,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
539118
Đà Nẵng: Thú "chơi" tranh thời... giải toả!
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

Đà Nẵng: Thú 'chơi' tranh thời... giải toả!

Cập nhật lúc 09:13, Thứ Hai, 01/11/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Tranh xuất hiện ở nhà trong, nhà ngoài, tầng trên, tầng dưới, dọc cầu thang, xuống bếp rồi vào cả... toalet. Phải chăng chủ nhà là người mê tranh?

Soạn: AM 183573 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Những bức tranh tường đã nhanh chóng xuất hiện dưới bàn tay của các "danh hoạ" thợ quét vôi!

Thợ quét vôi trở thành... "danh hoạ"

TP Đà Nẵng đang trong quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị nên công tác đền bù, giải toả đã tiến hành rầm rộ trên nhiều địa bàn. Tuy nhiên, việc nhiều người dân làm bằng mọi cách để được tăng thêm tiêu chuẩn đền bù đã làm nảy sinh những hiện tượng khá bi hài. Ví dụ chỉ trong một đêm, hàng loạt cây trồng, nhà cửa, mồ mả... đã xuất hiện trong khu đất của ai đó cứ như truyện cổ tích. Song chuyện vẫn chưa dừng ở đó, bởi gần đây lại có một hiện tượng mới nữa mà có lẽ chỉ có ở Đà Nẵng. Đó là gì vậy?

Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Điện Biên Phủ ở cửa ngõ phía bắc Đà Nẵng đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng một cách quyết liệt. Phố xá sầm uất thoắt đó chỉ còn lại là những bức tường nham nhở. Và trên những bức tường đang ầm ầm đổ xuống ấy, người ta bất ngờ nhận ra cơ man nào là... tranh. Phải chăng đang hình thành một thị hiếu chơi tranh tường tại Đà Nẵng? Đi tìm câu trả lời cho sự mới lạ này, chúng tôi gặp một người đàn bà đang thu dọn chỗ cư trú của mình để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Mới hôm qua thôi, bà là chủ nhân của hơn 10m2 tranh. "Chị có biết tranh tường này có giá trị nghệ thuật gì không?" – chúng tôi hỏi. Người đàn bà ấy cười: "Mình tự thuê thợ về vẽ, 35.000–40.000 đồng/m2, trong khi Nhà nước đền cho 50.000 đồng/m2!". Ra vậy, đây là tranh... chạy đền bù giải toả!

Soạn: AM 183575 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
"Tranh" tường xuất hiện ngay cả bên cạnh... nhà vệ sinh

Trên những mảng tường hơn chục m2 nền vôi xanh nhạt, nhấp nhô vài mỏm núi, dăm cánh chim, thấp thoáng đôi cánh buồm, lăn tăn vài con sóng... Đó là những tác phẩm "hoàng tráng" đuợc các "danh hoạ" sáng tác tức thời và cũng phá huỷ tức thời trong chiến dịch đền bù giải toả. Đội ngũ "danh hoạ" này cũng chẳng phải ai xa lạ mà chính là mấy anh chàng thợ quét vôi, thợ xây đang nhan nhản khắp Đà Nẵng. Một "danh hoạ" như thế bảo nhỏ với tôi: "Tranh vẽ ở gian thờ thì phải vẽ rồng, vẽ phụng; ở phòng khách thì vẽ tứ bình, tùng, trúc, cúc, mai; còn đây, điện Kremli ở Nga nhé, cầu Tràng Tiền trên sông Hương nhé... Cứ lôi mấy tấm ảnh phong cảnh ra mà nhại lại, đố ai cãi được. Chỉ vài nhát bút là xong!".

Và bằng những "nhát bút" đó cộng với yêu cầu của chủ nhà, một tác phẩm "cửu sơn" vẽ chín ngọn núi ngả nghiêng giữa mênh mông trời nước bỗng xuất hiện sát một đoạn tường vỡ nằm gần một nhà vệ sinh. Mảng tường bên chợ Thanh Khê là một bức tranh liên hoàn có cảnh đồng quê, chăn trâu, non xanh thuỷ tú và cả cảnh con đuờng trải dài vô tận...

 
Soạn: AM 183581 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tranh xuất hiện ở khắp mọi nơi, kể cả dọc theo cầu thang!

Tranh tường cũng "có giá" đấy chứ!

Người ta từng nghe nói nhiều đến việc xây nhà nấm, trồng cây ngắn ngày, xây hồ cá... nhưng việc vẽ tranh lên tường để chạy đền bù là chuyện hoàn toàn mới có ở Đà Nẵng. Theo Quyết định 2396 của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ban hành năm 2002, cứ 1m2 tường có giá đền bù là 26.000 đồng. Song nếu trên tường ấy có tranh vẽ thì lại được tính theo đơn giá khác, ít nhất cũng 50.000 đồng cho 1m2 tranh vẽ màu bằng thuốc nước, 150.000 đồng cho chất liệu sơn, thậm chí có thể lên đến 700.000 đồng cho chất liệu xi măng khảm xà cừ... Điều đáng nói là quyết định này chỉ áp dụng cho đền bù đối với bia mộ có trang trí hoa văn, còn áp dụng vào công trình nhà ở thì chưa biết có từ bao giờ? Một cán bộ Ban đền bù giải toả dự án đường Điện Biên Phủ cho hay: "Chúng tôi đã làm công tác giải toả đền bù cho rất nhiều dự án, nhưng lần đầu tiên tại dự án nâng cấp mở rộng đường Điện Biên Phủ này mới xuất hiện việc người ta vẽ tranh lên tường để chạy đền bù. Rõ ràng người ta đã nghiên cứu rất kỹ Quyết định 172, trong đó có phần mục là vẽ, trang trí như vậy được đền bù 150.000 đồng. Người ta thấy việc đó rất dễ lấy được tiền của Nhà nước nên nhà ai cũng ra sức vẽ tranh lên tường để được tăng giá đền bù!".

Cũng cần nói thêm rằng, những trường hợp vẽ lên tường để nâng giá đền bù không chỉ là những gia đình nghèo. Chúng tôi đã thấy một ngôi nhà ba tầng nhận tiền đền bù vài tỷ đồng nhưng chủ nhân của nó trước khi dời đi cũng để lại chí ít vài chục m2 tranh. Tranh xuất hiện ở mọi nơi, nhà trong, nhà ngoài, tầng trên, tầng dưới, dọc cầu thang, xuống bếp rồi vào cả... toalet. Những người có lòng tự trọng như chị Lê Thị Hoa bán rau ở chợ Thanh Khê không khỏi ngao ngán trước những tính toán như thế: “Tôi thấy mấy thứ tranh đó chẳng có gì đẹp cả, bôi bẩn lên tường thì đúng hơn. Nếu là vẽ tranh thì người ta chỉ vẽ một vài bức thôi chứ có ai lại vẽ tràn lan bôi bác như thế này? Chẳng qua họ bôi lên để kiếm thêm tiền!".

Soạn: AM 183579 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Kể cả chủ nhân của ngôi nhà được đền bù vài tỷ đồng này cũng kịp kiếm thêm tiền của Nhà nước bằng những bức tranh dỏm!

Liệu đây có phải là một thú chơi nghệ thuật không, khi mà chỉ mỗi một tổ dân phố 5A phường Thanh Lộc Đán đã có đến hơn 1.000m2 tranh được đền bù? Nhân lên với đơn giá sẽ thấy Nhà nước phải trả không ít tiền cho thứ nghệ thuật giả hiệu này. Trước những điều khác thường đằng sau những bức tranh này, anh Hồ Thái, phóng viên Đài Truyền hình Đà Nẵng đã phải thốt lên: "Nếu nhà mà vẽ tranh như thế này thì chắc chẳng có ai dám ở cả. Cũng như những mồ mả mọc vội, cây cối mọc vội, loại tranh tường này cũng nằm trong xu hướng mọc vội, sáng tác vội. Đây chẳng qua là sản phẩm của thời kỳ giải toả mà thôi!"

Thấy chúng tôi chụp ảnh các bức tranh trên tường, ông Hồ Văn Trọng ở tổ 6 phường Thanh Lộc Đán không giấu nỗi bức xúc: "Toàn bộ số tranh bôi vẽ lên tường tôi cho là để đối phó với Nhà nước mà thôi chứ chẳng mang tính nghệ thuật tí nào cả. Anh nào tay ngang cũng có thể vẽ được. Do vậy, cần phải thẩm định các bức tranh đó trước khi đền bù. Tôi cho là phải họp dân hoặc phải có chính quyền địa phương xác nhận bức tranh này được vẽ từ hồi xưa để lại thì mới gọi là tranh nghệ thuật!". Tuy nhiên, do yêu cầu tiến độ giải phóng mặt bằng cho thi công dự án nên vấn đề này đã chẳng được ai quan tâm đến!

  • Hải Châu
,
,