Câu chuyện về Việt Nam của một người Ấn Độ
09:35' 02/12/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Bạn muốn biết những câu chuyện chưa kể về Bác Hồ những ngày Người ở thăm Ấn Độ? Những chi tiết đặc sắc như vậy có rất nhiều trong cuốn sách của tác giả Geetesh Sharma.

Soạn: AM 209091 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Tác giả Geetesh Sharma tại TP.HCM. Ảnh: VT

Cuốn sách có tên Các mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ hai mươi mốt. Theo như tên gọi, cuốn sách dài 12 chương này có nội dung đi dọc lịch sử từ xa xưa đến thời kỳ hiện đại của mối quan hệ Việt - Ấn, thông qua các nhân vật lừng danh của hai nước và của cả thế giới như Tagore, Mahatma Gandhi, Hồ Chí Minh, Jawaharlal Nehru. Đặc biệt có một số trường đoạn thú vị như việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bất ngờ đi bộ đến văn phòng Đảng Cộng sản Ấn Độ nhưng không thông báo trước, hay cuộc gặp gỡ giữa Bác Hồ với nữ thi sĩ Ấn Độ Amrita Pritam...

Ông Hà Duy, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại TP.HCM:

cuốn sách nêu được những vấn đề cốt lõi quan hệ giữa hai dân tộc.

Ông Geetesh Sharma sinh năm 1932 trong một gia đình nghèo ở một vùng quê hẻo lánh của Ấn Độ. Sự nghiệp viết văn, viết báo của ông rất có bề dày. Trong những năm tôi công tác ở đất nước Ấn Độ, tôi nhận thấy giới trí thức người Ấn rất khiêm tốn, ít nói về mình. Ông Geetesh Sharma cũng vậy dù rằng ông đã viết rất nhiều đầu sách giá trị. Điều quý giá nhất là dù chúng ta có rất nhiều người bạn nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ Ấn Độ nhưng đây là lần đầu tiên từ 30 năm nay mới có một người viết nên cuốn sách nêu lên được những vấn đề cốt lõi của mối quan hệ giữa hai dân tộc.

Tác giả của cuốn sách này, ông Geetesh Sharma hiện là Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam, một nhà hoạt động xã hội, ngoại giao nhân dân. Ông cũng được xem là một nhà báo dù chưa từng được đào tạo chính thức về nghề báo trong nhà trường. Sự đồng cảm của ông đối với các tầng lớp xã hội đã vượt ra khỏi biên giới tôn giáo và quốc gia. Do đó cũng thật dễ hiểu khi ông có cái nhìn đồng cảm với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc phát triển kinh tế hiện nay của Việt Nam. Trong buổi giới thiệu cuốn sách của mình tại TP.HCM, ông tâm sự: "Ở Ấn Độ, dù là người thuộc đảng phái nào, cũng đều có chung một quan điểm về Việt Nam".

Soạn: AM 209089 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hình ảnh Bác Hồ trong cuốn sách.

Ông Geetesh Sharma từng đặt chân đến nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đã nhiều lần đến với đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân vật vĩ đại mà ông cho rằng mình đã may mắn được một lần gặp khi Người đến thăm Ấn Độ. Để viết nên cuốn sách này, ông đã phải bay qua lại giữa hai đất nước nhiều lần bằng tiền túi, đi khắp các miền của hai nước để sưu tầm tài liệu, vào thư viện, gặp gỡ các nhân vật... Song ông đã khiêm tốn cho rằng: "Trong quá trình đi sưu tầm tài liệu, tôi đã được rất nhiều người bạn giúp đỡ. Tôi đã mua nhiều sách ở TP.HCM, Hà Nội, sách về văn hóa dân gian, về các nhân vật trong lịch sử Ấn Độ... Nhưng tôi như một người biên soạn lại chứ không phải là một nhà văn".

Cuốn sách mỏng (116 trang) nhưng đậm tình hữu nghị của hai nước Việt - Ấn của tác giả Geetesh Sharma, sẽ ra mắt độc giả Việt Nam thời gian tới.

  • Võ Tiến

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 2/12 (02/12/2004)
Lạc cầm 16 và Giai điệu bạn bè tháng 12/2004 (01/12/2004)
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 1/12 (01/12/2004)
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 30/11 (30/11/2004)
Triển lãm tranh của 2 bệnh nhân HIV/AIDS (29/11/2004)
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 29/11 (29/11/2004)
"Văn chương không có giống đực và giống cái" (28/11/2004)
Chỉ có thể là... vespa! (27/11/2004)
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 27/11 (27/11/2004)
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 26/11 (26/11/2004)
Christie đấu giá các kỷ vật Rock (25/11/2004)
Đêm nhạc của những màn biểu diễn ngẫu hứng (25/11/2004)
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 25/11 (25/11/2004)
Tin văn hoá trên các báo ra ngày 24/11 (24/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang