Hội điện ảnh VN: đổi mới hay là chết?
08:28' 13/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Cuối tháng này ĐH Hội điện ảnh VI mới diễn ra nhưng ngay từ bây giờ không khí đã được những người trong cuộc hâm nóng. Có lẽ vì là một hội "phức tạp" nên càng nhiều ý kiến lại càng... "rối".

Đừng bao giờ đòi hỏi phim nghệ thuật và phim hay (!?)

Cảnh trong phim "Vua bãi rác".

NSND Trần Thế Dân, phó TTK thường trực của Hội điện ảnh VN cho biết: "Phải nói trong nhiệm kỳ qua Hội đã làm được nhiều việc: trở thành trung tâm để thu hút các nghệ sĩ, bồi dưỡng nghề nghiệp cho họ, tổ chức rất nhiều lớp học và mời nhiều chuyên gia nước ngoài tới giảng dạy về đạo diễn, diễn xuất, quay phim... cho các hội viên làm điện ảnh và phim truyện truyền hình. Cách đây 3 năm Hội cũng đã mở được Trung tâm hỗ trợ và phát triển tài năng điện ảnh trẻ và tranh thủ được sự hỗ trợ của nước ngoài và thực hiện được dự án 10 tháng 10 phim ngắn".

ĐD Vương Đức tâm sự cũng thừa nhận điều đó nhưng anh bổ xung thêm:  "Hội cần cố gắng bảo vệ hơn nữa quyền lợi về chính trị, nghề nghiệp và cả vật chất cho hội viên.  Anh em làm điện ảnh dễ bị tổn thương về nghề nghiệp và danh dự lắm nên cần sự hỗ trợ từ hội".

NSND Trần Thế Dân cũng nhìn nhận thẳng thắn về hạn chế trong nhiệm kỳ qua của Hội với tư cách là lãnh đạo Hội: " Trong 5 năm vừa qua thì phải nói điện ảnh VN chưa có những phim hay, phim nổi trội được khán giả đông đảo mến mộ". Nguyên nhân của tình trạng này thì nhiều nhưng theo NSND Trần Thế Dân thì một phần kinh phí làm phim quá ít, ít đến không thể tưởng tượng được "nên đừng bao giờ đòi hỏi phim nghệ thuật và phim hay".

Vào Hội chẳng biết để làm gì"!?

Đạo diễn Hà Sơn lâu nay vẫn được coi là một kẻ "mạnh miệng":  "Hội điện ảnh cũng như các hội khác cũng chỉ là ăn theo nói leo với cơ chế chứ chưa thực sự mang đúng bản chất của một hội nghề nghiệp và chưa bảo vệ tốt quyền lợi của hội viên. Đã đến lúc các hội nghề nghiệp cần trở về đúng bản chất của mình".

Hết nhận xét về Hội, vị đạo diễn này cũng phát biểu trên mức "thẳng thắn" về chính các thành viên của Hội: "Tôi không đổ tội cho cơ chế, điều quan trọng ở đây là nhiều hội viên không còn đủ lòng dũng cảm, sự đam mê, lòng hăng say và điểm đau xót nhất là rất nhiều trong số họ đã mất đi trí tưởng tượng, điều rất cần cho hoạt động điện ảnh", Vậy vai trò của Hội điện ảnh ở đây là gì? "Tôi nghĩ không ai khác ngoài Hội là người có thể hồi sinh, có thể làm một cái gì đó mới mẻ hơn vì đó là tổ chức của những người tự nguyện. Điều đó đòi hỏi một cơ cấu mới vì hiện tại cơ cấu của Hội không còn thích ứng nữa. Tốt nhất Hội nên là tập hợp của các hội chuyên ngành riêng như hội các nhà sản xuất phim, biên kịch,  phê bình phim, quay phim...", ĐD Hà Sơn biểu lộ quan điểm.

ĐD Vương Đức cũng đồng tình với quan điểm này: "Đúng là hoạt động của Hội hiện nay vẫn còn một số bất cập nhất là trong việc thông tin về các buổi chiếu phim tại đây. Có những buổi chiếu phim rất hay nhưng số người đến rất ít. Các cuộc gặp gỡ với các nhà làm phim nước ngoài cũng vâỵ trong khi đó là dịp học hỏi và trao đổi rất bổ ích. Tiếc là chỉ có những hội viên già tới dự. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nhiều hội viên cũng nên xem lại chính mình trong việc tham gia các buổi sinh hoạt tập thể vì Hội hoạt động trên cơ sở tự nguyện của các thành viên nhưng không có nghĩa là thích thì đến, không thích thì thôi".  

Quả đúng thế, trong số hơn 1000 hội viên của Hội điện ảnh VN hiện nay cũng chẳng phải ai cũng hiểu được mục đích hoạt động của Hội mình và mình gia nhập Hội để làm gì. Một hội viên đã có thâm niên tham gia các hoạt động của Hội "kêu ca" chẳng úp mở nói: "Tôi quả quyết với bạn rằng có tới 2/3 hội viên vào Hội mà chẳng biết làm gì, họ vào Hội chỉ để lấy chỗ tụ tập". Tôi hỏi "Anh có chắc không?", vị này trả lời "Chắc chắn"!? Xin miễn bình luận vì điều này chỉ có chính những người trong cuộc mới trả lời được.

Bao giờ mới được làm phim theo Luật Điện ảnh?

Cần thiết phải làm theo theo công nghệ mới.

Đỗ Đức Thành, một đạo diễn trẻ với nhiều dự định làm phim táo bạo cũng thẳng thắn đề xuất: "Tôi nghĩ về vai trò của các hội nghề nghiệp mà biêu tiểu là Hội điện ảnh, điều đầu tiên là phải đẩy mạnh việc nâng cao nghiệp vụ cho các thành phần làm phim, cần xúc tiến một môi trường chuyên nghiệp cho hoạt động sản xuất phim và nhanh chóng giúp các cơ quan chức năng trong việc đưa ra một bộ Luật điện ảnh hoàn chỉnh, yếu tố  thúc đẩy môi trường hoạt động nghề nghiệp. Trước mắt cần phải có một cơ chế quản lý tốt. Có lẽ đó là điều làm nhất lúc này".

  • B.H

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Như Quỳnh: Nuôi dưỡng tính chuyên nghiệp bằng lãng mạn (10/07/2005)
Choi Ji-woo lần đầu tiên sang Nhật đóng phim (06/07/2005)
Khi đạo diễn phim nhà nước... "ngoại tình" (06/07/2005)
Nghệ sĩ Quốc Tuấn và lý do để giã từ sân khấu (05/07/2005)
Thuý Hường: "Tôi đã khóc nấc lên với cuộc đời mình" (28/06/2005)
Diễm My trở lại phim trường (22/06/2005)
Màn bạc và những câu nói hay nhất mọi thời đại (22/06/2005)
"Sút và Hét" trong rạp (21/06/2005)
Duy Mạnh: "Tôi đóng phim không phải vì cát-sê"! (20/06/2005)
Thời xa vắng đoạt giải thưởng tại LHP quốc tế Thượng Hải (20/06/2005)
Oprah Winfrey: Ngôi sao quyền lực nhất thế giới (17/06/2005)
"Đẻ mướn" ra mắt cả chùm sao! (16/06/2005)
Hãng phim Việt: Bị "đánh" cũng vẫn làm kiểu... "39 độ yêu"! (15/06/2005)
80% phim VN đang sử dụng ''diễn viên đường phố''! (14/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang