Bình gốm...nổi gân máu, lạc đà đá... mọc lông
08:43' 19/06/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sau chừng hai mươi năm sưu tầm, ông Chiến có trong tay khoảng hơn 3.000 món cổ vật mà theo lời ông là "thượng vàng hạ cám". Bình, tách, đĩa, ấm, chậu... từ các nền văn hóa Trung Hoa, Chămpa, Kh'me, Nhật, Thái...

Đồ độc của dân chơi

Trong bộ sưu tập của ông Huỳnh Chiến có một chiếc mai bình cuối đời Minh khá lạ. Chiếc mai bình màu men mặt ngoài như bao chiếc bình khác. Nhưng một vài chỗ ở mặt trong của chiếc bình dùng để cắm hoa mai này nổi gân máu thoạt nhìn rất dễ bị... giật mình. Ttrong hàng triệu món đồ cổ may ra mới có một món mang hiện tượng này. Đồ gốm cổ nổi gân máu đã được Học giả Vương Hồng Sển viết vào sách nhưng chính ông cũng chưa từng được tận mắt thấy! Bình càng nhiều tuổi, hiện tượng lên huyết, lộ huyết càng nhiều. Chiếc bình có chữ Kiền Long ngự dụng (đồ dùng của vua Càn Long) vốn đã có giá trị cao lại thêm phần quý giá nhờ nét độc đáo này.

Soạn: AM 448571 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bình hoa lộ huyết

Ông Huỳnh Chiến còn có cặp lạc đà ngọc từng cho bảo tàng mượn triển lãm cũng "quái lạ" không kém. Trên thân hình màu xanh ngọc của một chú ngày nọ bỗng... mọc lông tơ. Chủ nhân thỉnh thoảng lấy ra lau chùi cứ ngỡ bụi bám nhưng hiện tượng cứ kéo dài, lông càng ngày càng dài, càng mịn. Nhiều người đoán đây là một phản ứng hóa học do tác động với môi trường. Nhưng lạ một điều, cùng niên đại đời Đường, cùng chất liệu đá, cùng trong một môi trường nhưng chỉ có một chú lạc đà mọc lông.

Người đầu tiên có ý định xây bảo tàng tư nhân: Khi xây nhà năm 1997, trước khi có Luật Di sản, tôi đã có ý định dùng nó làm bảo tàng với các phòng trưng bày, phòng hội họp... Nhưng khó khăn không ở chuyện cấp phép mà là từ chính mình. Mỗi phòng phải có ít nhất một nhân viên, một bảo vệ cũng đã lên khoảng 30 người, đó là tính ở mức độ đơn giản nhất. Chi phí lương bổng, đèn chiếu sáng... hàng tháng vài chục triệu đồng trong khi giá vé không thể cao. Đã làm thì phải phục vụ cho đàng hoàng, không có khách vẫn phải mở cửa. Ngại nhất là chuyện trưng bày, bảo vệ cổ vật. Tôi muốn mình thực hiện một bảo tàng khác với của nhà nước, khách xem có thể sờ tận tay, bàn luận, học hỏi... nhưng như vậy thật khó lường kẻ xấu. Giá vé rẻ nên ai cũng có thể vào được, kẻ xấu đập vỡ đồ thì có bỏ tù cũng không lấy lại được cổ vật quý!

Những thứ đồ độc khác còn hiện diện nhiều nơi trong căn nhà của ông Chiến. Một chiếc bình hoa đỏ thẫm, hoa văn vàng, bên ngoài phủ một lớp men bóng bảo vệ tương tự lớp keo dán cho xe hơi, điện thoại di động hiện thời, bền đến mức nhúng axít không hề hấn gì. Một viên mực tàu bằng bàn tay hình chữ nhật chạm trổ hoa văn tỉ mỉ, cầu kỳ. Bình thường nó cứng như đá nhưng chỉ cần chấm chút nước lại có thể dùng để viết thay thế cho bút lông.

Chiếc cốc có nắp của vua Càn Long mỏng đến mức ánh đèn pin rọi qua được, nhưng lại dùng để đựng nước sôi giữ nóng cho một cốc trà nhỏ hơn lồng khít bên trong. Ngộ nghĩnh nhất là khúc cây bằng ngọc dùng để... gãi lưng của vua được làm rất tinh xảo. Ông Chiến phát hiện ra nó còn là dụng cụ mátxa mặt rất hữu hiệu khi tạo hình của gậy có thể áp sát vào bất cứ khu vực nào trên khuôn mặt người...

Đây vừa là những món đồ cổ được chế tác đặc biệt có chủ ý ngay từ đầu, vừa là những món bình thường nhưng đi qua mấy trăm năm, hôm nay biến đổi lại trở thành đồ độc.

Không phải món cổ nào cũng quý

Trên 100 năm tuổi thì được liệt vào hàng cổ, nhưng chỉ có những tay chơi "già đời" mới nhận ra chân giá trị từng món. Giao du hạn chế, lười dạo mua ngoài chợ trời, cũng chẳng có trường trại, tài liệu nào dạy mua và chơi đồ cổ, khó biết được nhà sưu tầm Huỳnh Chiến lấy kinh nghiệm ở đâu để tậu được những món đồ "độc địa"!

Soạn: AM 448573 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Lạc đà đá mọc lông

Hoạt động mua bán đồ cổ hiện đã cởi mở hơn trước rất nhiều, đặc biệt sau khi Luật Di sản được ban hành. Người ta bung ra mua bán đồ cổ công khai nên mặt hàng này từ chỗ di chuyển ngầm bấy lâu giờ trở nên... nhan nhản. Trong hằng hà sa số đồ thật lẫn đồ giả, kẻ thiếu kinh nghiệm dễ ăn quả đắng như chơi.

Song cũng có khi việc phân biệt đồ thật với đồ đểu lại dễ hơn chuyện nhìn ra món giá trị hơn giữa hai món đồ cùng chủng loại, niên đại. Nhà sưu tầm này tự hào là người đã nhiều lần tìm ra được viên ngọc quý giữa đám ngọc thường thường bậc trung. Giữa bầy gà dễ dàng thấy được con công. Nhưng ở đây không phải chuyện công với gà, vì dường như tất cả đều là... công. Cái mê hồn trận của thế giới đồ cổ là đây.

Thích thú với đồ gốm sứ Trung Hoa, nhưng đồ gốm sứ của xứ sở này thì muôn vạn, biết bỏ cái nào lấy cái gì. Ông chọn những đồ ngự dụng (đồ dùng của vua). Đây là những món đồ được chế tác đặc biệt, kỹ thuật nung, vẽ... do các nghệ nhân thực hiện rất khác biệt với đồ dùng do thợ bình thường làm hàng loạt. Giá trị thực của nó khi xưa lẫn giá trị lưu chuyển trong thị trường đồ cổ hiện nay đều chênh nhau trời vực với đồ của thứ dân...

"Chúng ta hô hào bảo vệ để cổ vật không bị chảy máu, nhưng phần nhiều chưa nắm được giá trị chiều sâu đích thực của nó. Không phải đồ cổ nào cũng cần được bảo vệ. Cái chén ăn cơm của ông cha ta xưa không phải cái nào cũng phải đem vào tủ cất", ông Huỳnh Chiến thẳng thắn.

Soạn: AM 448575 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ông Huỳnh Chiến nâng niu cổ vật quý

Sợ cái tên "nhà sưu tập"

Học trường quân sự, làm việc toàn với máy móc, nhưng khi đã xong nhiệm vụ, niềm đam mê cổ vật từ ngày còn trẻ lại trở về với ông. Ông Chiến bắt đầu sưu tầm đồ cổ vào những năm 1980, trong lúc ai cũng phải lo kiếm ăn, chẳng ai "rửng mỡ" và có tiền đi mua đồ cổ. Nhờ có xưởng cơ khí, rồi máy làm nước đá... ông dư tiền để trọn vẹn với thú vui của mình.

Sau chừng hai mươi năm sưu tầm, ông Chiến có trong tay khoảng hơn 3.000 món cổ vật mà theo lời ông là "thượng vàng hạ cám". Bình, tách, đĩa, ấm, chậu... từ các nền văn hóa Trung Hoa, Chămpa, Kh'me, Nhật, Thái... Căn nhà bốn tầng lầu của ông bày từ dưới lên trên toàn đồ cổ chia theo từng nhóm. Số ít được bày biện nghiêm chỉnh trên giá, kệ, còn phần nhiều bày la liệt dưới đất, tràn cả lên chiếc nệm ông dùng làm chỗ nằm ngả lưng ngắm nghía, nghiên cứu cổ vật. Có đồ thanh nhã, sang trọng và cũng có đồ mà chỉ có dân sưu tầm mới vác về bày giữa nhà mình như chiếc... áo quan hình người bằng gỗ đời Đường.

Nhiệt thành với cổ vật nhưng ông Chiến lại bảo mình sợ cái danh "nhà sưu tập" bởi dường như bây giờ ai cũng có khả năng đó nếu có tiền. Song ông lại không sợ chuyện mua nhầm đồ giả: "Sưu tầm trúng đồ giả thì mất cái này nhưng được cái khác, nhất là kiến thức, mà kiến thức thì không bao giờ lỗ. Đồ không quý sao người ta làm giả, chính đồ giả giúp tôi phân biệt được chính nó. Cuộc đời cũng vậy mà, người ta thường gặp đồ giả nhiều hơn đồ thật!".

Soạn: AM 448553 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Soạn: AM 448555 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Soạn: AM 448557 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Soạn: AM 448559 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Soạn: AM 448561 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Soạn: AM 448563 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Soạn: AM 448565 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Soạn: AM 448567 gửi đến 996 để nhận ảnh này

  • Bài, ảnh: Võ Tiến

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Có một Việt Trinh khác, “lặng” hơn... (18/06/2005)
Sẽ không còn một Hồng Ngọc "bụi đời"! (18/06/2005)
Hôn như những siêu sao màn bạc (18/06/2005)
Tom Cruise và Katie Holmes đính hôn (18/06/2005)
Hành trang về nơi thiên đường (17/06/2005)
Hilary Swank: Cô nàng đáng giá triệu đô! (17/06/2005)
Ba gương mặt đẹp nhất Maxim tháng 7/2005 (16/06/2005)
Thuý Hiền đã có lúc... “giở võ” với chồng (16/06/2005)
Gisele Bundchen: Ngôi sao mới của St. John (16/06/2005)
Bằng Lăng ngày không son phấn (15/06/2005)
Siu Black: Ai bảo béo là khổ! (15/06/2005)
Ngô Thanh Vân luôn muốn sống và làm việc tại VN (15/06/2005)
Cate Blanchett: Đối thủ nguy hiểm của Nicole Kidman (15/06/2005)
Joshua Jordan: Mê hoặc từng milimet! (14/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang