221
5081
Tin tức
tintuc
/vanhoa/tintuc/
653088
Điện ảnh VN trước "miếng mồi" công nghệ số
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Điện ảnh VN trước 'miếng mồi' công nghệ số
,

(VietNamNet) - Dù được ứng dụng dè dặt nhưng công nghệ số đang được giới làm phim VN trông đợi. Muộn còn hơn không! Bởi lẽ công nghệ số là xu hướng làm phim tất yếu của các nền điện ảnh thế giới. Phóng viên VietNamNet phỏng vấn ông Nguyễn Nam Dương, GĐ D.V.S (Digital Video Solutions), một trong những nơi cung cấp các giải pháp video kỹ thuật số (KTS) hàng đầu tại VN.

Cảnh trong phim "Chúa nhẫn 3", một bộ phim ứng dụng công nghệ số thành công.

Trên thế giới việc ứng dụng công nghệ số là điều tất yếu trong khi tại VN nó mới được ngó ngàng tới. Với thực tế làm phim tại VN hiện nay, theo anh, việc đề cập đến công nghệ số lúc này là quá sớm hay quá muộn?

Ông Nguyễn Nam Dương: - Thực tế là công nghệ số đã được ứng dụng từ rất lâu, ngay cả các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan... cũng đã có tới 80% lượng phim nhựa sử dụng công nghệ số. Trên thế giới, gần đây nhất, Star Wars là ví dụ hoàn hảo nhất về ứng dụng KTS, nó như là gia vị của những món ăn vậy. Ở VN cũng đã có một số phim ứng dụng công nghệ này, trong đó có cả phim truyền hình. Trong vòng 2 năm tới, một bộ phim chỉ hoàn toàn dựa vào diễn xuất và diễn viên có đủ để thu hút đông khán giả đến rạp không? Tôi không cho rằng đề cập đến công nghệ số trong phim VN lúc này là sớm hay muộn bởi vì thị trường VN đã xuất hiện nhu cầu sử dụng KTS. Đương nhiên khi đã có nhu cầu thì sẽ xuất hiện các nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ. Khi đã xã hội hoá điện ảnh, các nhà đầu tư, các hãng phim đã tính thêm chi phí phát sinh trong đó có việc ứng dụng KTS nên tính đến việc ứng dụng KTS trong điện ảnh VN hiện tại là đúng thời điểm.

Ứng dụng công nghệ số trong điện ảnh không hề đơn giản, phải chăng chúng ta đang thiếu những điều kiện cơ bản để đưa công nghệ số vào điện ảnh VN?

Ông Nguyễn Nam Dương: - Tôi không nghĩ như vậy. Nếu quay bằng máy giá thành thấp chỉ khoảng 3000 USD và không tập trung vào kỹ thuật do không chủ động từ đầu sẽ chuyển sang phim nhựa sẽ cho chất lượng kém. Với trường hợp này, những nhà cung cấp giải pháp KTS như chúng tôi không thể làm được gì.

Vậy tại sao tại VN chưa thể ứng dụng công nghệ này, do ta thiếu kỹ thuật, con người, kinh tế hay vấp phải những định kiến làm phim cũ, thưa anh?

Ông Nguyễn Nam Dương: - Việc ứng dụng công nghệ KTS là cả một công đoạn với nhiều phức tạp. Nó đòi hỏi phải đầu tư lớn về máy móc và con người. Do vậy, từ lâu D.V.S đã phối hợp với Digital Magic, một công ty có kinh nghiệm làm KTS hơn 30 năm để nhận sự hỗ trợ từ họ. Tuy nhiên vài năm không thể thay đổi được cả một quy trình vì trước đó chúng ta chưa có quá trình đầu tư, chưa có trường lớp đào tạo về làm phim KTS... Mỗi nhà làm phim có sự lựa chọn và đầu tư riêng và chúng tôi có thể cung cấp giải pháp làm phim dựa theo yêu cầu và mức độ làm phim khác nhau, từ quay máy 3000 USD đến máy vài trăm ngàn USD. Rất nhiều người thắc mắc với tôi rằng làm phim KTS có thể dự các LHQ quốc tế không? Thực tế là tại các LHP độc lập, LHP Sudance hay ngay cả Cannes, họ không quan tâm đến việc phim đó là phim nhựa 35mm hay phim KTS, chất lượng là điều được đặt lên hàng đầu.

Hiệu quả hình ảnh mà công nghệ số mang lại là điều không cần phải nói đến lúc này nhưng chi phí quá cao cho việc sử dụng KTS khiến nhiều nhà sản xuất ngại đầu tư? Cụ thể, tại VN hiện nay, chi phí cho một phim ứng dụng công nghệ này là bao nhiêu?

Ông Nguyễn Nam Dương: - Chúng ta không phải là không thể làm kỹ xảo vì VN đã có nhiều studio đã làm quảng cáo và phim truyền hình có ứng dụng KTS. Nhưng làm kỹ xảo cho phim truyền hình và nhựa khác nhau về chất lượng và máy móc. Phim nhựa sẽ phải đầu tư nhiều hơn nhưng chất lượng lại cao hơn phim truyền hình rất nhiều dù cách làm cũng về cơ bản là giống nhau. Người VN không phải không làm được, vấn đề là chúng ta thiếu phương tiện. Tôi nhớ là hãng Phước Sang đã phải chi trên 30.000 USD để làm kỹ xảo cho bộ phim Khi đàn ông có bầu ở nước ngoài trong khi ở VN chỉ mất chừng 10.000 USD vì sẽ giảm được rất nhiều chi phí.

Trong một cảnh quay "Star Wars".

Được biết làm phim nhựa sử dụng kỹ xảo phải mất gần 100.000 USD, tức là khoảng 1.5 tỉ đồng. So với mặt bằng chi phí làm phim tại VN hiện nay thì mức giá đó quá cao và dường như việc đầu tư cho lĩnh vực này quả là quá mạo hiểm...

Ông Nguyễn Nam Dương: - Tùy theo yêu cầu của từng phim mà chi phí có thể dao động từ 50.000-90.000 USD (từ công đoạn chuyển từ KTS sang phim nhựa chiếu rạp và nhân 13 bản...). Một số người cho con số đó còn cao nhưng tôi cho rằng các nhà đầu tư hoàn toàn có thể thu hồi vốn. 3 tỉ đồng không phải là con số quá lớn, trừ chi phí trả chủ rạp (khoảng 50%) và những khoản khác thì hoà vốn là độ khả thi 100%. Nếu các nhà sản xuất có thể làm được công đoạn nào đó thì có thể tiết kiệm một phần chi phí nhưng xu hướng chung của thế giới là ngân sách làm phim sau thông thường sẽ nhiều hơn phim trước. Tôi nghĩ năm tới thị trường phim VN sẽ sôi động hơn, nhiều rạp hơn, nhiều người xem hơn, chất lượng phim sẽ cao hơn. Nếu một bộ phim được đầu tư đến 1,5 tỉ đồng chiếu rạp mà không ai xem thì không biết nói gì hơn.

DI (Digital Intermedia) hiện đang là công nghệ được sử dụng phổ biến trên thế giới từng được những Star Wars, Lord of the Rings... ứng dụng. Tại VN thì sao?

Ông Nguyễn Nam Dương: - Digital Intermedia hay còn gọi là khâu xử lý trung gian bằng KTS được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. KTS là lĩnh vực phát triển rất nhanh và đến giờ đã đạt mức gần như là hoàn hảo. Trong những phim như The day after tomorrow (Ngày kinh hoàng), Matrix (Ma trận)... khó có thể phát hiện cụ thể đâu là chi tiết đã được xử lý và đâu là cảnh quay thật. Trước đây chúng ta quay phim nhựa 35mm và phải cắt dựng thủ công, không can thiệp được vào từng hình ảnh. Nhưng nếu dùng KTS thì có thể can thiệp được vào từng chi tiết. Với các phim được quá nhiều tiền như Star Wars, họ xử lý toàn bộ bằng KTS sau đó chuyển sang phim nhựa còn ta chỉ có thể làm từng phần nhỏ. Tại VN, công nghệ DI đã được áp dụng cho một số phim nhưng đa số phải ra nước ngoài thực hiện.

DI đã xuất hiện trên thế giới được khá lâu nhưng ở VN còn khá mới mẻ. Theo đánh giá của anh, sẽ cần bao lâu nữa để các nhà làm phim VN làm quen với nó?

Ông Nguyễn Nam Dương: - Rất khó trả lời chính xác nhưng tôi tin chắc rằng không lâu nữa, chậm nhất từ 2-3 năm, việc ứng dụng công nghệ số trong phim VN sẽ trở thành điều rất bình thường không cần bàn đến nhưng bây giờ thì tất cả mới chỉ bắt đầu. Ở VN, tốc độ phát triển của công nghệ không phải là chậm. Sự tham gia của các hãng phim tư nhân, các nhà đầu tư và các đạo diễn trẻ là lợi thế cho việc ứng dụng công nghệ số vào phim.

  • B.H (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,