Yêu nghề chẳng ngại dấn thân
10:35' 12/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet)-  Dẫu chưa “mười phân vẹn mười”, nhưng mỗi người một vẻ, 50 cuộc trò chuyện của 50 nhà báo đã đem lại những cung bậc màu sắc sinh động về nghề báo - một lĩnh vực sôi động nhưng cũng không kém phần cam go. Cuốn sách "Trò chuyện với 50 nhà báo" do  tạp chí Nghề báo phối hợp với NXB Văn hóa Sài Gòn ấn hành.

Nhà báo Đức Hiển, năm nay 32 tuổi, dù bây giờ đã là Biên tập viên báo Pháp luật TP.HCM, nhưng nhắc đến tên anh trong làng sẽ nhớ ngay đến “Dọc đường mãi lộ”, loạt bài đầu tay làm rung động xã hội;  rồi “Tôi đi tìm Bao Công”, phanh phui ra đường dây chạy án trước cửa công đường. Đây là lĩnh vực đòi hỏi người phóng viên phải có quá nhiều tố chất: nhạy bén, hoạt bát, chịu khó lăn lộn, cẩn trọng… Nhưng trên hết là kiên nhẫn và kiên cường. Anh quan niệm: “Thực hiện một phóng sự điều tra, nhiều lúc khó khăn tưởng mình bó tay rồi, nhưng dặn lòng tự mình cố lên, dấn thêm một bước nữa thì cửa sẽ mở. Kiên trì đeo bám, nếu hết lòng với nghề thì mình sẽ gặp may mắn”. Cuộc trò chuyện tuy ngắn ngủi của anh thực tế là bài học kinh nghiệm tác nghiệp trong lĩnh vực khó khăn nhất, là phóng sự điều tra.

Một bầu máu nóng, với ý thức tôn trọng sự thật, đức tính không quản ngại gian khổ, và trên hết là một trái tim nhân hậu, một tình yêu thiết tha với cuộc sống, với con người, sẽ là chiếc chìa khóa cho nhng ai còn băn khoăn lo âu trước cánh ca của nghề. Trả lời câu hỏi “Đâu là những phẩm chất cần thiết để tạo thành một nhà báo đúng nghĩa?”, nhà báo Huy Đức - Thời báo Kinh tế Sài Gòn - đã trả lời thật cứng rắn, nhưng những đồng nghiệp chắc chắn sẽ xúc động: “Có thể có nhng lỗi lầm nhưng đã là nhà báo thì không bao giờ được nói dối, dù với điều kiện nào cũng không được nói dối”. Anh là người làm việc chăm chỉ, tận tụy, nhưng cũng phải khẳng định: “Viết cái gì đến tận cùng cũng khó”, đủ thấy nghề này hết sức bao la và đòi hỏi không ngừng với người đã chọn nó.

Con người, đó là đích đến cuối cùng của người cầm bút. Nhng trang báo cháy bỏng sức chiến đấu, nhà báo xả thân mình đối diện với cái ác, cái hiểm nguy, mục đích cuối cùng cũng chỉ hai tiếng “con người”. Con người là thân phận, là nỗi khổ đau bị bất công chà đạp mà mỗi nhà báo đều thấy mình có bổn phận bảo vệ. Những thân phận được giành giật lại từ cuộc sống, lẽ công bằng đem lại cho một thân phận… thấm đẫm sức chiến đấu thầm lặng, có cả sự hy sinh chịu thiệt thòi của nhng người cầm bút. Nhà báo Nguyễn Đông thức trưởng thành từ lời dặn của mẹ: “Làm báo, đầu tiên là để giúp người”.

“Con theo nghề báo của thầy, nghề văn của mẹ. Sau này sướng thì nhờ, cực thì ráng chịu, chớ biết sao?”. Lời tâm niệm của nhà báo Nguyễn Đông Thức chắc chắn cũng là của hàng ngàn người cầm bút. Trong khi các lĩnh vực khác, người ta có thể chuyển đổi nghề nghiệp rất nhanh, nhưng những ai đã cầm bút rồi thì khó lòng dứt ra được, mặc dù nghề này không những nghèo mà còn luôn đa mang trách nhiệm nặng nề. Có lẽ, từ trong sâu thẳm, khi cầm bút người ta được trở về lại với chính mình, nhân văn và sâu thẳm. Đó là điều mà nhng người trong nghề gọi là “cái nghiệp”.

Các đồng nghiệp trẻ sẽ có được nhiều bài học quý giá về nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp, về tính nhân văn, nhân bản của nghề qua các trang phỏng vấn. Đó là nhà báo trẻ Đinh Thu Hiền (Tạp chí Thế giới mới) với Nghề báo không dành cho những người thích nhàn hạ, Võ Phi Hùng (Văn nghệ TP.HCM) với Đừng nên viết với một bầu máu lạnh, Trần Bình Minh (Đài truyền hình Việt Nam) cho rằng Làm báo là đường về với chính mình, Huỳnh Dũng Nhân (Lao Động) với Viết phóng sự phải dấn thân, Vũ Hồng Quang (Đài Truyền hình Việt Nam) với Bầu máu nóng và những ngón nghề phỏng vấn, Thái Phong Sương (Thể thao TP.HCM) với Tổng biên tập phải là người dám quyết, dám làm, dám chịu trách nhiệm... 50 câu chuyện là 50 cung bậc sắc màu. Có phóng viên rất trẻ phỏng vấn nhà báo lão thành, có nhà báo mấy mươi năm trong nghề hỏi chuyện những phóng viên mới vài năm làm báo. Nhng câu hỏi giản dị nhưng không kém phần “hóc búa” - kỹ năng mà nhà báo nào cũng thiết tha mong có được, đặc biệt là trong thể loại phỏng vấn - đã được huy động tối đa, và chính nhờ đó mà câu chuyện càng giản dị và cũng cởi mở thẳng thắn.

Đọc xong cuốn sách, người ta muốn lao ngay ra đường, sục sạo tìm kiếm viết ngay một cái gì đó. Đó là điều quý giá nhất mà cuốn sách đã đem lại: hun đúc một tinh thần hừng hực say mê, cháy bỏng với nghề, truyền lửa cho đồng nghiệp.

  • Đặng Vỹ

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Paris Hilton hứa không đóng phim...sex? (12/07/2005)
Liya Kebede: Câu chuyện về nàng công chúa lọ lem (11/07/2005)
Quyền lực của son phấn! (11/07/2005)
Một phút với mỹ nhân và nữ tặc Thư Kỳ (11/07/2005)
10 kiều nữ quyến rũ nhất nước Anh (11/07/2005)
Ashton Kutcher: Gã bồi bàn biến thành ngôi sao! (10/07/2005)
Jen Aniston hoàn toàn suy sụp (10/07/2005)
25 người đẹp gợi cảm nhất hành tinh của FHM (09/07/2005)
Ca sĩ và chuyện "hở" trên sàn diễn (08/07/2005)
Á hậu Ngọc Hoa dự HH Du lịch liên lục địa 2005 (07/07/2005)
Cuộc chiến giữa Triệu Vy và Chương Tử Di (07/07/2005)
Kelly Brook: "kỳ quan" sexy của Anh quốc (07/07/2005)
Marek Straszewski: "Bức ảnh phải đẹp tự nhiên như tạo hóa" (06/07/2005)
Hoa hậu Hoàn vũ 2005 đi xét nghiệm HIV? (06/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang