ báo và tạp chí theo chủ nghĩa dân tuý đánh hơi thấy rằng công luận đang chống lại đám cưới này, họ sẽ được đà "lấn tới" và tha hồ công kích vị Thái tử vốn không mấy uy tín này.

Có khả năng nào về việc Charles sẽ từ bỏ ngai vàng và nhường lại cho Hoàng tử William?

Charles đã được sinh ra để đảm nhiệm vị trí này và được nuôi dưỡng để đón nhận nó. Ông đã trở thành người kế vị ngai vàng năm 1953 khi mới lên 3 (cũng là lúc Nữ hoàng Elizabeth đăng quang). Năm nay ông đã 57 tuổi. Cả cuộc đời mình Charles đã chờ đợi sự ra đi của cha mẹ để được hưởng quyền thừa kế. Từng tế bào trong người ông đều nhức nhối vì tiếng gọi của quyền lực. Và đó là lý do ông tồn tại. Nó cũng nói lên một điều rằng ông rất tuyệt vọng. Ông sẽ vỡ vụn bởi những lời chỉ trích và nếu có sự phản đối nào đó, ông sẵn sàng có thể nhún vai và nói: "Tôi không cần tất cả những thứ này. Tôi sẽ ra đi và chơi polo hoặc dành toàn bộ phần đời còn lại để trượt tuyết". Đã có lần ông nói như vậy khi bị chỉ trích. Nếu như trong vài tuần tới có những áp lực mạnh mẽ đối với thái tử, hoàn toàn có khả năng ông sẽ thoái vị và chắc chắn người Anh đang chờ đợi một triều đại dưới sự trị vì của Hoàng tử William.

Chế độ quân chủ có thực sự gây ảnh hưởng lớn lao với xã hội Anh không?

Đa số người Anh vẫn thích chế độ quân chủ ngay cả khi họ không mấy tôn trọng nó như trước đây. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, trước thái độ và cách ứng xử của một số thành viên trong hoàng tộc, một bộ phận người Anh bắt đầu cho rằng đã tới lúc Anh nên phát triển và trở thành một đất nước có nền dân chủ thực sự.

Thủ tướng Tony Blair có trong số này không?

Trước khi Tony Blair trở thành Thủ tướng, có một vài lần ông đưa ra những nhận xét ủng hộ chế độ cộng hoà. Theo logíc, một vị thủ tướng dám loại bỏ những quý tộc con khỏi Thượng viện sẽ tiến tới loại bỏ chính cơ quan đầu não hoạt động theo nguyên tắc "cha truyền con nối" trên mảnh đất ấy. Tuy nhiên, giống như tất cả những thủ tướng tiền nhiệm, một khi đã lên cầm quyền ông Blair lại thích giữ nguyên trạng. Trên thực tế không có đủ lá phiếu để xoá bỏ chế độ quân chủ. Và nói một cách công bằng, việc này vẫn không cấp thiết bằng những cuộc cải tổ đang chờ phía trước.

Việc Charles cưới Camilla theo nghi lễ bình dân có nghĩa gì đối với chế độ quân chủ Anh?

Vấn đề là Charles sẽ trở thành vua, và ông đương nhiên sẽ trở thành người cai quản tối cao nhà thờ nước Anh. Đó là lý do tại sao Charles phải tiến hành đám cưới này vào một thời điểm nhất định. Người ta không thể giữ chức vụ đứng đầu nhà thờ khi chung sống tội lỗi với một phụ nữ đã ly dị chồng và người chồng này vẫn còn sống. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Anh, người kế nhiệm ngai vàng lại cưới một phụ nữ ly dị chồng và người chồng của bà ta còn sống. Đó là lý do tại sao chính phủ Anh cùng các thành viên trong hoàng tộc đã quyết định sẽ không phong tước Hoàng hậu cho Camilla một khi Charles trở thành Vua mà chỉ gọi là Hoàng thê (vợ của Vua). Và tất nhiên, việc gọi bà là Nữ Công tước xứ Cornwall cũng là để tránh tước hiệu Công nương xứ Wales từng được trao cho cố Công nương Diana.

Cho phép người kế thừa ngai vàng cưới một phụ nữ ly dị chồng cũng chẳng khác gì thay đổi hiến pháp bất thành văn của Anh. Liệu thay đổi này có làm xói mòn tính hợp pháp của chế độ quân chủ Anh hay không?

Chế độ quân chủ tồn tại với thời gian và tự hào vì điều đó. Do Anh có điều luật bất thành văn, nước này có thể thay đổi những điều đã được quy định với sự chấp thuận của Nghị viện. Song mọi việc có thể trở nên tồi tề. Vào lúc này, cách duy nhất để chế độ quân chủ Anh có thể tồn tại là tạo ra những tước hiệu mới và điều luật mới.

  • n Huyền - (Tổng hợp) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,