Giải thưởng Điện ảnh Việt Nam chưa lôi cuốn được công chúng
17:03' 16/03/2004 (GMT+7)

Một cảnh trong phim Của rơi, "Cánh diều bạc" của Hội Điện ảnh 2003.

(VietNamNet) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ trao giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam nhưng không khí vẫn rất trầm lắng. Dường như giải thưởng này không nằm trong sự quan tâm của giới hâm mộ điện ảnh nước nhà. Vậy tác động xã hội của giải thưởng này đến đâu hay chỉ  là "có để mà có"?

Phóng viên VietNamNet đã có cuộc trò chuyện ngắn với ông Trần Luân Kim, Tổng Thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam quanh lễ trao giải này.

- Thưa ông, ngày trao giải đã đến rất gần (19/3), vậy đến giờ công tác chấm giải đã hoàn tất chưa? Nhìn chung chất lượng các phim tham gia giải năm nay ra sao, thưa ông?

- Chưa, tất cả đều đang chấm và khoảng đến ngày 18 mới xong. Tôi chưa thể nhận xét được chất lượng của các phim tham gia giải năm nay vì đến giờ phút này vẫn chưa xem xong.

- Được biết  việc chấm giải Hội năm nay có khác hơn những năm trước nhờ thêm tiêu chí phim phải có tính xã hội cao.Vậy ông đánh giá như thế nào về các phim VN hiện nay- vì khán giả vẫn than phiền là nhiều phim của ta thiếu tính đời thường, xa rời thực tế?

- Trong vài năm gần đây, cách chọn đề tài và nhân vật trong các tác phẩm điện ảnh có hai loại: đề tài lịch sử cách mạng (truyền thống) và đời sống đương đại. Nhưng thường thường, các đạo diễn thường "quan tâm" đến những nhân vật không tích cực nhiều hơn (tức là phản ánh mặt trái của xã hội nhiều hơn). Vấn đề ở đây là là anh em đã cố gắng mở rộng đề tài và phản ảnh toàn diện hơn đời sống hiện nay nhưng kết quá đã không được như ý muốn do tài nghệ thể hiện không đạt tới. Cũng có những phim được giới chuyên môn đánh giá cao nhưng công chúng lại không hồ hởi đón nhận và ngược lại. Đây cũng là điều gây bàn tán ở một số người.

 Đã có không ít lời phàn nàn về sự thiếu chuyên nghiệp ở mọi khâu của phim Việt Nam, ông thấy sao?

- Có một thực tế là tình hình làm phim của chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng phim mỗi năm quá ít, hầu hết do Nhà nước tài trợ nên đòi hỏi phim làm ra vừa tốt, vừa hấp dẫn để có đông khán giả xem. Do vậy, các nhà làm phim phải thể hiện vấn đề cho phù hợp với yêu cầu cao của xã hội. Nếu số lượng phim nhiều thì đề tài sẽ đa dạng hơn nhưng nếu số lượng phim quá ít thì sẽ nên yêu cầu của khán giả sẽ cao hơn và nhiệm vụ của các nghệ sĩ sẽ nặng nề. Trong khi đó, điều kiện xử lý vấn đề này lại không đủ, vốn ít, thiết bị không đạt yêu cầu và đội ngũ làm phim vẫn còn rất yếu và kinh nghiệm làm phim hiện đại của ta vẫn còn phải học hỏi nhiều là những hạn chế cơ bản.

Muốn khắc phục được tình trạng thiếu chuyên nghiệp của điện ảnh VN, chúng ta phải giải quyết đồng bộ các khâu, từ đào tạo con người đến vận hành các thiết bị, tích lũy kinh nghiệm làm phim và kiến thức làm phim hiện đại... Ngoài ra, vốn làm phim cũng không thể ít như hiện nay được. Nếu kinh phí làm phim không đủ, người ta sẽ loại bớt những cảnh khó, không dàn dựng được bối cảnh như yêu cầu của kịch bản, làm gấp để giảm chi phí... sẽ khiến cho người nghệ sĩ không thể dồn hết tâm huyết cho tác phẩm của mình...

- Nhiều người cho rằng giải thưởng Hội Điện ảnh có chỉ để "có" thôi và không có hiệu quả xã hội nào nhất là qua lễ trao giải lộn xộn năm ngoái. Hình như Hội Điện ảnh không biết tự "tiếp thị" cho mình...

- Ý kiến của tôi ngược lại. Đáng lẽ ra lễ trao giải chỉ làm trong nội bộ những người được giải mà thôi, không có báo chí và không công bố gì hết... Sở dĩ chúng tôi tổ chức lớn như vậy là muốn tôn vinh các nghệ sĩ. Đó đã là sự cố gắng vượt bậc vì chúng tôi hoàn toàn tự túc, không được tiền của Nhà nước nên không xin được tài trợ là ọp ẹp ngay. Lễ trao giải năm ngoái do một số người không có giấy mời tràn vào nên gây ra sự lộn xộn. Chúng tôi đang phấn đấu nâng giải thưởng của Hội lên tầm quốc gia còn yêu cầu cao ngay từ bây giờ thì hơi khó vì chưa có cơ hội nào.

- Hội Điện ảnh đã phối hợp với Đài Truyền hình để tường thuật lễ trao giải này chưa, thưa ông, vì đây là một cơ hội tốt để quảng bá cho điện ảnh nước nhà?

- Truyền hình Việt Nam sẽ đưa nhưng không trực tiếp vì việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, sẽ ghi lại toàn bộ lễ trao giải và phát sóng khoảng 70 phút.

  • Bích Hạnh (thực hiện)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Người hùng" - phim cũ... lãi tiền tỉ (16/03/2004)
Nicole Kidman - kho báu "sống" Australia (15/03/2004)
"Sự thần kỳ" trong tay của một đạo diễn "cầu thủ" (14/03/2004)
Chat với Ben Stiller (13/03/2004)
Gary Cooper (12/03/2004)
Nghịch lý làm phim tài liệu: Phim hay nhưng... chiếu ở đâu? (11/03/2004)
Những cuộc chia tay "đắt đỏ" ở Hollywood (10/03/2004)
Sean Connery (10/03/2004)
Hà Nội qua ống kính của hai nhà làm phim Đức (10/03/2004)
Tìm diễn viên ở đâu? (09/03/2004)
Ai cũng muốn thử... ngoại tình (09/03/2004)
Thêm những thước phim quý về Điện Biên (09/03/2004)
"The Passion of the Christ" vượt ngưỡng 200 triệu USD (08/03/2004)
"Madeleine" - nhẹ nhàng và sâu lắng (07/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang