Đấu thầu phim: Phim có hay?
14:15' 21/07/2005 (GMT+7)

Mặc dù chưa có thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 31/CP của Chính phủ, nhưng các đơn vị sản xuất phim đã sẵn sàng đối mặt với việc đấu thầu phim từ năm 2006. Đây là một bước đi quan trọng của điện ảnh VN.

Soạn: AM 491869 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Những cô gái chân dài

Đấu thầu kịch bản

Nói là đấu thầu phim, nhưng trước mắt là đấu thầu kịch bản - điều mà nhiều đạo diễn điện ảnh đã kêu gọi từ lâu. Từ kế hoạch của Nhà nước, năm nay sẽ phải có kế hoạch cho các đầu phim về đề tài lịch sử, truyền thống cách mạng để việc đấu thầu kịch bản được tiến hành ít nhất cũng phải sớm hơn 1 năm. Nhiều nhà biên kịch hỉ hả vì xem ra vai trò của họ có giá hơn, nhưng không ít người trong giới xem ra thận trọng vì lo việc xét thầu có công bằng hay không.

Ông Nguyễn Văn Nam - Giám đốc Hãng Phim truyện VN - tỏ ra điềm tĩnh: "Đấu thầu cũng là một hình thức thi kịch bản, có thông báo rộng rãi thì hãng thi, cá nhân thi đều tốt cả. Nhưng phải xác định đấu thầu điện ảnh không giống như đấu thầu xây dựng. Căn cứ để khẳng định kịch bản là hay, là dở, tiêu chí sẽ phải rất cụ thể, rõ ràng".

Một điểm băn khoăn của nhiều nghệ sĩ điện ảnh là khi Hội đồng thẩm định kịch bản vẫn là Hội đồng xét duyệt thầu, vậy lối tư duy đã định hình theo lối cũ, chuyển sang một phương thức khác hẳn có kịp linh hoạt thích nghi? Ông Nam cho rằng: Nên mở rộng thành phần vì ở ta thành viên hội đồng chỉ đóng vai trò tư vấn, chủ tịch hội đồng quyết định là chính.

Giám đốc Hãng phim Giải Phóng - đạo diễn Lê Đức Tiến - hào hứng: "Tôi hoàn toàn ủng hộ đấu thầu, có điều phải thông báo rộng rãi các đề tài Nhà nước đặt hàng. Hội đồng xét thầu phải mở rộng nhiều
thành viên tham gia để đảm bảo lựa chọn được dự án tốt. Hãng nào nhận được thầu kịch bản rồi - trở thành chủ đầu tư dự án sẽ tổ chức những cuộc đấu thầu nhỏ trong nội bộ hãng, hoặc mở rộng ra ngoài để chọn đạo diễn cho phim".

Nhà làm phim tư nhân có mặn mà?

Soạn: AM 491865 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Đấu thầu chỉ dành cho những phim Nhà nước tài trợ, đặt hàng đề tài lịch sử, cách mạng, vậy các đơn vị làm phim tư nhân có mặn mà không? Nhà làm phim tư nhân Phước Sang nói thẳng: "Tôi chưa nghe gì về thông tin đấu thầu. Nếu đó là cuộc chơi sòng phẳng thì tốt, còn nếu không có tiêu chí rõ ràng, đấu thầu chỉ là hình thức thì tôi không quan tâm. Với đề tài lịch sử, cách mạng, làm khó có khách, nhưng nếu Nhà nước tổ chức đấu thầu thì tư nhân cũng sẽ tham gia và tin nếu được chọn sẽ làm phim theo cách thể hiện mới".

Bà Thiên Hương - Giám đốc Hãng phim Thiên Ngân - cho rằng: "Hãng đang làm phim giải trí, nhưng sẽ không bỏ qua đề tài truyền thống nếu có cơ hội - đó cũng là một sự thách thức mới".

Còn cách nào khác?

Ông Trần Thế Dân - Phó Tổng thư ký thường trực Hội Điện ảnh VN - khẳng định: "Ngay cả khi điện ảnh bước vào cơ chế thị trường thì việc Nhà nước đặt hàng, tài trợ cho một số đề tài là hết sức cần thiết. Vấn đề là thay đổi phương thức đặt hàng vì phương thức cũ hiệu quả không cao, không đề cao được trách nhiệm nghệ sĩ. Khi đặt ra chuyện đấu thầu, tức là coi điện ảnh như một thứ hàng hoá, đây là hàng hoá đặc biệt.

Đấu thầu chỉ là một giải pháp. Theo tôi phải tuyển chọn kỹ các phim bằng một cơ chế đáp ứng yêu cầu đặt hàng. Có thể đề ra yêu cầu, các cơ sở làm phim được chọn kịch bản, làm xong phim rồi mới đánh giá lại hiệu quả để xét mức tài trợ. Điều này hoàn toàn có tính khả thi, vì các cơ sở làm phim đều có kế hoạch gối sang năm".

(Theo Lao động)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Lý Liên Kiệt và bộ phim võ thuật mới (21/07/2005)
"War of the Worlds": Phim đáng xem hè 2005 (21/07/2005)
Cơn sốt tình yêu của Drew Barrymore (21/07/2005)
LHP châu Á-TBD thứ 50: Phim Việt có làm nên chuyện? (20/07/2005)
Băng sex của Colin Farrell sắp bị tung lên mạng? (19/07/2005)
Hai chữ khiêm tốn: Người ở đâu? (19/07/2005)
Trinh Hoan - Kẻ làm thuê cho chính mình (18/07/2005)
Đổng Khiết - Thiên thần nhỏ của điện ảnh Trung Quốc (17/07/2005)
Cuộc đua Emmy lần thứ 57 (15/07/2005)
NSƯT Lan Hương: Vẫn thèm có thêm cơ hội làm mẹ! (14/07/2005)
Hội điện ảnh VN: đổi mới hay là chết? (13/07/2005)
Như Quỳnh: Nuôi dưỡng tính chuyên nghiệp bằng lãng mạn (10/07/2005)
Choi Ji-woo lần đầu tiên sang Nhật đóng phim (06/07/2005)
Khi đạo diễn phim nhà nước... "ngoại tình" (06/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang