,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
540402
IFRRO và vấn đề "Quản lý tập thể quyền sao chép"
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

IFRRO và vấn đề 'Quản lý tập thể quyền sao chép'

Cập nhật lúc 09:00, Thứ Tư, 03/11/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Ngày mai (4/11) Bộ VH-TT sẽ cùng Liên đoàn quốc tế các Tổ chức quản lý quyền sao chép (IFRRO) phối hợp tổ chức Hội thảo "Quản lý tập thể Quyền sao chép". Nhân dịp này VietNamNet đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Nguyễn Mạnh Quý, Trưởng văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật tại TPHCM về những vấn đề xung quanh cuộc hội thảo lần này.

- Là một tổ chức quốc tế, IFRRO sẽ ưu tiên lĩnh vực nào trong vấn đề bản quyền? Ngoài bảo vệ tác giả, IFRRO có quan tâm đến quyền lợi của nhà sản xuất, người tiêu dùng sản phẩm văn hoá? 

Soạn: AM 186357 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Nguyễn Mạnh Quý

- IFRRO là Liên đoàn quốc tế các tổ chức quản lý tập thể quyền sao chép, đây là một tổ chức quốc tế độc lập, phi lợi nhuận, có ban thư ký thường trực tại Brussels (Bỉ). Ra đời để bảo vệ quyền lợi của nhà văn, nhà xuất bản. IFRRO liên kết với tất cả các Tổ chức quản lý tập thể quyền sao chép của các quốc gia (RRO). Mục tiêu của IFRRO là tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tập thể các quyền sao chép đối với những tác phẩm được bảo hộ bản quyền thông qua các RRO. Song song đó, IFRRO cổ vũ cho việc hình thành các RRO trên thế giới, nhằm tạo thuận lợi cho các cam kết và quan hệ giữa các tổ chức RRO thành viên và cũng nhằm nâng cao nhận thức của công chúng, tổ chức quản lý tập thể về quyền tác giả và vai trò của các RRO trong việc chuyển giao quyền, tiền bản quyền giữa người nắm giữ quyền và người sử dụng. Ở Việt Nam đang có 3 RRO như vậy (Trung tâm Bảo vệ bản quyền Âm nhạc, Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm và Trung tâm bảo vệ bản quyền Văn học) và IFRRO sẽ giúp các RRO này nắm vững hơn cách thức hoạt động sao cho hiệu quả nhất.

- Cụ thể là như thế nào, thưa ông?

- Lấy ví dụ ở cách thu phí, cách tính nhuận bút hay việc phân chia tiền bản quyền, ở Việt Nam ta hiện nay vẫn chưa hình thành nên một khung giá chuẩn, tất cả mới chỉ ở mức độ thỏa thuận riêng. Mối quan hệ giữa người sáng tạo (sáng tác), nhà sản xuất và người tiêu dùng là một mối quan hệ tương hỗ và khi một tác phẩm văn hóa được đưa vào sử dụng thì quyền lợi của cả 3 đối tượng này phải được đảm bảo. Nếu như nhà sản xuất trả tiền quá thấp cho người sáng tạo thì sẽ không thúc đẩy được các họat động sáng tạo ra tác phẩm và như thế dẫn đến đời sống văn hóa không được nâng cao. Nếu người sáng tác đòi tiền quá cao thì dẫn đến việc nhà sản xuất bất hợp tác sẽ dẫn đến việc sản phẩm tinh thần không đến được với công chúng. Điều khác nữa, nếu như giá thành sản phẩm đội lên quá nhiều so với mặt bằng chung thì người tiêu dùng sẽ không đủ sức để mua thì đời sống tinh thần  của cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng nên vì thế công việc của những RRO sẽ giúp nhà sản xuất và người sáng tác tìm ra những thỏa thuận chung hay những khung giá chuẩn cho dù điều này thật ra không thể làm ngay được trong một sớm một chiều vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa...

Bên cạnh đó còn có mối quan hệ của đại diện chủ sở hữu quyền (RRO) với người tiêu dùng hoặc ngay với chính chủ sở hữu thật. Cách thu phí, phân chia tiền bản quyền ra sao cũng còn phải bàn tính rất nhiều. Có những trường hợp tác giả đã là hội viên của RRO nhưng đôi lúc vẫn ký tắt với một nơi nào đó sử dụng tác phẩm của mình để tránh mất đi phí phần trăm phải trả cho RRO. Điều này sẽ không còn khi các RRO phối hợp đồng bộ và liên quan chặt chẽ với nhau. Các hội viên ngoài quyền lợi được bảo đảm còn phải có nghĩa vụ đóng góp cho nơi đang đại diện tác phẩm cho của mình.

- "Quản lý tập thể quyền sao chép", cụm từ này nghe có vẻ lạ tai, vậy theo ông nên hiểu như thế nào cho đúng?

- Nghe có vẻ lạ tai nhưng thật ra "Quản lý tập thể quyền sao chép" là tổng hợp các loại quyền thường được quản lý tập thể như: Quyền tác giả của nhà soạn nhạc, soạn lời; Quyền tác giả của tác giả tác phẩm văn học; Quyền của nhà sản xuất chương trình ghi âm... Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả thay mặt cho Hội viên cấp phép, thương lượng về tỷ lệ tiền bản quyền và thu tiền bản quyền, phân phối lại cho các Hội viên. Cá nhân các Hội viên có quyền tác giả không tham gia vào quá trình này. Hoặc có hình thức theo mô hình các Trung tâm, Công ty cấp phép cho người sử dụng phải theo điều kiện sử dụng và thù lao do chính Hội viên có quyền tác giả nêu ra. Hình thức này được hoạt động như là đại lý cho Hội viên là chủ sở hữu quyền, ở đó chính chủ sở hữu quyền ra điều kiện sử dụng và tiền bản quyền. Hình thức quản lý tập thể này tập trung hoá việc cho phép, đàm phán sử dụng và thu tiền bản quyền. Các công việc liên quan đến khai thác sử dụng tác phẩm được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng.

- Cảm ơn ông.

  • A.T (thực hiện)

,
,