Là nghệ sĩ không thể rửa tay gác kiếm!
15:12' 10/01/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Các nhạc sĩ Nguyễn Cường, Phó Đức Phương và Lê Minh Sơn đang có mặt tại tòa soạn VietNamNet và giao lưu trực tuyến với độc giả.

Nguyễn Cường đang trả lời độc giả VietNamnet
 

Ba nhạc sĩ thuộc hai thế hệ khác nhau - mỗi người chọn cho mình một lối đi độc đáo, để lại những dấu ấn sâu đậm cho âm nhạc Việt Nam. Chỉ có điều, họ đều có chung một điểm tựa để tiến tới thành công: Đó là tình yêu dành cho âm nhạc dân gian Việt Nam.

 

Không sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên nhưng mảnh đất cao nguyên này là khởi nguồn cho mọi rung động, mọi cảm hứng sáng tạo của nhạc sĩ Nguyễn Cường. Lý giải cho tình yêu kỳ lạ ấy, Nguyễn Cường nói: "Tôi đặt cược cả đời tôi cho sự sáng tạo nghệ thuật, trong đó, phần lớn là cho Tây Nguyên. Cũng như ở đời, mình đặt cược tất cả cho một tình yêu, cho một người thì đó mới là mối tình sâu sắc". Nhưng ngoài tình yêu Tây Nguyên, liệu Nguyễn Cường có đặt cược cuộc đời mình cho một tình yêu nào khác?

 

 

Nét độc đáo trong ca khúc của Nguyễn Cường là tiếp thu tính sử thi anh hùng ca trong âm nhạc dân gian Ê-đê, đặc trưng của dàn chiêng và linh khí của núi rừng Tây Nguyên rồi biến chúng thành một thứ ngôn ngữ riêng cho âm nhạc của ông. Mặc dù mang đậm âm hưởng dân gian Ê-đê nhưng trong các tác phẩm của ông vẫn có thể dễ dàng nhận thấy những đặc trưng của rock.

Năm 2004 vừa qua là một năm bội thu của Nguyễn Cường khi anh ẵm liền 2 Giải thưởng Âm nhạc 2004 với 2 ca khúc "Và ta lại thấy mặt trời trên môi em" (giải nhất) và "Tình yêu của em mấy sắc cầu vồng" (giải ba). Nhưng dường như con số gần 60 ca khúc về Tây Nguyên và tất cả những gì anh đạt được từ trước đến nay vẫn chưa đủ để thỏa mãn tình yêu Tây Nguyên cháy bỏng trong trái tim anh. Bởi ngay sau đó, anh hồ hởi trình làng một ca khúc mới toanh về Kon Tum. Có sức mạnh bí ẩn nào giúp anh làm điều đó?

Sẽ là một khiếm khuyết lớn nếu đã nhắc đến "Sơn Tinh" của âm nhạc VN mà không nhớ tới "Thủy Tinh" Phó Đức Phương. Sở dĩ có cái "nickname" này vì nhạc sĩ Phó Đức Phương có rất nhiều ca khúc lấy sông nước làm cảm hứng sáng tạo như "Chảy đi sông ơi", "Huyền thoại hồ núi Cốc", "Một thoáng Tây Hồ"...

Soạn: AM 241149 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nhạc sĩ Phó Đức Phương

Cũng như Nguyễn Cường, Nhạc sĩ Phó Đức Phương là một trong những người đi tiên phong trong việc đưa chất dân gian vào ca khúc mới với những nhạc phẩm đậm chất ca trù. Sự thành công của ông biểu hiện ở những tiết tấu dân gian được hoà quyện vào âm nhạc hiện đại tạo nên một hương sắc rất mới lạ. Ca khúc của ông tương đối "kén" người nghe nhưng càng nghe nhiều càng "thấm". Đặc biệt, bằng những sáng tác mới nhất, ông đã chứng minh được sức sáng tạo mãnh liệt của mình.

Tuy thế, hồi cuối tháng 11/2004, nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết, ông tạm thời rửa tay gác kiếm bởi có một nhiệm vụ lớn phải gánh vác: Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Lãnh trách nhiệm nặng nề là đòi lại công bằng cho anh em nhạc sĩ trong việc tác quyền nhưng lâu nay Phó Đức Phương đảm nhận chức giám đốc ''không lương''. Chuyện nghe thật lạ! Phải chăng Phó Đức Phương khoái "vác tù và hàng tổng"?

Hơn thế nữa, chức danh giám đốc này còn khiến Phó Đức Phương phải gánh lên vai món nợ 28.000 USD do Cisac cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vay không lấy lãi trong 5 năm. Món nợ này được trả dần vào các năm sau nhưng nếu rủi ro không trả được, ông sẽ phải hầu toà tại Singapore. Vậy, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã và sẽ làm gì để hoàn tất món nợ này đúng hạn? Từ khi làm công việc mới, ông đã làm được những gì cho quyền lợi của anh em nhạc sĩ? Vai trò và công việc mới có gây cho ông những khó khăn, bức bối?...

Không có vị trí vững vàng như hai nhạc sĩ đàn anh, Lê Minh Sơn chỉ mới được mọi người biết đến trong khoảng hai năm trở lại đây. Thành công của ca sĩ trẻ Tùng Dương và Ngọc Khuê tại Sao Mai Điểm hẹn cũng giúp khán giả biết đến Lê Minh Sơn nhiều hơn. Nhiều người cho rằng: Con đường âm nhạc của Lê Minh Sơn là nối dài con đường mà những tác giả như Phó Đức Phương, Nguyễn Cường… đã đi

Soạn: AM 241151 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn

Nhạc của Lê Minh Sơn là thể loại nhạc có biên độ âm thanh rộng, cách phối khí hiện đại nhưng lại rất gần gũi với dân gian, lắng đọng và để lại dư âm sâu sắc nhờ những hình ảnh bình dị anh đưa vào ca khúc như con chuồn chuồn, ao hồ đến những cơn gió lạnh đầu mùa... Bản thân anh cũng luôn khẳng định: Không thể thiếu được hồn quê trong âm nhạc pha trộn giữa dân ca, hiện đại và nhạc jazz của anh. Nhưng không phải chỉ có vậy, âm nhạc của Sơn còn trẻ trung, trong sáng, tung tẩy... Tuy say mê nhưng âm nhạc dân gian không phải là sở thích độc nhất của Lê Minh Sơn. Ở anh còn rất nhiều, rất nhiều điều cần khám phá?!

Cho đến lúc này, ngoài 2 giọng ca Ngọc Khuê và Tùng Dương, người ta nói nhiều đến mối tình trong âm nhạc giữa Lê Minh Sơn và Thanh Lam. Chỉ mới hợp tác với nhau khoảng 8 tháng nhưng hai người đã để lại ấn tượng mạnh trong công chúng. Lê Minh Sơn thực sự biết ơn Thanh Lam, người đã giúp anh thăng hoa trong nghệ thuật, khơi gợi mạch nguồn cảm xúc không bao giờ cạn trong anh. Phải chăng có một điều kỳ diệu nảy sinh trong mối quan hệ công việc giữa hai người?

Nổi tiếng là vậy nhưng với công việc một giảng viên guitar tại Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Lê Minh Sơn chỉ nhận lương tháng vẻn vẹn có 800.000 đồng. Lê Minh Sơn thú nhận rằng anh nghèo lắm nhưng chẳng thể từ bỏ vị trí giảng viên. Dù thời gian gần đây các ca khúc của anh được nhiều người biết đến nhưng sự thật là anh vẫn sống bằng cây guitar chứ không phải bằng ca khúc! Tất cả những khó khăn ấy không ngăn cản Sơn sáng tác. Tất cả những sáng tác của anh đều được chắt lọc từ máu và nước mắt. Nhiều khi viết xong một đoạn nhạc, một ca khúc, Sơn cảm thấy như hụt hơi, trống rỗng vì đã dồn hết mọi tinh lực cho sáng tác. Hẳn bạn rất muốn hiểu rõ những giây phút cảm hứng đến như nhập đồng của Sơn?

Nhạc sĩ Phó Đức Phương và nhạc sĩ Nguyễn Cường rất đúng hẹn: Đúng 9h45' đã có mặt tại toà soạn VietNamNet trả lời mọi câu hỏi của đọc giả. Nhạc sĩ Lê Minh Sơn là vị khách mời trẻ nhất lại trễ hẹn gần 20' vì lý do dễ thương: kẹt xe! Tuy vậy anh đã bù lại bằng cách trả lời thật nhanh, thật nhiều các câu hỏi, kể cả chuyện riêng tư nhất....

Dưới đây là nội dung cuộc giao lưu

vu tuan anh - Nam 22 tuổi - czech

- Chu Phuong ơi, một con người đầy chất nghệ sĩ, bình lặng nhưng đầy đam mê là .... chú phải không ạ? Cháu hâm mộ chú lắm bởi ở chú toát ra những gì là thực chất của một người đàn ông nhưng rất nghệ sĩ...

NS Phó Đức Phương
: - Đúng đấy bạn Nam ạ. Một con người đầy chất nghệ sĩ, bình lặng, đầy đam mê...nhưng thường là không được...toại nguyện, nhất là trong Tình Yêu! 

Nguyễn Thị Kim Oanh - Nữ 23 tuổi - Quận 1 ,TP .Hồ Chí Minh
- Chú Phó Đức Phương kính mến! Những ca khúc do chú sáng tác mà cháu đã từng được thưởng thức thật sự gây xúc động cho cháu. Mỗi ca khúc đều thấm đẫm chất đồng quê mà cháu nghĩ rằng mỗi con người Việt Nam khi đi xa sẽ rất xúc động khi nghe những tác phẩm này. Giờ đây cháu ở rất xa quê và mỗi khi nghe bài hát "Về quê" của chú là cháu lại khóc. Chú có thể cho cháu biết quê chú ở đâu không và chú đã làm thế nào để có cảm hứng sáng tác những ca khúc thấm đẫm chất quê như vậy?
NS Phó Đức Phương: - Cụ ông sinh ra tôi quê ở huyện Văn Giang. Cụ bà quê ở huyện Thuận Thành. Thời xưa, cả hai huyện đều thuộc tỉnh Bắc Ninh, nhưng huyện Văn Giang đã cắt sang tỉnh Hưng Yên từ năm 1944, 1945 gì đó. Vậy nay quê nội tôi ở Hưng Yên và quê ngoại thuộc Bắc Ninh.

Tôi cũng đã từng như bạn, khóc suốt đêm khi viết bài hát "Về quê". Và nhiều bạn bè tôi cũng giống như bạn, cùng khóc với tôi trong những nỗi niềm thương nhớ thăm thẳm và sâu xa như vậy!

Nguyen thi Anh Dao - Nữ 25 tuổi - TP Da Nang
- Thua anh Nguyen Cuong!Em rat thich nhung ca khuc cua anh viet ve Tay Nguyen. Thu thuc, khi nghe ca khuc cua anh, em cam nhan duoc nhieu dieu ve manh dat Tay nguyen voi bat ngan cay, hoa va nhung doi dat bazan trai rong! Dau nam moi, kinh chuc anh suc khoe va viet say hon, hang hon va tham chat tru tinh hon. Em co mot so cau hoi muon duoc anh: Khi viet duoc nhung tac pham de lai dau an cho nguoi nghe, cam nhan cua anh la gi? Dieu gi khien anh dam me nhung ca khuc mang am huong dan gian nhu vay? Nhung ngon tu anh dung trong ca khuc duoc chat loc tu dau?

NS Nguyễn Cường:
 - Khi tôi xúc động trước con người thì tôi viết và điều đó đã cho tôi cảm xúc và niềm vui vì đã nói được ra những cảm nhận của mình về đời sống.

Âm nhạc dân gian là nền tảng của âm nhạc của tôi, cũng như văn hoá dân gian, ca dao tục ngữ là nền tảng của nền văn chương Việt Nam. Tôi nghĩ rằng khi mình còn hát bằng tiếng Việt Nam thì những âm hưởng dân gian mãi mãi là chất liệu phong phú cho sự sáng tạo. Có một người bạn đã nói rằng Nguyễn Cường đam mê âm nhạc dân gian, đặc biệt là âm nhạc dân gian Tây Nguyên và đồng bằng Bắc Bộ tới mức sùng bái. Có thể anh ta cho rằng tôi quá khích nhưng đối với tôi đó là lời khen thú vị nhất. Những ngôn từ tôi chắt lọc trong ca khúc là từ đời sống, ví dụ như có một người bạn tôi ở Tây Nguyên nói rằng ở đây mặt trời đỏ như một trái cam và chính người bạn đó đã cho tôi cảm hứng để viết Trái cam mặt trời. Những người bạn thơ của tôi rất thú vị vì hình như chưa có ai ví mặt trời như một trái cam. Bạn thử đón nghe bài Trái cam mặt trời của tôi trong CD sắp tới của Siu Black nhé.

Nguyễn Văn Hải - Nam 47 tuổi - 3/37 Đinh Chương Dương, P. Ba Đình, TP Thanh Hóa
- Nhạc sỹ Nguyễn Cường: Trong anh rất mang phong cách của nhạc sĩ viết nhạc cổ điển nhưng anh lại viết nhạc rất hoang sơ, hai cái này có gì đối nghịch nhau không? và tại sao?
NS Nguyễn Cường: - Bạn đã có một câu hỏi rất hiểu tôi. Âm nhạc cổ điển cũng là một nền tảng vững chắc cho rất nhiều tác giả hiện đại bởi tính cấu trúc chặt chẽ, bền vững của nó. Cho nên, tôi rất muốn âm nhạc của tôi đi theo hướng màu sắc âm nhạc dân gian, cấu trúc chặt chẽ cổ điển và nhịp thở âm nhạc hiện đại. Nhiều nhạc sỹ nói rằng những ca khúc của tôi có rất nhiều bài mang dáng dấp rock academic hay opera rock, ví dụ như bài Và ta lại thấy mặt trời rạo rực trên môi em, Đêm diệu huyền, Gió bay về ngàn,...

Phan Hà - Nữ 25 tuổi - Hà Nội
- Cháu chào chú Phương! Cháu rất yêu thích bài hát "Cánh cò quê tôi", chỉ có một thắc mắc khi nghe ca sĩ M.Anh M.Ánh trình bày thì giới thiệu tên "Vũ khúc con cò", đồng thời trong lời bài hát mà cháu nghe đầu tiên (của một ca sĩ cháu không biết tên) lại có một đoạn đọc ở giữa bắt đầu là "cánh cò quê tôi, ngược xuôi đong đả...", không biết nguyên tác gốc như thế nào vì khi nghe 2 ca sĩ kia trình bày lại không có đoạn này? Một bài hát hay như vậy sao cháu thấy có rất ít người hát, hay bởi vì nó khó hát quá hả chú? Chúc chú một năm mới sức khoẻ và hạnh phúc!
NS Phó Đức Phương: - Ca sĩ mà cháu chưa biết tên đã bỏ qua đoạn đọc trên nền nhạc: Cánh cò quê tôi ngược xuôi đong đả...có thể bởi vì ca sĩ đó chưa cảm nhận hết tình ý của đoạn lời đó. Thực ra đấy là đoạn nhạc và lời hết sức quan trọng trong ca khúc đó. Còn bài hát này tựa đề là: "Vũ khúc con cò" chứ không phải : "Cánh cò quê tôi" như bạn nghĩ.

Quả thực đây là một bài hát rất khó, đặc biệt là về tiết tấu, nên rất nhiều ca sĩ muốn hát nhưng chưa có điều kiện chinh phục nổi. 

Trần Chí Dũng - Nam 23 tuổi - 544a/41LacLongQuan P5Q11Tp.HCM
- Nhạc sỹ Nguyễn Cường thân mến! Cháu đã tìm nhiều trên thị trường băng đĩa nhạc mà không tìm thấy được một tuyển tập nào thuần nhất các bản nhạc của chú. Không biết chú đã cho ra CD nào hay chưa?
NS Nguyễn Cường: - Chú đã ra CD Nghiêng nghiêng rừng chiều, và sắp tới một CD với riêng ca sỹ Siu Black dự kiến mang tên Rock Mặt trời. Cháu đón nghe nhé!

Hồng Sâm - Nữ 21 tuổi - TP.Hồ Chí Minh
- Chú Nguyễn Cường ơi! Liệu có cô gái nào ở Tây Nguyên làm cho chú yêu mảnh đất ấy nhiều như vậy để sáng tác những ca khúc về Tây Nguyên? Mỗi lần nhắc tới chú là biết ngay là "Nhạc sĩ của Tây Nguyên"...
 NS Nguyễn Cường: - Chú đã trả lời câu hỏi này nhiều lần trong các buổi giao lưu. Có lần một bạn hỏi đôi mắt Pleiku nào đã tạo nên cảm xúc để tác giả viết bài hát cùng tên, và có phải mỗi bài hát phải có một đôi mắt nào 'bảo lãnh' không. Khi ấy tôi đã nói rằng mỗi bài hát của tôi phải có 99 đôi mắt của đời thường thì mới tạo thành một đôi mắt của nghệ thuật!

Nguyễn Linh - Nữ 18 tuổi - Hà Nội
- Nhạc sĩ Phó Đức Phương nhận xét gì về làng âm nhạc trong năm qua với hàng loạt những biến động không mấy hay ho. Kể riêng các nhạc sĩ thì vụ đạo nhạc được xếp lên hàng đầu, anh có cách nhìn gì với việc naỳ? Không chỉ thế, khi dây chuyền đạo nhạc có vẻ lan nhanh thì nó còn lan cả vào công chúng khiến nhiều người đánh đồng các ca khúc đạo nhạc khi chỉ mới nghe là quen quen. Còn anh, anh có khó chịu với việc đó không?

Soạn: AM 242051 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

NS Phó Đức Phương: - Đây là một hiện tượng xấu, rất đáng buồn. Đương nhiên, trách nhiệm chính là ở các nhạc sĩ đã làm những việc như thế. Nhưng xét theo chiều sâu, thì nguyên nhân của những sự việc đó phức tạp hơn nhiều: Tình trạng quyền tác giả âm nhạc không được bảo vệ, trách nhiệm của các nhà tổ chức biểu diễn và các ca sĩ, trách nhiệm của những người quản lý, ngoài ra còn một trách nhiệm liên đới, mặc dù rất xa, của công chúng, những người thưởng thức... 

Hà Trung Thuận - Nam 32 tuổi - Gia Lai
- Kính gửi NS Nguyễn Cường! Tôi là một nguời con của đất Bình Định nhưng lập nghiệp ở Tây Nguyên. Tôi có nhiều điều rất tự hào về vùng đất đỏ bazan này, trong đó có những bài hát mà nhạc sĩ đã ca ngợi miền đất ấy. Hiện nay ông đã xuất bản có bao nhiêu tác phẩm khí nhạc về Tây Nguyên?
NS Nguyễn Cường: - Rất cảm ơn bạn đã có một câu hỏi về khí nhạc. Khí nhạc là nền tảng của âm nhạc của một đất nước, và đối với các nhạc sỹ, những tác phẩm khí nhạc cũng là một niềm đam mê rất lớn, tuy rằng công chúng của nó rất ít. Tôi viết rất nhiều khí nhạc về Tây Nguyên như concerto cho đàn Đinh-pah và dàn nhạc, tứ tấu 94 cho đàn dây, giao hưởng thơ Pơrơtôk Timi... Nhà xuất bản Dihavina cũng vừa in tác phẩm Song tấu đàn gong Chiều Kôngchro của tôi trong tập Nhạc khí Việt Nam.

Hà Trung Thuận - Nam 32 tuổi - Gia Lai
- Kính chào nhạc sĩ Phó Đức Phuơng! Tôi thật sự vui mừng khi có được cơ hội giao lưu cùng nhạc sĩ, một người tôi ngưỡng mộ từ lâu. Tôi nghe khá nhiều bài hát của nhạc sĩ và nhận thấy rằng: âm huởng dân ca trong những nhạc phẩm của ông đã thay đổi nhiều theo thời gian. Cụ thể là nhạc của ông lúc trẻ lại già hơn nhạc của ông lúc già, hay nói cách khác là "nồng độ" dân ca lại giảm theo thời gian, điều này dường như là trái với quy luật. Theo ông đâu là nguyên nhân? Và đâu là ưu thế của mỗi mức độ ảnh huởng dân ca?
NS Phó Đức Phương: - Bạn có một nhận xét rất tinh tế của một người có khả năng cảm thụ âm nhạc cao. Đặc biệt thú vị và bất ngờ ở chỗ bạn cảm thấy càng về sau âm nhạc của mình càng trẻ ra. Điều này tuy không phải là quán triệt, như nhất ở tất cả các nhạc phẩm của mình, nhưng về căn bản là khá đúng. Trước hết, xin có một thông tin bạn bè: Càng ngày thể chất của mình càng hoàn thiện hơn, trẻ, khỏe ra. Có lẽ đấy là lý do biện chứng nhất! Ngoài ra bàn sâu về âm nhạc thì càng ngày mình càng có những quan niệm thay đổi về thủ pháp khai thác âm nhạc truyền thống, tức không lệ thuộc vào những nét nhạc cụ thể của dân gian, những môtip và đặc biệt cảm xúc bên trong, cái sâu xa trong tâm hồn mới quan trọng hơn. Điều nữa, quả thực, giới trẻ gồm người nghe và cả các ca sĩ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong định hướng tình cảm của mình hơn.

Phạm Mạnh Tuấn - Nam 31 tuổi - Đống Đa, Hà Nội
- Thưa nhạc sỹ Nguyễn Cường, tôi không phải là người "nghiện" nhạc cho lắm nhưng rất "mê" những ca khúc do ông sáng tác. Càng nghe càng "khoái"... Nhưng thành thật mà nói tôi không biết nhiều về ông. Nay xin phép được hỏi: động lực (hoặc biến cố) mạnh mẽ nhất đưa ông đến với những ca khúc có giai điệu tràn đầy cung bậc cảm xúc ??? Và nếu có thể, xin ông tóm tắt qua về cuộc đời mình?
 NS Nguyễn Cường: - Năm 13 tuổi, tôi trèo tường vào Câu lạc bộ Đoàn Kết, khi ấy ở gần Nhà Hát Lớn, để nghe một đêm ca nhạc của nhạc sỹ Chopin, tôi chả hiểu gì về âm nhạc, nhưng sau đêm đó tôi quyết định tôi phải làm công việc của  ông này. Kể từ đó, âm nhạc đã ám ảnh tôi. Cuộc đời với những buồn vui và đặc biệt con người Việt Nam, trai gái Tây Nguyên, âm nhạc dân gian, cao nguyên và mặt trời đã cho tôi những cảm xúc sáng tạo...

Phạm Mạnh Tuấn - Nam 31 tuổi - Đống Đa, Hà Nội
- Thưa nhạc sỹ Phó Đức Phương!Gần đây thấy ông xuất hiện trên sân khấu "Vuợt qua thử thách" với vai trò cố vấn và ai cũng công nhận là ông rất "thoáng", hiếm khi "mặc cả" với thí sinh, xin ông cho biết tại sao? Trong lĩnh vực âm nhạc, ông có "thoáng" như vậy không ạ?
 NS Phó Đức Phương: - Tôi là người lao động cực nhọc và rất khó tính trong nghệ thuật. Sự thận trọng, kỹ lưỡng của tôi nhiều khi làm khổ ca sĩ và dàn nhạc. Nhưng không làm sao khác được...

nguyen thanh phong - Nam 48 tuổi - Ta Uyen, P.15. Quạn
- Xin chao NS Nguyen Cuong! Xin anh cho biet ban than chat Rock Tay Nguyen (hay con goi nom na la Rock Rung) trong cac sang tac cua anh ve Tay Nguyen la do tu ban than "chat Tay Nguyen" da co san hay la do anh sang tao ra? Hay la do Ca si, nguoi phoi am phoi khi tao ra vi theo toi biet giai dieu va tiet tau goc (original) cua am nhac Tay nguyen kha don gian, tham chi don dieu va hoan toan khong co "chat Rock"... Xin cam on anh!
 NS Nguyễn Cường: - Quả thực khi tôi viết bài hát về Tây Nguyên tôi không nghĩ đó là Rock hay Pop hay gì cả. Nhiều bạn bè nói vui rằng đó là Rock rừng, rock Tây Nguyên nhưng bản thân tôi không ý thức về điều đó, mà chỉ viết từ cảm xúc của mình. Bạn ơi, chính sự giản dị, cô đọng của âm nhạc Tây Nguyên mới tạo điều kiện cho nhạc sỹ phát triển, còn đã thành 'trái cây ngọt ngào' như  Quan họ Bắc Ninh rồi thì tôi thua. Tôi và người bạn nhạc tâm đắc của tôi, nhạc sỹ Dương Thụ, thường gọi âm nhạc giản dị như vậy là "hệ thống mở".

Nguyễn phi long - Nam 20 tuổi - km 9 thanh xuân hà nội
- Nhạc sĩ Lê Minh Sơn, em rất ấn tượng với những ca khúc của anh. Anh có thể cho em biết làm cách nào mà anh có nhiều cảm hứng đến như vậy? Thực sự em không tường về âm nhạc lắm nhưng em luôn có cảm giác phiêu bồng cùng nhưng bài hát của anh. Chúc anh có thêm nhiều bài hát hay hơn nữa!
 NS Lê Minh Sơn: - Cám ơn em! Cảm xúc luôn có từ những gì diễn ra xung quanh ta. Cảm nhận nó bằng trái tim của mình và khi viết ra những lời hát,những nốt nhạc được chắt từ máu và nước mắt...

Hânoimuthu - Nữ 24 tuổi - Cali
- Chao nhac sy Pho Duc Phuong, chau rat thich nhung bai hat cua chu vi chung deu mang am huong dan gian nhu Huyen thoai ho nui Coc, Tren dinh phu Van, Chay di song oi..., nhung that buon vi nghe tin chu se tam dung sang tac. Lau nay chau van co gang tim mua nhung dia nhac cua chu ma không thay vay trong nay mai chu co dinh lam mot show rieng không? Va theo chu, ai la nguoi the hien nhac cua chu thanh cong nhat?
NS Phó Đức Phương: - Chú chỉ dừng sáng tác tạm thời trong vòng một hai năm. Trước hết vì cần phải dành thời gian cho một công việc chung hết sức quan trọng và ý nghĩa thật sự lớn lao đó là việc: Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, tức một phần của vấn đề sở hữu trí tuệ - một động lực quan trọng hàng đầu của việc phát triển đất nước. Sau nữa nhân thể sử dụng thời gian đó để nhìn laị các tác phẩm đã có, ngẫm nghĩ về những chặng đường sắp tới...Thời gian còn rất dài mà!

Ha Giang - Nữ 24 tuổi - Ha Noi
- Kính chào nhạc sỹ. Con đường mà anh đang theo đuổi quả là đáng trân trọng. Nhân dịp đầu năm, chúc anh sức khoẻ để cống hiên, tình yêu để sáng tác và nhiều tiền bạc để làm tốt 2 điều trên. Xin được hỏi anh một câu. Khi bất chợt gặp cảm hứng sáng tác mới, anh có bị ám ảnh ngay là buộc phải sử dụng chất liệu dân gian không?
 NS Nguyễn Cường: - Chất liệu âm nhạc dân gian ở trong người tôi là thường trực, cho nên tuỳ hoàn cảnh, tuỳ cảm xúc mà chợt nảy ra ý nhạc. Không bao giờ có khái niệm 'buộc'.

Thanh Hang - Nữ 30 tuổi - Trung Hoa - Ha Noi
- Xin hoi anh Le Minh Son, moi nguoi thuong nhac den moi tinh trong am nhac cua Le Minh Son va Thanh Lam, toi cung da di xem dem nhac cua Thanh Lam, nhung toi thay ca Tung Duong va Ngoc Khue hat nhac anh cung rat hay, vay tai sao lai anh lai noi doi voi Tung Duong va Ngoc Khue the la du? Theo toi chinh Tung Duong va Ngoc Khue la nhung nguoi dau tien dua am nhac cua anh den voi khan gia do chu!

Soạn: AM 242073 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

NS Lê Minh Sơn: - Chào bạn! Như bạn đã biết, tôi chỉ có 3 ca sĩ hát nhạc của tôi, Khuê và Dương là hai người em của tôi và cũng là học trò của tôi. Tôi luôn luôn bên các em nếu các em cần... Với Thanh Lam, đây là một sự vừa vặn trong cách biểu cảm của bài hát mà cho đến bây giờ tôi phải cám ơn ông trời vì đã cho bài hát của tôi gặp được tiếng hát của cô ấy. Bạn muốn biết vì sao ư? Hãy đón nghe CD "Nắng lên" của Thanh Lam và tôi được phát hành vào ngày 20/1 nhé.

Nguyễn Minh Long - Nam 22 tuổi - hai bà trưng, Hà nội
- Anh và Thanh Lam nói là sẽ ra album " Nắng lên" vào dịp Noel sao giờ vẫn chưa thấy vậy anh, em rất mong chờ album đó. Em rất thích các bài hát của anh, đặc biệt là khi nghe Thanh Lam hát, giữa anh và chị Lam có ý định hợp tác lâu dài với nhau không?
 NS Lê MInh Sơn: - Em trai,cám ơn em nhé. 20/1 CD sẽ ra. Lâu dài ư? Ồ, anh cũng không biết nữa. Hì... hì...hì

HongMinh - Nữ 26 tuổi - Hà Đông, Hà Tây
- Chào Anh Sơn! Chúc anh một năm mới sức khoẻ và thành công. Anh Sơn ơi, em được biết quê anh ở Ba La, Hà Tây. Em rất yêu dân ca và các sáng tác có âm huởng dân ca của anh. Hà Tây quê mình có rất nhiều làn điệu dân ca, và nó nằm trong các sáng tác của anh chứ? Liệu tới đây anh có thể tổ chức một chương trình trên Quê lụa Hà Đông đuợc không?
NS Lê Minh Sơn: - Em ơi, quả thật là anh cũng mơ ước có một đêm nhạc của anh và bố anh được tổ chức tại quê nhà. Tất cả những cảm xúc trong các bài hát của anh về quê hương đều từ vùng đất ấy mà ra. Trong anh, không bao giờ quên được những gì mà vùng đất ấy đã cho anh ...

NGUYÊN VĂN DŨNG - Nam 42 tuổi - 60 ĐƯỜNG NGUYỄN HỮU THỌ , THÀNH PHỐ QUY NHƠN
- Tôi thật sự " say " với những ca khúc của NS Phó Đức Phương. Ca từ và âm điệu mang chất "Ca trù" của anh đã đem đếm những cảm xúc khó tả cho tôi khi ca sỹ Mỹ Linh cất lên câu hát " mênh mênh , mang mang...". Thưa nhạc sỹ, tôi muốn biết anh có cảm nhận như thế nào khi tác phẩm của anh được chắt lọc từ tinh hoa của Văn hoá Việt sẽ được sự đồng cảm của người nghe nhạc theo mãi với thời gian hay chỉ là sự thăng hoa của một nghệ sỹ trong một thời gian ngắn trong cuộc đời sáng tác của mình?
NS Phó Đức Phương: - Theo mãi với thời gian được hay không là do sức sống của tác phẩm. Tôi hy vọng rằng những điều sâu xa, những vẻ đẹp truyền thống đã đuợc thời gian chọn lọc và thử thách sẽ còn sống mãi trong lòng mọi người như tâm thức sâu xa và bền bỉ của một sứ sở, một dân tộc.

Nguyen thi Anh Dao - Nữ 25 tuổi - TP Da Nang
- Nhan dip nam moi, em kinh chuc anh suc khoe va hanh phuc. Nhung du dinh trong nam 2005 cua anh la gi? Moi day anh co ca khuc nao viet ve tinh yeu khong? Mot chut ve doi song rieng hien nay cua anh? Em xin chan thanh cam on!
 NS Lê Minh Sơn: - Làm việc và làm việc. Anh vừa viết xong 1 CD gồm 10 bài hát tặng riêng cho Thanh Lam. CD dự định phát hành vào tháng 11/2005. Cuộc sống riêng ư? Bí mật nhé em gái, hì...hì...

Thanh Lan - Nữ 30 tuổi - TPHCM
- Thưa nhạc sỹ Nguyễn Cường, năm 2004 là năm bội thu giải thuởng, nhạc sỹ có thấy vui không? Năm tới, nhạc sỹ có định "ẵm" luôn từ giải nhất đến giải ba không ạ? Là người Hà Nội, NS có sáng tác nhiều cho thành phố mình không ạ?

Soạn: AM 242075 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

NS Nguyễn Cường: - Tôi không có ý định 'ẵm' giải thưởng. Các tác phẩm gửi về Hội Nhạc sỹ của tôi cũng như các nhạc sỹ khác cuối mỗi năm như là một báo cáo thành quả, công việc của hội viên trong năm ấy. Nếu được giải thưởng là một niềm vinh dự cho tác giả, trong đó có rất nhiều yếu tố may mắn. Mà đã là may mắn thì...

Tôi có viết một số bài hát về Hà Nội. 30 năm trước là bài: 'Mùa hè ơi, nắng tràn về thành phố đẹp tuyệt vời'.., rồi Mãi vẫn là tuổi thơ tôi Hà Nội, Để em mơ... Và tôi còn viết nhiều về thành phố tuổi thơ của tôi.

Luan - Nam 22 tuổi - Tp.HCM
- Những bài hát do anh sáng tác, nghe, nghe nhiều lắm, đến một lúc nào đó mới biết rắng mình thích nghe nó! Nhưng để mà hát được những bài hát đó thì quả là không thể đối với một người không có khiếu âm nhạc. Vậy theo anh điều gì trong những tác phẩm của anh đã thu hút người nghe?
 NS Lê Minh Sơn: - Quan điểm của Sơn khi viết một bài hát: Nghe, đọc, học.. sống rồi mới viết. Cảm ơn em!

xuanthuong_rose@yahoo.com - Nữ 29 tuổi - hải phòng
- Nhạc sĩ Đức Phương có dành nhiều thời gian cho những sinh viên trẻ đào tạo họ để kế tục dòng nhạc dân gian không và nhạc sĩ có trong tay tài năng nào chuyển vọng nào?
 NS Phó Đức Phương: - Quả thực tôi chưa chuẩn bị cho một công việc của một nhà sư phạm, một người đào tạo. Bởi nó cũng cần thiết phải có những kỹ năng, nghiệp vụ chuyên biệt. Thí dụ: Tôi ít khi đúc kết kinh nghiệm, ít khi tích trữ tư liệu, sách vở...Ngoài ra tôi quá bận rộn với công việc nặng nhọc của mình. Đây là một khiếm khuyết mà tôi khó khắc phục được.

lelinhlan - Nữ 36 tuổi - 36-CatLinh-HaNoi
- Tôi rất vui khi được nói với anh Nguyễn Cường. Tôi đặc biệt yêu thích những tác phẩm của anh. Tôi có thể hỏi anh một điều thôi: Anh yêu Tây Nguyên và có biết bao nhiêu bài hát anh đã dành để nói lên tình cảm của mình với miền đất ấy? Tôi thấy ở nơi phía bắc của tổ quốc mình cũng rất đẹp, rất mênh mông và rất tình nguời... Liệu anh có thể viết về miền Tây Bắc ấy một lần được không??? Tôi mong sao có thể cảm nhận một Tây Bắc thật đầy đủ cũng như qua ca khúc của anh tôi đã cảm nhận rất rõ về Tây Nguyên dù chưa một lần đến đó.
 NS Nguyễn Cường: - Tôi cũng đã viết nhiều bài hát về vùng Tây Bắc. Có thể vì nhiều lý do mà tác phẩm đó chưa đến được với bạn. Có thể do ca sỹ, có thể do tác phẩm, có thể do thông tin. Bạn đã nghe bài Chiếc khèn H'mong cô đơn, Inglả ơi tôi nghe câu hát ấy, Vì lẽ nào em không gẩy đàn tính, Điện Biên núi hẹn rừng chờ, Lính Tây Bắc, Mưa ơi đừng rơi nặng hạt... Đó là những ca khúc tôi viết từ chất liệu dân ca Tây Bắc. Tuy nhiên, tôi cũng muốn có một tác phẩm về Tây Bắc của tôi được nổi tiếng như những bài hát Tây Nguyên.

lelinhlan - Nữ 36 tuổi - 36-CatLinh-HaNoi
- Tôi rất vui khi được nói với anh Nguyễn Cường. Tôi đặc biệt yêu thích những tác phẩm của anh. Tôi có thể hỏi anh một điều thôi: Anh yêu Tây Nguyên và có biết bao nhiêu bài hát anh đã dành để nói lên tình cảm của mình với miền đất ấy? Tôi thấy ở nơi phía bắc của tổ quốc mình cũng rất đẹp, rất mênh mông và rất tình nguời... Liệu anh có thể viết về miền Tây Bắc ấy một lần được không??? Tôi mong sao có thể cảm nhận một Tây Bắc thật đầy đủ cũng như qua ca khúc của anh tôi đã cảm nhận rất rõ về Tây Nguyên dù chưa một lần đến đó.
 NS Nguyễn Cường: Tôi cũng đã viết nhiều bài hát về vùng Tây Bắc. Có thể vì nhiều lý do mà tác phẩm đó chưa đến được với bạn. Có thể do ca sỹ, có thể do tác phẩm, có thể do thông tin. Bạn đã nghe bài Chiếc khèn H'mong cô đơn, Inglả ơi tôi nghe câu hát ấy, Vì lẽ nào em không gẩy đàn tính, Điện Biên núi hẹn rừng chờ, Lính Tây Bắc, Mưa ơi đừng rơi nặng hạt... Đó là những ca khúc tôi viết từ chất liệu dân ca Tây Bắc. Tuy nhiên, tôi cũng muốn có một tác phẩm về Tây Bắc của tôi được nổi tiếng như những bài hát Tây Nguyên.

Nguyễn Linh - Nữ 18 tuổi - Hà Nội
- Câu hỏi của em xin dành cho nhạc sĩ Lê Minh Sơn. Có thể nói trong năm qua đánh dấu thành công nhất của anh. Đầu tiên phải kể đến việc ca sĩ trẻ Tùng Dương và Ngọc Khuê chọn nhiều tác phẩm của anh thể hiện ở Sao Mai Điểm Hẹn, sau đó đến lượt ca sĩ Thanh Lam. Nhưng gần đây người ta bỗng dưng thấy bộ ba Lê Minh Sơn - Tùng Dương - Ngọc Khuê bị tách dần để thế chỗ cho Lê Minh Sơn - Thanh Lam, không ít báo chí và dư luận cho rằng, anh đang chạy trốn Tùng Dương để đến nữ hoàng nhạc nhẹ Thanh Lam. Phải chăng, anh "khoái" kết hợp với diva hơn ca sĩ trẻ triển vọng vì như vậy sẽ được khán giả đánh giá cao hơn và nâng tầm của mình lên cao hơn?
NS Lê Minh Sơn: - Một bài hát khi gặp một giọng hát đó là cái mệnh của nó. Tôi luôn biết ơn Dương và Khuê, tôi luôn ở bên các em khi các em cần đến. Với Sơn, ai hát bài hát của mình không quan trọng. Đó là điều thật lòng. Bất cứ ai chinh phục được Sơn bằng cá tính, bằng văn hóa hát, văn hóa sống thì Sơn sẽ hết lòng. Vậy thôi!

Trung Trực - Nam 30 tuổi - Hà Nội
- Chào NS Lê Minh Sơn!Sau khi được nghe 1 số nhạc phẩm của anh, tôi được thấy 1 gam màu dân gian rất lạ. Tuy nhiên,có lẽ nhiều người cũng như tôi đều thấy rằng các bài hát của anh chỉ gây cảm giác lạ mà thôi. Tôi nghĩ rằng là 1 nhạc sĩ thì phải sáng tác những bài hát có giai điệu đẹp và ca từ có ý nghĩa để các thính giả cỏ thể cảm thụ và hiểu được, tôi rất làm tiếc vì phần lớn các tác phẩm của anh không có những điều đó mà chỉ mang ý nghĩa tự sự, khó hòa nhập. Anh có suy nghĩ gì nếu hầu hết các thính giả đều suy nghĩ như tôi? Và sau này anh có ý định sẽ thay đổi 1 chút hơn để có thể dễ hòa nhập với thính giả hơn không?
 NS Lê Minh Sơn: - Lần đầu tiên có một người nói rằng bài hát của tôi như vậy. Quả thật tôi cũng không biết nói với bạn như thế nào vì điều đầu tiên mà tôi tự hào về bài hát của tôi, đó là ca từ. Ca từ chiếm 60% sự thành công trong các tác phẩm của tôi... Dù sao cũng cám ơn vì đã quan tâm!

Tran Minh Dai` Trang - Nữ 12 tuổi - Moscow Russia
- Chau'' chao` chu'' Le Minh Son , thua chu'' chau'' rat'' thich'' bai` hat'' Chuon` chuon` ot'' cua chu'' ma` chi Ngoc Khue the hien , chu'' oi chu'' la` nguoi` Ha` Noi hay o lang` que ma` chu'' lai sang'' tac'' duoc bai` hat'' ve` con chuon` chuon` hay the'' a. Chau'' mong co'' ngay` chu va` chi Ngoc Khue co'' dip nao` do'' sang Moscow bieu dien cho ba` con o ben nay` xem thi` hay qua''. Chau'' chao` chu'' mong chu'' co'' nhieu` suc'' khoe de sang'' tac'' duoc that nhieu` bai` hat'' hay.
 NS Lê Minh Sơn: - Cám ơn cháu nhé. Cháu ơi! chú là một gã nhà quê chính gốc nhưng lại được sống và làm việc tại Hà Nội. Chú cũng muốn được sang Liên Xô, cảm giác ngồi co ro rét mướt chắc là thích lắm cháu nhỉ! Mong được gặp cháu!

Ha Giang - Nữ 24 tuổi - Ha Noi
- Xin hoi NS Le Minh Son: Duoc biet anh hay sang tac theo don dat hang cua cac ca si muon hat nhac cua anh hoac anh chi sang tac cho mot vai ca si ma anh thich dieu nay la ton chi lam viec, anh khong the lam khac hay anh co ly do nao do?
 NS Lê Minh Sơn: - Chào em! Ngày xưa, anh viết theo cảm hứng nhưng bây giờ viết theo đơn đặt hàng là một thách thức thật sự. Anh thích điều đó - một sự thách thức với chính mình.

Nguyễn minh Hoàng - Nam 31 tuổi - Tổ 1- Cẩm phả -Quảng ninh
- Chào anh Nguyễn Cường! Tôi là một người hâm mộ anh không chỉ vì nhưng bài hát về Tây Nguyên mà còn rất nhiều ca khúc viết về vùng mỏ, vùng biển Quảng Ninh. Vậy xin hỏi anh còn tác phẩm nào đang ấp ủ cho vùng mỏ chúng tôi không?
NS Nguyễn Cường: - Cảm ơn bạn đã làm tôi nhớ về một quãng đời của tôi khi công tác tại Trường Đại học Mỏ địa chất. Khoảng thời gian rất quan trọng này đã chắp cánh cho những ca khúc của tôi về biển, về Quảng Ninh và về vùng mỏ. Tôi có rất nhiều kỷ niệm và cảm xúc đẹp về vùng quê ấy, tôi mơ rằng mình sẽ viết được những bài hát như Hò biển, Mái đình làng biển, Tôi về đây nghe sóng...

Thanh Lan - Nữ 30 tuổi - TPHCM
- Thưa nhạc sỹ Phó Đức Phương, hoạt động của Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thế nào ạ? Nhạc sỹ có "đòi" đuợc bản quyền cho nhiều đồng nghiệp chưa? Mọi người có ủng hộ NS trong công việc mới này không? Tôi rất mong trung tâm hoạt động hiệu quả để đòi lại công bằng cho giới sáng tác, và NS trả nợ đúng hạn nữa.

NS Phó Đức Phương:
- Thực ra bộ luật dân sự của Nước CHXHCN Việt Nam trong đó có một chương về quyền tác giả do chủ tịch nước Lê Đức Anh ký, ban hành mới được 10 năm...để thấy rằng vấn đề quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung còn rất mới mẻ đối với chúng ta. 

Hiểu như vậy chúng ta sẽ tránh được những điều bi quan hoặc bức xúc quá đáng khi gặp phải những khó khăn và trì trệ trong quá trình triển khai công việc này. Nhưng mặt khác lại cho ta một suy nghĩ ngược lại: Vấn đề sở hữu trí tuệ, một chính sách cơ bản quan trọng hàng đầu của bất cứ quốc gia phát triển nào, lại chỉ được ban hành ở nước ta mới chỉ 10 năm nay. Vậy là chúng ta đã đặt vấn đề quá muộn, và đương nhiên chúng ta phải nỗ lực tối đa để giành lại thời gian đã mất. Chúng tôi đang cố gắng hết sức mình để đưa luật pháp vào đời sống và cũng đã đạt đựơc những kết quả ban đầu có thể yên tâm được.

HoangPhuong - Nữ 25 tuổi - TEDI_WECCo
- Chào anh Sơn! Khi nghe chị Khuê hát ở Sao Mai 2003 em đã rất thích các tác phẩm của anh sáng tác và lúc đó mới được biết đến anh. Vậy anh bắt đầu sự ghiệp sáng tác của mình từ khi nào? Anh có cảm nghĩ gì khi anh được mời cùng giao lưu với hai cây đại thụ của nền âm nhạc là nhạc sĩ Nguyễn Cường và nhạc sĩ Phó Đức Phương? Đó có phải là vinh dự quá lớn đối với một nhạc sĩ trẻ như anh không?
NS Lê Minh Sơn: - Chào em! Anh viết từ năm 12 tuổi, khi nào không viết được có lẽ lúc đó Sơn sẽ chết. Nguyễn Cường và Phó Đức Phương là hai người thầy của tôi. Họ dạy tôi bằng chính tác phẩm của họ. Ngoài đời, họ là người cha, người bạn lớn của Sơn (Nguyễn Cường và Sơn kết nghĩa làm anh em - Sơn làm anh. )

HoangPhuong - Nữ 25 tuổi - TEDI_WECCo
- Trong tac pham cua anh co chat nhac Jazz ke hop voi chat nhac dan gian truyen thong. Co khi nao anh nghi viet bai hat chi mang chat nhac hien dai cho phu hop voi so thich cua gioi tre ngay nay hay khong?
 NS Lê Minh Sơn: - Chào bạn! Tôi thấy các bạn trẻ cũng rất thích tôi đấy chứ. Hì...hì....

Vu Thi Hoa - Nữ 38 tuổi - Lien bang Nga
- Chao`anh Le Minh Son. Chung''toi la` nhung~ nguoi` song'' o Moscow , rat'' ham mo nhac cua anh , nhat'' la` mot so'' ca khuc'' gan` day, dac biet trong chuong trinh` Ky'' uc'' thoi` gian anh da~ dem ghi ta cho Thanh Lam hat'', hai nguoi` the hien rat'' tuyet voi` va`an y''. Trong am nhac la nhu vay , con` o ngoai` doi` anh va` Thanh Lam co'' duoc su dong` cam hon nhu vay khong?
 NS Lê Minh Sơn: - Có được sự đồng cảm trong nghệ thuật thật là tuyệt, chị nhỉ! Cảm ơn chị rất nhiều. Hy vọng sẽ có ngày Sơn sẽ được hát cho mọi người nghe. Sơn hát hay lắm... Chúc chị và mọi người một năm mới hạnh phúc nhé!

Đỗ Thúy Hà - Nữ 30 tuổi - Hà nội
- Tôi rất buồn vì trong những năm gần đây, âm nhạc Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, hàng loạt các ca sỹ "ngôi sao" với chất giọng nhờ nhợt hát các ca khúc cũng nhờ nhợt, vậy theo các anh, nhạc Việt Nam có thể thoát khỏi tình trạng này hay không? Có cách nào làm trong sạch nhạc Việt hay không?
 NS Nguyễn Cường: - Bạn đừng buồn, một nền âm nhạc không như GDP đâu, năm này thì bao nhiêu %, năm sau thì phải bao nhiêu %, có khi cả chục năm không có được một tác giả (mặc dù có thể có rất nhiều nhạc sỹ!), hàng chục năm có thể có rất nhiều người hát, nhiều 'ngôi sao' nhưng chưa chắc đã có một giọng ca ám ảnh chúng ta cả một quãng đời. Bạn đã đi chợ, bạn phải chấp nhận rác rưởi ở dưới chợ. Vì đó là đời sống. Bạn hãy tin một dân tộc đã từng sáng tạo ra chèo, quan họ Bắc Ninh, ca trù, hát xoan, các điệu hò sông nước từ Bắc vào Nam..., dân tộc ấy sẽ biết lựa chọn qua thời gian.

Thang Nguyen - Nam 30 tuổi - USA
- Anh LMS: Trong lan ve nuoc vua roi toi da mua duoc cd cua Ngoc-Khue va Tung-Duong hat nhac cua anh, toi an-tuong vo cung. Du la chua bao-gio gap nguoi sang-tac va 2 nghe-sy kia, thi khi nghe xong la toi thay yeu-quy cac anh cac chi roi! Toi dac-biet thich bai Gio Mua Ve, boi vi trong do, anh danh tinh-cam dac-biet voi chi-em phu-nu. Khi o HN, vua nghe xong bai nay thi ngoai ngo~ co tieng rao y-chang nhu trong bai hat, lam toi nao long. Xin anh cho biet dia-chi e-mail de toi tien lien lac voi anh? . . .
 NS Lê Minh Sơn: - Cảm ơn bạn! Sơn hạnh phúc vì có những người nghe âm nhạc của Sơn, hiểu được những gì Sơn nói... Email của Sơn:
lmsonlatin@yahoo.com

Nguyễn Hoàng Hải - Nam 25 tuổi - Singapore
- Thưa chú Phó Đức Phương, cháu rất thích các bài hát của chú, và hát nhạc của chú khá tốt :) cháu tìm đuợc nhiều cảm xúc từ các sáng tác của chú, những bài hát như: Về Quê, Chảy đi sông ơi. Cháu đặc biệt thích bài "Không thể và có thể", vì ngoài tác giả, có lẽ cháu là một trong số ít những nguời có nhiều "duyên nợ" với bài hát này. Cháu chưa định nghĩa được thật chính xác, tại sao mình lại có cảm xúc mãnh liệt như vậy, vì giai điệu da diết, đầy nhiệt huyết, lời ca đầy chất triết lý sâu sắc, hay...?! Nhân dịp này, cháu xin chú cho cháu và độc giả vietnamnet biết hoàn cảnh chú sáng tác bài hát, cảm xúc đã đến với chú từ đâu, như thế nào, và thông điệp chính chú muốn truyền tải qua bài hát là gì ạ?
 NS Phó Đức Phương: - "Không thể và có thể" là một cặp phạm trù của khoa học, của nhận thức, của cuộc sống. Nó dường như không phải là đề tài của một nhạc phẩm. Nhưng qua cặp phạm trù này tôi muốn gửi gắm một tình yêu cuộc sống, một tinh thần nhân văn, bởi như bài hát đã diễn giải, những điều "không thể" là rất giới hạn, nó chỉ là một vài quy luật cơ bản không cưỡng nổi của vũ trụ, của cuộc sống, luật vận động, luật nhân quả, sự tồn tại của những mặt đối lập... Còn những điều "có thể" là rất mênh mông: Người ra đi có thể trở lại, vết thương ngày nào có thể liền da, khổ đau rồi sẽ qua đi, sự chia ly sẽ không còn nữa...

Thu An - Nữ 27 tuổi - Nga Tu So
- Thua nhac si Le Minh Son, la mot trong nam nhac si tre do bao The thao van hoa binh chon la nhac si cua nam 2004, anh co nghi rang nam v­ua qua la mot nam boi thu cua nhac noi?
 NS Lê Minh Sơn: - Chúng ta có rất nhiều người làm nghề và rất nhiều người yêu âm nhạc thật sự. Sơn mong ước rằng những người làm nghề hãy cùng bắt tay nhau để làm cho âm nhạc chúng ta phát triển mạnh hơn nữa.

nguyễn kim oanh - Nữ - quận 1-tp Hồ Chí Minh
- Anh Lê Minh Sơn thân mến! Hình như em nhớ không nhầm thì quê anh ở Hà Tây đúng không a.Nếu đúng thì anh là đồng hương của em đấy. Hồi nhỏ em cũng hay trốn ba mẹ không đi ngủ trưa để đi bắt chuồn chuồn bên dòng sông Tích. Nên giờ đây phải xa quê em rất nhớ những ngày thơ bé ấy. Bài "Bên bờ ao nhà mình" có phải anh cũng lấy cảm xúc của thời thơ bé như em không?
 NS Lê Minh Sơn: - Đúng thế em ạ, nhà anh có một cái ao, bây giờ đã bị lấp rồi. Buồn nhỉ! Cứ nhắm mắt lại là những kỷ niệm ùa về. Có những lúc ngột ngạt không chịu nổi, cầm bút viết. Thế là lại viết được một cái gì đó. Chào em gái đồng hương!

Nguyễn Thành - Nam 30 tuổi - Hà Nội Việt Nam
- Chào anh Lê Minh Sơn. Có nguời nói là phong cách âm nhạc của anh đậm chất latinh. Vậy thực chất có phải anh chịu ảnh hưởng của dòng nhạc naỳ?
 

Soạn: AM 242091 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

NS Lê Minh Sơn: - Chào bạn. Tôi được học guitar từ bé. Những giai điệu bập bùng của dân digan quả thật đã ám ảnh tôi. Đúng, tôi yêu cái dòng nhạc ấy.

ha - Nam, 30 tuổi - ha noi
- chao A Son!Rat vui dc giao luu cung A!A cho E hoi rang:nhung giai dieu cua A da lam say me long nguoi nho chat la loi va am huong dong bang bac bo.Moi ca si A da tim cho ho mot chat rieng.Vay thi E hoi A khi sang tac mot ca khuc de ho hat ,de ca si the hien het minh boc lo cam xuc thi A co tim hieu ve ho không?
NS Lê Minh Sơn: - Chào bạn! Bây giờ, khi tôi viết, thường là viết cho riêng một ca sĩ hát. Tôi thường phải tìm hiểu họ về cá tính,về văn hóa... Viết đúng khoảng giọng của họ để họ được vùng vẫy... Đó chính là sở trường của tôi.

Nguyễn Ngọc Anh - Nam 28 tuổi - Từ Liêm - Hà Nội
- Là một người đã được sinh ra và lớn lên trên quê hương quan họ, tôi rất cảm động khi nghe ca khúc "Trên quê hương quan họ" của nhạc sĩ Phó Đức Phương. Mỗi lần ca khúc ấy ngân lên gợi lại cho tôi rất nhiều kỷ niệm sâu sắc. Giữa cảnh hoang tàn, đổ nát của chiến tranh nhưng lại có hình ảnh vô cùng dung dị mà tràn đầy sức sống mãnh liệt: "Lúa năm tấn vẫn vượt lên, xanh ngát màu xanh, chiêm, mùa trẩy hội. Xin nhạc sỹ cho biết từ cảm hứng nào sáng tác ca khúc "Trên quê hương quan họ"? Hẳn nhạc sỹ có rất nhiều kỷ niệm sâu sắc với quê hương Kinh Bắc? Khi sáng tác ca khúc này nhạc sỹ bao nhiêu tuổi?
 NS Phó Đức Phương: - Tôi sáng tác bài hát này năm 21 tuổi, ở thời kỳ chiến tranh cực kỳ ác liệt. Trên những cánh đồng quê hương thuở ấy, thanh niên trai tráng phần đông đã lên đường nhập ngũ để ra mặt trận. Chỉ còn lại những người phụ nữ, những cô gái ngày đêm đảm đang tất cả những công việc của đồng áng, của quê hương, của một hậu phương muôn ngàn gian truân và vất vả.

Sự chịu đựng bền bỉ, thầm lặng vô cùng lớn lao của họ khiến tôi xúc động và cảm thông sâu sắc...Bài hát đã đựơc sự chia sẻ rộng rãi của công chúng trong cả nước, những người dân, những người hoạt động ở hậu phương lớn, các chiến sĩ ngoài mặt trận, các anh giải phóng quân ở những chiến trường phía nam...Quả thực khi viết bài hát này tôi không thể hình dung hết được sức sống của ca khúc này!

Minh - Nam 22 tuổi - Hanoi
- anh SON..xin hoi anh mot chut ve GUITAR..... nhieu nguoi cho ranh cay GUITAR CO DIEN..la mot cay guitar không com vi the....khong co cho dung trong dan nhac......Kha nang cua cay guitar la khong nhieu............. cac ki thuat phat trien cho SOLO..rat kho''..va hau nhu khong khai thac duoc nhieu..theo anh thi can phai lam gi....
 NS Lê Minh Sơn: - Em à, không đúng vậy đâu. Guitar là một nhạc cụ không thể thiếu trong dàn nhạc. Người ta nói vậy là vì trình độ biểu diễn của người ta quá kém thôi!

gem - Nữ 22 tuổi - Hà Nội
- Chào anh Sơn. Tôi đã từng nghe anh nói về một tình yêu tuyệt vời đối với vợ mình. Nhưng gần đây tôi lại thấy anh và Thanh Lam có vẻ "cố tình" xuất hiện cạnh nhau trên các phuơng tiện thông tin đại chúng với những lời bình luận rất "nửa úp nửa mở". Chị nhà nghĩ sao về chuyện này? Hay đây chỉ là 1 hình thức marketing kiểu Hollywood?
 NS Lê Minh Sơn: - Ha... ha... ha... Những gì người ta đồn đại thì chúng ta miễn bàn, được không em gái!?

Kim Ngan Hoa - Nữ 20 tuổi - Hai Phong
- Chào nhạc sĩ Lê Minh Sơn, em rất thích những sáng tác của anh, em muốn có những bản nhạc của anh thì làm thế nào ạ?.
 NS Lê Minh Sơn: - Viết email cho anh:
lmsonlatin@yahoo.com

nguyen thu thuy - Nữ 18 tuổi - 27 nguyen thai hoc
- Bố Nguyễn Cường ơi, trông bố phong độ như này chắc con trai cũng giống bố, con có thể đăng ký làm con dâu của bố được không?
 NS Nguyễn Cường: - Để bố giục con trai bố nó bỏ vợ đã. Còn thằng con nuôi là Lê Minh Sơn không biết nó có ý định bỏ vợ không. Khi nào nó bỏ, bố sẽ thông báo ngay cho con. Nó đẹp trai đấy chứ?! Chúc con dâu tương lai nhiều niềm vui!

Đồng Quang Minh - Nam 45 tuổi - Ngọc Hà - Hà Nội
- Chào anh Phương, tôi biết anh đang làm Giám đốc Trung tâm bản quyền âm nhạc Việt Nam, nghĩa là cái việc đòi nợ chuyên nghiệp cho thiên hạ. Công việc đòi nợ thuê có khó lắm không? Có vấp phải những phản ứng khó chịu từ phía đối tác không? Các nhạc sĩ có cảm ơn anh không? Anh có còn thời gian để sáng tác không? Tại sao anh lại bỏ bê sáng tác để đi đòi nợ như thế? Mất đi một nhạc sĩ tài năng để đuợc thêm một tay đòi nợ chuyên nghiệp liệu có nên không?
 NS Phó Đức Phương: - Đã có lần tôi trả lời một câu hỏi tương tự. Rằng đối với một nhạc sĩ thực sự đắm đuối với sự nghiệp của mình thì không thể có một công việc nào có thể thay thế được niềm vui sáng tạo, nếu như công việc đó không có một ý nghĩa tương tự. Việc bảo vệ quyền tác giả âm nhạc ở một hoàn cảnh như đất nước ta hiện nay quả thực vô cùng khó khăn nhưng cũng vô cùng cấp thiết. Nó đòi hỏi một sự dũng cảm, sự hy sinh, sự kiên trì nhẫn nại đồng thời cũng đòi hỏi sự nhạy cảm, sự sáng tạo, sự lãng mạn.

Công việc này thực sự sôi động, đầy kịch tính và phong phú đa dạng, không thể tưởng tượng hết. Với những đặc trưng như vậy, liệu công việc này có kém gì việc sáng tác, nếu không nói rằng sự kích thích của nó còn mạnh mẽ hơn. Đấy là chưa nói đến ý nghĩa vô cùng to lớn và cấp thiết của công việc này đối với hoạt động của giới âm nhạc và sự phát triển của một đất nước.

nguyen thanh phong - Nam 48 tuổi - Ta Uyen, P.15. Quạn
- Chao NS Pho Duc Phuong ! Toi rat thich cac sang tac cua anh vi no rat "rieng co" va rat "dam dac chat dan gian kieu PDP". Theo toi day la thanh cong va cung la the manh trong sang tac cua anh, anh co thay nhu vay khong? Xin anh cho biet anh se trung thanh voi huong sang tac nay hay anh con muon co nhung xu huong khac trong sang tac nhu nhieu NS da tung lam de phong phu hoa cac sang tac cua minh???
 NS Phó Đức Phương: - Về căn bản tôi sẽ không xa rời những yếu tố đã làm nên một bản sắc Phó Đức Phương. Nhưng cũng rất cần sự đa dạng trong một phong cách thống nhất bởi tôi còn rất yêu công chúng của mình, đặc biệt là công chúng trẻ tuổi...

Bá Lục - Nam 20 tuổi - Hạ Long
- Chào Chú Phương!Cháu là một công chức hát khá hay, năm 2001 cháu đuợc HC Vàng toàn quốc bài ''Chảy đi sông ơi'' của chú nhân dịp Hội diễn toàn ngành. Cháu biết chuyện "Bản quyền" nhưng không hiểu sẽ phải làm thế nào để trả tiền tác giả cho chú, và chúng cháu là ca sỹ nghiệp dư có phải trả tiền tác quyền không? Cháu hát "Không thể và có thể" rất "đỉnh" (theo nhận xét của nhiều nguời trong giới nghệ sỹ)... Cháu rất muốn hát những bài của chú, vì giọng của cháu rất hợp với "chất" nhạc của chú. Có khi nào chú nghĩ sẽ mời một ca sỹ không chuyên hát bài của chú không Và nếu có, cháu có thể có hy vọng không? Mặc dù chú chưa biết cháu là ai (cháu cũng quê Bắc Ninh đấy)
 NS Phó Đức Phương: - Bạn cứ việc hát những bài hát mà bạn thích, không phải trả tiền bản quyền, đấy là công việc của những người tổ chức kinh doanh. Vậy chỉ khi bạn đứng ra tổ chức kinh doanh bạn mới phải nghĩ đến chuyện trả tiền bản quyền.

Dao Le - Nữ 36 tuổi - cu xa Dong Tien Q.10 Tp.HCM
- Thua nhac si Pho Duc Phuong. Toi nghe nhieu bai hat cua nhac si boi nhieu ca si trinh bay. TRong do, theo suy nghi chu quan cua toi, chi co vai ca si trinh bay tac pham thanh cong va di nhien "lot ta" duoc "cai than" cua bai hat, con lai thi ... thu that, chi lam cho bai hat bi do di (xin loi nhac si). Vay nhac si co buon khong khi nghe ho, nhung nguoi khong hieu bai hat, hat nhac cua minh?
 NS Phó Đức Phương: - Đấy là một khó khăn mà tôi đã tự nguyện chấp nhận. Bởi sự sáng tạo triệt để, đầy cá tính riêng, bản thân nó đã khiến tôi vô cùng vất vả trong quá trình tạo tác, và sau đó sẽ phải vất vả trong quá trình để ca sĩ chia sẻ hết những gì tôi đã gửi gắm. Không những thế, còn bao nhiêu khó khăn trong quá trình phối khí và dàn dựng...nhưng đấy là cái giá phải trả.

Hồng Hà - Nam 25 tuổi - TPHCM
- Ca trù, quan họ... những loại hình nghệ thuật từ nhiều thế kỷ trước nay "bắt" thanh niên thế kỷ 21 thưởng thức. Theo anh Phương điều đó có lôgich? Hay chúng phải được diễn đạt bằng tiếng nói của ngày hôm nay?
 

Soạn: AM 242111 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

NS Phó Đức Phương: - Tôi đang làm công việc để đưa những giá trị truyền thống vào đời sống đương đại. Quả thực như bạn nói nếu giữ nguyên những vẻ đẹp của một thời đã qua để áp đặt vào đời sống hôm nay đúng là điều không thể. Bởi vậy đây là một khó khăn của những người làm nghệ thuật, bởi không thể quên lãng đi những giá trị đã làm nên bản sắc riêng của một xứ sở, một dân tộc.

Vấn đề này vẫn được UNESCO, tổ chức văn hoá thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc cảnh báo nhiều lần đối với các quốc gia trên toàn hành tinh. Thử hình dung cả hành tinh này trong quá trình Hội nhập sẽ mất đi những đặc trưng riêng của các quốc gia thì sẽ đơn điệu và nghèo nàn biết bao.

Nhưng nếu khai thác những giá trị truyền thống mà không có hơi thở nóng hổi của cuộc sống ngày hôm nay thì công chúng chắc chắn không thể chia sẻ được. Những bài hát mang chất dân gian như: ca trù, quan họ...mà đã được công chúng chia sẻ chắc chắn phải gắn bó và đồng hành với chính cuộc sống của ngày hôm nay.

Cuộc giao lưu đã kéo dài hơn 2h mà câu hỏi của độc giả gửi về ngày càng nhiều, chúng tôi sẽ chuyển những yêu cầu của các bạn tới từng vị khách mời để trao đổi riêng. Thay mặt những nguời làm chương trình này, chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã nhiệt tình tham gia cuộc giao lưu thú vị này.

  • VietNamNet

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đêm nhạc "Bài ca sinh viên" (09/01/2005)
Nghi Văn, Thu Phương và "Đêm nằm mơ phố" (08/01/2005)
Quyền Thiện Đắc với liveshow chào Xuân 2005 (06/01/2005)
2 huyền thọai và hơn 3 thập niên mong ngóng Grammy (05/01/2005)
Còn hàng chục kẻ đạo nhạc chưa bị lôi ra ánh sáng! (05/01/2005)
Đầu năm nghe nhạc... xã hội (04/01/2005)
Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương: Cầu trời cho tôi đừng dính scandal! (03/01/2005)
Nhạc sĩ Văn Ký cùng VASC "Chào xuân 2005" (01/01/2005)
Đi tìm DJ Việt... (31/12/2004)
Hội Âm Nhạc TPHCM bước vào nhiệm kỳ 5 (30/12/2004)
Phú Quang và ''Mùa hạ còn đâu'' (30/12/2004)
Đỗ Quang chết không phải vì thắt cổ? (29/12/2004)
Tay guitar huyền thoại Hank Garland qua đời (29/12/2004)
NSND Trần Hiếu: Muốn yếu đuối trước người mình yêu! (29/12/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang