Truyền hình trực tiếp = sự cố + nhân lực +...
12:22' 14/01/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Để phục vụ cho Đêm tường thuật trực tiếp Hoa hậu VN 2004, VTV đã  phải huy động tới 200 người mà sự cố vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây chỉ là một trong những thông tin thú vị được đưa ra trong cuộc hội thảo Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình trực tiếp, một hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan Truyền hình toàn quốc 2005 đang diễn ra ở Quảng Ninh.

Soạn: AM 244846 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một cảnh trong gameshow "Ai là triệu phú?"

Các chương trình truyền hình trực tiếp (THTT) không còn là điều quá xa lạ với khán giả truyền hình nhất là vài năm trở lại đây nó xuất hiện ngày càng nhiều. Phía sau màn hình, êkíp tham gia làm chương trình luôn phải sẵn sàng đối phó với mọi sự cố. Trong khuôn khổ Liên hoan truyền hình toàn quốc (LHTHTQ) 2005, Đài THVN đã tổ chức cuộc hội thảo Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình trực tiếp.

Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm, còn có những cuộc "đấu khẩu" thú vị. Ví dụ rõ ràng nhất được các nhà đài đưa ra là những kinh nghiệm từ cuộc giao lưu Thế giới chung một ước mơ mà theo nhiều người còn nhiều điểm chưa được: Từ chuyện một BTV của VTV hò hét các ca sĩ cầm mic lên để hát bài We are the world vẫn còn nguyên lời đến chuyện "phô" khi "xếp đặt" 2 người dân tộc để phỏng vấn hay chuyện MC Nguyễn Thị Huyền nói quá cứng vì "quá nhỏ"...

Nhiều tình huống đã được đặt ra và được các nhà đài bàn luận sôi nổi, như: Nếu nhân vật từ chối trả lời thì xử lý như thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai? Nếu trong chương trình THTT nhân vật đuợc phỏng vấn nói quá nhiều thì sao? Xử lý những trục trặc kỹ thuật như thế nào?... Anh Nguyễn Minh Đức, TT kỹ thuật Đài THVN, nguời tham gia khá nhiều chương trình trực tiếp cho biết: "Thực hiện các cầu truyền hình có rất nhiều sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do vậy, chúng tôi cần một kịch bản chi tiết để biết mình phải làm gì. Ví dụ như trong chương trình Ai là tỉ phú?, việc để khán giả nghe tiếng nhấn số điện thoại xin trợ giúp từ khán giả với người chơi tuy tăng sự thú vị cho chương trình nhưng lại là một công việc mạo hiểm. Nếu như có sự cố, sẽ phải quay lại từ đầu". Anh Trường Thanh, phòng đạo diễn VTV1 cũng chia sẻ: "Khi thực hiện THTT, chúng tôi phải liên hệ trước. Khi chương trình diễn ra, chúng tôi phải dự tính thời gian kết thúc và chỉ cho xê dịch thêm 10-15 phút. Nếu có bất cứ sự cố kỹ thuật nào thì mọi người phải báo ngay với tôi".

Việc thực hiện một chương trình THTT tưởng như đơn giản nhưng đòi hỏi một êkíp thực hiện đồ sộ với những yêu cầu cực kỳ khắt khe bên cạnh trang thiết bị hiện đại. BTV Bùi Thu Thủy, "bà chủ" của Ở nhà chủ nhật, trưởng phòng Trò chơi và gặp gỡ truyền hình cho biết: "Có 7 bước để tổ chức sản xuất chương trình THTT. Đó là: Lập nhóm nhân sự (khoảng 15-20 người trong đó có đó Tổng đạo diễn, ĐD hiện trường, Nhóm dẫn chương trình...); Người tổ chức sản xuất lên trước kế hoạch từ đầu; Phối hợp (họp với nhóm kỹ thuật, liên lạc với tổng thống chế); Họp triển khai; Chạy chương trình và tổng duyệt (trước 1-2 ngày); Thực hiện chương trình tại thời điểm truyền hình trực tiếp và cuối cùng là Rút kinh nghiệm (có thưởng phạt rõ ràng). Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong việc tổ chức một chương trình THTT".

Có một điểm khác biệt giữa nhà sản xuất chương trình THTT tại VN và thế giới là họ không có quyền quyết định tất cả mọi việc vì phải đứng sau tổng đạo diễn. Trong khi đó, Producer quốc tế là tối cao (quyết định được cả chuyện kinh tế). Ngoài kiến thức, sự tự tin, bĩnh tĩnh xử lý trước mọi biến cố, khả năng điều phối, giao đúng người đúng việc, họ còn phải tuân theo quy tắc cao nhất của người chịu trách nhiệm cuối cùng  thực hiện chương trình. Một chương trình truyền hình trực tiếp lớn như Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2004 ở Tuần Châu, Quảng Ninh, ê-kíp thực hiện phải cần đến 200 người và phải thông báo mọi chuyển động với tổng thống chế chỉ huy chương trình để thống nhất nội dung và xử lý các tình huống phát sinh. Nhóm làm kịch bản gồm 15-20 người có thể phải làm tới 60 mục khác nhau cho 1 chương trình. Trong khi đó, có 1 nhóm làm trung bình 10-12 phóng sự khác nhau cho chương trình THTT.

Chiều 14/1, chương trình giới thiệu Truyền hình số (DTH) và Truyền hình cáp (VCTV), hai loại hình truyền hình mới sẽ được thực hiện như là hoạt động cuối cùng tại Liên hoan trước lễ bế mạc trao giải vào 20h ngày 15/1 tại Cung văn hoá Việt Nhật (Quảng Ninh).

  • B.H

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Điểm mới trong LH truyền hình toàn quốc 2005
Chờ đợi gì ở Liên hoan truyền hình toàn quốc 2005?
CÁC TIN KHÁC:
Phim truyền hình VN mới "chạm" đến chuyên nghiệp (13/01/2005)
Phim "teen" Việt Nam: Đất rộng người thưa! (13/01/2005)
LH Truyền hình TQ 2005: Phóng sự "chuyển" nhất (13/01/2005)
Hoa hậu Điện ảnhThanh Xuân và bí quyết sắc đẹp (13/01/2005)
Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền làm MC (12/01/2005)
Đêm nhạc ủng hộ nạn nhân sóng thần (11/01/2005)
Chờ xem phim sitcom kiểu Việt Nam (11/01/2005)
Săn lùng kịch bản hài (11/01/2005)
Phim Việt Nam làm quen với công nghệ mới (11/01/2005)
"Nhật ký tiểu thư Jones 2": Phim hay cho mùa Valentine (09/01/2005)
Sẽ có một "mùa" phim lịch sử Việt Nam? (09/01/2005)
Ấn Độ cấm hôn trên màn ảnh! (08/01/2005)
"Sát nhân bí ẩn", phim hành động pha ca múa (08/01/2005)
Điểm mới trong LH truyền hình toàn quốc 2005 (07/01/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang