,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
437964
Sẽ khai quật hơn 2.000m2 tại khu 62-64 Trần Phú
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

Sẽ khai quật hơn 2.000m2 tại khu 62-64 Trần Phú

Cập nhật lúc 18:01, Thứ Hai, 14/06/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) -  Hơn 2.200m2trên tổng diện tích 9.000m2 tại khu di chỉ 62-64 Trần Phú, nơi dự định xây dựng Trung tâm Giao dịch và Điều hành viễn thông quốc gia, sẽ được khai quật khảo cổ

Bình gốm thời Trần, di vật tìm thấy tại khu khảo cổ Ba Đình.

Viện Khảo cổ, đơn vị chủ trì dự án, sẽ mở các hố đào song song với đường Trần Phú (Dự án do TS Tống Trung Tín làm chủ nhiệm). Nếu không phát hiện được di tích thật đặc biệt thì các di vật sẽ đưa về bảo quản tại kho tạm của Sở VH-TT Hà Nội. Các hố khai quật xong sẽ được lấp hoàn trả mặt bằng cho BQL xây dựng TTGD&ĐHVTQG.

Theo một số chuyên gia, lần khai quật này hứa hẹn thu được nhiều kết quả giá trị, bởi qua hai hố thăm dò trước đây đã phát lộ một đoạn thành thời Nguyễn. Mặc dù không trùng khít với Hoàng thành Thăng Long thời Lê, nhưng đoạn thành thời Nguyễn này, theo nhận định của giới khảo cổ có thể nằm trong khu vực phía Tây Hoàng thành Thăng Long thời Lê. Lâu nay chúng ta đang tranh luận về quy mô, vị trí của Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt là vị trí  tường thành phía Tây. 

Công việc khai quật thăm dò khu vực 62-64 Trần Phú đã được Viện Khảo cổ học tiến hành từ tháng 8/2002 đến hết tháng 1/2003. Tại 3 hố thăm dò (tổng diện tích 200m2) có 2 hố (hố 2 và 3) đã tìm thấy di tích kiến trúc. Trong đó, hố 2 ở độ sâu 2,2m đã phát hiện một đoạn tường thành cao 1,1m, rộng 1,3m, chạy theo hướng Bắc - Nam, song song với đường Hùng Vương: dưới xây bằng đá, trên xây gạch vồ và gạch đá ong. Cấu trúc và vật liệu di tích cho thấy rõ có niên đại thời Nguyễn. Trong hố 3, ở độ sâu 2,35m đã phát hiện thấy chân móng thành tương tự như móng thành đã được thấy ở hố 2. Không những thế, bên cạnh đoạn thành còn tìm thấy một số địa tầng thời Lê, Trần. Đặc biệt là một di chỉ thời Trần với một mương nước cổ có cá rô, sò, ốc, hạt dưa, mũi tên sắt, dao sắt..., phản ánh sinh hoạt của thời Trần và sau đó là của thời Lê. Ngoài ra có khoảng 2.000 hiện vật đồ gốm men Việt Nam, chủ yếu là các mảnh vỡ hoặc hiện vật vỡ như chậu, bát, đĩa, bình, lọ... của nhiều thời.

  • Đ.D.H

,
,