221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
203989
Chúng ta đang đi sai đường?
1
Article
null
Việc bảo tồn và quản lý di vật di chỉ Hoàng Thành Thăng Long:
Chúng ta đang đi sai đường?
,
Một góc công trường Ba Đình.
Ảnh: Nguyên Vũ.

(VietNamNet) -  Để "cứu" di chỉ Hoàng Thành Thăng Long khỏi sự xâm hại của khí hậu Việt Nam, dùng mái che là giải pháp hoàn toàn sai lầm. Phải chăng, Viện khảo cổ đang vượt quá trách nhiệm của mình khi tham gia vào quá nhiều việc thuộc chức năng của các ngành khác? Vấn đề nổi cộm ở khu khảo cổ Ba Đình đã và đang diễn ra là gì?

Để có được câu trả lời, phóng viên VietNamNet đã có cuộc trao đổi với nhà khảo cổ Đào Quý Cảnh, người từng tham gia khai quật tại Ba Đình về những biện pháp lâu dài để bảo vệ di chỉ Hoàng Thành Thăng Long.

- Giá trị của khu khảo cổ Ba Đình là điều chúng ta không cần phải bàn tới nữa. Nhưng hiện các cơ quan có trách nhiệm đang đưa ra phương án bảo tồn di chỉ này bằng mái che. Theo ông, đó có phải là phương án khả thi không?

-  Phương án bảo tồn có rất nhiều cách nhưng bảo tồn di tích ngoài trời ở VN thì chưa có. Đối với các di tích khảo cổ học muốn trở thành bảo tàng ngoài trời như Mỹ Sơn, Cát Tiên...người ta đã nghĩ nhiều đến các phương pháp bảo tồn nhưng vì ta chưa có kinh nghiệm, chưa có cán bộ chuyên ngành và thiếu cả phương tiện vật chất kỹ thuật. Việc làm mái che thì ở VN đã có rồi như Cát Tiên, di tích Đồng Đậu ở tỉnh Vĩnh Phúc. Nhưng vấn đề là mái che có đảm bảo cho di tích tồn tại không. Hiện ở Ba Đình đã có hai khu vực có mái che, đặc biệt là khu B nhưng di tích vẫn bị xâm hại bởi thời tiết, khí hậu và con người. Mái che có thể chống được mưa nhưng không chống được những tác động của tự nhiên, tác động của khí hậu nóng ẩm ở miền Bắc.

Các nền kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long đều đắp bằng đất sét nên hiện nay, hầu hết các bề mặt kiến trúc đều bị nứt nẻ, sụt lở. Để chống sự xâm hại của nấm và rêu, các nhà khảo cổ học thường xuyên cho nạo lớp đất trên bề mặt làm cho di tích bị biến dạng. Do vậy, sử dụng mái che không phải là biện pháp tối ưu để bảo tồn di tích. Biện pháp duy nhất hiện nay là lấp cát vào khu vực đã xuất lộ. Tuy nhiên, phương pháp tuyệt đối vẫn là dừng cuộc khai quật ở Ba Đình lại trong điều kiện trong bảo tồn được di tích như hiện nay. Nếu càng đào rộng thì cảng phơi di tích ra nắng gió. Nếu không phải để giải phóng mặt bằng thì việc khai quật không cần thực hiện trên diện tích rộng đến thế.

- Để bào tồn giá trị của di chỉ Hoàng Thành Thăng Long, phương pháp khai quật có cần phải điều chỉnh. Như chúng tôi được biết, thời kỳ đầu người ta còn dùng máy xúc...

- Một số người chỉ đạo khai quật ở Ba Đình chỉ nhằm vào di tích thời Lý - Trần mà bỏ quên di tích thời Lê - Nguyễn. Điều này chỉ có thể thực hiện được ở Việt Nam thôi, đó là khai quật khảo cổ học bằng máy xúc. Đào một lớp sâu từ 1.5m - 1.7m  nên hầu hết di tích thời Lê - Nguyễn bị cào mất. Vừa rồi tôi nghĩ là Viện Khảo cổ sẽ có một cuộc hội thảo về phương pháp khai quật ở Ba Đình nhưng rồi không hiểu lý do gì việc đó lại không thực hiện nữa.

- Vậy theo ông, vai trò của Viện khảo cổ trong vấn đề này như thế nào?

- Cuối năm ngoái, một số cán bộ của Viện khảo cổ có sang TQ thăm quan và thấy các chuyên gia khảo cổ nước này làm mái che với 1 số di chỉ khảo cổ. Do vậy, ý tưởng làm mái che cho Ba Đình đã đuợc Viện khảo cổ đề xuất thực hiện. Hiện nay, một số cơ quan trong đó có Viện khảo cổ đang làm mái che và quy hoạch đáng lẽ họ phải chuyển giao lại cho Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội cũng như bảo tàng HN quản lý di chỉ này. Viện khảo cổ không phải là cơ quan bảo tồn mà là cơ quan khai quật. Không có cơ quan nào có thể giao cho Viện khảo cổ làm vượt chức năng của mình được vì việc bảo tồn bào tàng là thuộc ngành văn hoá thông tin. Như vậy là Viện khảo cổ đang vượt chắc năng cuả mình. Tôi cảm thấy hơi khó hiểu vì nhiều người muốn quy hoạch kinh đô Thăng Long vì việc đó Tổ tiên đã thực hiện từ hàng ngàn năm trước trong khi chúng ta chưa có dữ kiện để tìm hiểu quy mô và quy hoạch của kinh đô Thăng Long xưa. Tôi không biết các nhà khảo cổ học căn cứ vào đâu để quy hoạch kinh đô Thăng Long xưa trong khi nó đã có từ trước khi tiến hành cuộc khai quật này.

- Như chúng tôi đã đề cập ở bài viết đầu tiên, vấn đề quản lý di vật đang khá nổi cộm, nhất là với một di chỉ lớn như thế. Vậy việc phối hợp với các cơ quan chức năng nhất là cơ quan công an có ý nghĩa như thế nào?

Việc quản lý di vật còn rất lỏng lẻo.

- Gần đây, Giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Phạm Chuyên thường xuyên đến Ba Đình. Theo tôi, đó là 1 tín hiệu đáng mừng. Vì với tư cách là người lãnh đạo lực lượng công an ở Hà Nội, chắc chắn là Thiếu tướng Phạm Chuyên sẽ góp ý với Viện khảo cổ về việc quản lý di vật ở Ba Đình, tránh thất thoát như trước đây đã từng xảy ra. Điều khá buồn cười là có sổ sách quản lý cuốc xẻng nhưng lại không có sổ sách quản lý di vật. Hiện tượng mất di vật ở Ba Đình không phải là không có. Vấn đề quản lý và nghiên cứu di vật trước hết là thuộc trách nhiệm của Viện khảo cổ và rất cần sự phối hợp của các cơ quan văn hóa địa phương Hà Nội như Bảo tàng Hà Nội.

- Ông nghĩ sao về việc hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài. Như chúng tôi được biết thì nhiều chuyên gia Nhật Bản đã từng đề nghị giúp VN bảo tồn di tích Hoàng Thành?

- Hãy khoan nghĩ đến chuyện bảo tồn vì khi ta mời chuyên gia nước ngoài vào, họ làm giúp chúng ta xong thì sẽ về nước. Nên theo tôi, từ nay đến năm 2010, hãy đào tạo cán bộ trong nước. Gửi cán bộ ở các cơ quan bảo tồn, bảo tàng, quản lý di tích sang các nước có kinh nghiệm và có phương tiện bảo tồn di tích ngoài trời như Nhật Bản, Trung Quốc.. để có 1 lớp chuyên gia trong nước. Vì chỉ có người Việt Nam mới hiểu về điều kiện khí hậu, thuỷ văn VN, ảnh hưởng của nó với di tích. Chúng ta còn nhiêu di tích ngoài trời nhưng chưa được xử lý tường tận như: Lam Kinh, Mỹ Sơn (khu tháp F)...

- Xin cảm ơn ông!

  • Quỳnh An (Thực hiện)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,