221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
187514
Không màng chuyện quảng cáo?
1
Article
null
Phim Việt Nam:
Không màng chuyện quảng cáo?
,

(VietNamNet) - Khi phim Anh hùng ra mắt ở TP.HCM với những màn quảng cáo sống động bằng người thật, người ta đã xuýt xoa. Chạnh nghĩ lại, chưa một bộ phim Việt Nam nào được o bế trong khâu tiếp thị đến như thế.

Bao nhiêu phim thất thu vì quảng cáo kém

Khó có thể liệt kê hết những bộ phim Việt Nam vì kém trong chuyện tuyên truyền, quảng cáo mà hụt đi một lượng vé đáng kể. Gần đây có Người đàn bà mộng du là đơn cử rõ ràng nhất. Phim cứ như chiếu chui, khán giả có muốn ủng hộ phim nhà cũng cụt hứng vì không thể nắm rõ ràng ngày giờ, địa điểm chiếu. Chả trách thiên hạ kéo nhau đi xem phim nhập ngoại Anh hùng (gần như chiếu cùng thời điểm) được quảng cáo bài bản hơn.

Ngay như Thung lũng hoang vắng trước đây được xem là phim có chi phí quảng cáo khá (khoảng

Áp phích phim Thung lũng hoang vắng với lời giới thiệu úp mở song vẫn không "ăn".

100 triệu) nhưng Fafilm cùng đơn vị đối tác A-net (Hàn Quốc) cũng chỉ thu được hơn một chút số tiền đã chi. Thực tế này phần nào làm các đơn vị ngần ngại bỏ tiền ra để rồi công cốc. Nhưng nói như đạo diễn NSND Huy Thành thì đã "dám bỏ cả chục tỷ để làm phim, sao không ai dám bỏ thêm vài ba tỷ để phổ biến, phát hành phim?".

Lâu nay đã tồn tại một thói quen tai hại là các hãng làm xong phim "quăng" cho phát hành, coi như hết phần việc của mình. Vẫn còn đó cái vòng lẩn quẩn phim không quảng cáo dẫn đến chẳng "ma" nào biết để đi xem, vắng khán giả thì nhà sản xuất lỗ, chẳng ai dám làm phim nữa và kết cục rạp không có phim để chiếu! Chuyện thăm dò thị hiếu trong công chúng còn tệ hơn. Chưa từng có một cuộc khảo sát, điều tra phân loại khán giả nào được thực hiện, ít ra là trong giới trẻ, đối tượng xem phim nhiều nhất, để từ đó có phương cách tuyên truyền, tiếp thị phim sao cho hiệu quả.

Bắt đầu đi là vừa!

Áp phích phim Gái nhảy khá ấn tượng do chính nhà quay phim Phạm Hoàng Nam thiết kế.

 
 

 

Có người mạnh miệng cho rằng phim Gái nhảy là cú lật tẩy cái dở trong khâu quảng cáo của điện ảnh nước ta hiện nay. Khoan nói chuyện nhà sản xuất đã bỏ chi phí quảng cáo cho phim này như thế nào, chỉ riêng những chuyện ồn ào quanh nó đã là cách tiếp thị hết sức hiệu quả mà chẳng phải tốn đồng nào. Đấy cũng là cách mà điện ảnh các nước thường sử dụng. Phương Tây có cả một công nghệ quảng cáo dài hơi từ lúc phim chưa bấm máy. Điện ảnh châu Á thì có "trò" truyền thống "phim giả tình thật" phao tin đôi nam nữ diễn viên chính cặp kè nhau gây tò mò cho khán giả.

Nếu tiến hành một cách chuyên nghiệp, hoạt động tuyên truyền cho một bộ phim gồm rất nhiều việc được tiến hành nhịp nhàng, rõ chủ ý. Bắt đầu từ việc tổ chức các buổi chiếu ra mắt cho giới truyền thông, đối tác cho đến việc trích đoạn thành video clip phát trên truyền hình hoặc tại các rạp trước khi phim khởi chiếu. Ngoài những cách thức truyền thống như quảng cáo trên báo, băng rôn, áp phích, phát hành tờ rơi, vé mời, còn phải áp dụng những chiêu thức mới như mua hàng được tặng vé xem phim hoặc xem phim trúng thưởng. Những chiêu thức này xem ra có đất sống ở Việt Nam vì có thế may ra mới lôi được khán giả rời khỏi nhà vốn đã có nhiều phương tiện giải trí hấp dẫn khác. Nhưng tới nay mới chỉ có một rạp chiếu ở TP.HCM khuyến mãi xem phim... trúng vàng.

Đại diện tại Việt Nam của Công ty Discovery Communication PTE Ltd (Singapore), ông Gerald Herman, một nhân vật lão luyện trong nghề tiếp thị phim, cho rằng: "Phim phải được quảng cáo, tiếp thị tốt để gây tò mò cho người ta. Tôi thấy nhiều bộ phim của Việt Nam rất hay nhưng chỉ được chiếu trong một tuần, đó là do tiếp thị chưa tốt, quảng cáo quá ít". Một phim ra rạp hiện nay chỉ được sẻ chi phí chừng vài triệu đồng cho việc in ấn băng rôn, áp phích. Đấy không phải là quảng cáo. Chưa thấy nhà phát hành nào dấn thêm tí nữa, quảng cáo trên truyền hình hoặc ít nhất là trên báo.

Trở lại với chuyện quảng cáo phim Anh hùng. Thật ra vì được tài trợ bởi Tiger Beer nên đơn vị nhập phim mới có điều kiện tiếp thị phim rầm rộ như thế. Song đấy cũng là chiến lược của hãng này - quảng cáo những bộ phim có nội dung gắn với tiêu chí của thương hiệu - hiệu quả thấy rõ, Anh hùng tiếp tục được chiếu đợt hai vào dịp Tết này vì vẫn còn khách. Đến lúc nào thì các nhà sản xuất phim ta mới làm được như thế?

  • Võ Tiến

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,