,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
547982
100 đôi hôn nhau giữa đám đông!
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,
Hội chợ Cưới 2004:

100 đôi hôn nhau giữa đám đông!

Cập nhật lúc 13:45, Thứ Năm, 25/11/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Từ 9/12 - 14/12/2004, Hội chợ Cưới lần thứ nhất  sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Giảng Võ - Hà Nội. Hội chợ này sẽ là nơi tập trung đầy đủ nhất các sản phẩm, dịch vụ, thông tin thiết thực cho các cặp uyên ương với nhiều hoạt động sôi nổi như trình diễn thời trang áo cưới, giao lưu, rút thăm may mắn... Điểm nhấn của Hội chợ cưới 2004 là lễ cưới tập thể cho 100 đôi nam thanh nữ tú đến từ khắp mọi miền. VietNamNet đã có cuộc trò chuyện với ông Phạm Việt Thanh - Đạo diễn lễ hội cưới tập thể này...

Soạn: AM 204245 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đạo diễn Phạm Việt Thanh (giữa) tạo LHP VN lần thứ 14.

- Cách đây mấy năm cũng đã có người nêu ý tưởng tổ chức đám cưới tập thể cho 999 cặp uyên ương nhưng không thành chỉ vì lý do tài chính, hiện Đà Lạt cũng đang rục rịch tổ chức đám cưới tập thể và anh cũng đã hoàn tất kịch bản cho lễ hội đám cưới 100 đôi nam thanh nữ tú. Anh có thể lý giải bản chất thực của lễ hội cưới tập thể này với độc giả không?

Đạo diễn Phạm Việt Thanh: - Tôi muốn tìm đến cái gốc của văn hoá Việt. Lễ cưới của người Việt dù ở bất cứ đâu cũng là một lễ hội bày tỏ niềm vui sướng của con người trước hạnh phúc lứa đôi. Lễ cưới của bất kỳ ai cũng mang đậm chất nhân văn và được mọi người đồng cảm trong niềm vui. Tôi muốn nhân niềm vui đó lên nhiều lần và thông qua không gian lễ hội cưới chúng ta có dịp bày tỏ thái độ, cảm xúc của mình trước những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một điểm nhỏ trong câu hỏi nhưng rất thú vị: đám cưới 999 đôi trước đây không thành chỉ vì lý do tài chính. Lần này BTC và tôi không đặt nặng vấn đề tài chính mà chỉ chú trọng tạo nên một sự kiện mang tính văn hoá truyền thống và giàu chất nhân văn nên chắc chắn sẽ thành công.

- Nếu nói về giá trị văn hoá truyền thống thì sẽ có nhiều điểm phải bàn vì lễ cưới của người Việt dưới thời nho học rất rườm ra và quá thiên về nghi lễ. Có những vùng quê một đám cưới phải qua đến 18 cái lễ từ lễ xem mắt, dạm ngõ, ăn hỏi...đến lễ lại mặt sau ngày cưới. Anh sẽ làm thế nào với những giá trị như vậy?

Đạo diễn Phạm Việt Thanh: - Trước hết tôi muốn phân biệt thế nào là giá trị văn hoá gốc Việt với những yếu tố văn hoá Nho học có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nhìn lại vốn cổ để gạn đục khơi trong chứ không phải bê nguyên xi những gì chúng ta biết được vào cuộc sống hôm nay. Theo tôi, đám cưới của người Việt biểu hiện niềm vui sống, thái độ cộng cảm chan hoà giữa những người đang sống chứ không nghiêng nặng về nghi lễ. Tôi muốn đám cưới tập thể lần này bộc lộ vẻ đẹp và tính nhân văn  của người Việt qua các thời kỳ lịch sử...

- Nếu không có gì bí mật, anh hãy nói rõ hơn các trình tự của đám cưới tập thể này?

Đạo diễn Phạm Việt Thanh: - Ý định của tôi là phải có nhà trai (Trung tâm Triển lãm Giảng Võ - Hà Nội) và nhà gái (Nhà hát lớn - Hà Nội); có lễ rước dâu đi bằng xe đạp qua các con phố cổ. Có trẻ con đi trước hát những bài đồng dao quen thuộc và vui nhộn: Cô dâu chú rể/ Đội rế lên đầu/ Đi qua đầu cầu....Trên tầng 2 dọc các tuyến phố này người dân sẽ tung hoa, tung sợi kim tuyến xuống đoàn rước dâu. Ngày xưa, dọc đường rước dâu, trẻ con thường chăng dây đòi tiền cô dâu chú rể để lấy khước, tôi cũng muốn đặt các thùng quyên góp tiền tại các ngã tư dọc tuyến đường đón dâu. Số tiền thu được sẽ dành tặng cho những đôi nghèo chưa có tiền cưới nhau hoặc những đôi bị khuyết tật, thương binh, bệnh binh, những đôi sau cai nghiện....Tôi nghĩ đấy là cách phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, cách gạn đục khơi trong.

- Đến thời điểm này đã có bao nhiêu đôi đăng ký tham gia đám cưới tập thể? Ban Tổ chức có yêu cầu gì từ phía họ không?

Soạn: AM 205717 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Đạo diễn Phạm Việt Thanh: - Có 50 đôi đã đăng ký tham dự và tôi hy vọng sẽ có đủ 100 đôi vì đám cưới này hứa hẹn sẽ là một lễ hội rất thú vị. Kịch bản chương trình được xây dựng rất công phu với nhiều hoạt động thú vị như các nghi lễ cưới hỏi cổ truyền, màn biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn thời trang đồ gia dụng... Đặc biệt, trong lễ hội cưới sẽ xuất hiện 2 kỷ lục mới: Thùng bia và chiếc bánh cưới to nhất Việt Nam. Ngoài ra, những người tham gia lễ cưới còn được chứng kiến một cảnh tượng đặc biệt: 100 đôi cô dâu chú rể hôn nhau. BTC không có yêu cầu gì với các đôi tham dự lễ cưới này, thậm chí BTC còn có chính sách tài trợ tiền đi lại, ăn ở cho những đôi ở vùng sâu, vùng xa. BTC cũng đã liên hệ với Bộ lao động & Thương binh xã hội để tìm những đôi nào đó cưới trong hoàn cảnh khó khăn thì chúng tôi sẽ giúp đỡ, kể cả ở trại thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh), trại thương binh Lạng Giang (Bắc Giang)...

- Các đôi tham dự cưới có thể ở những vùng khác nhau, các tộc người khác nhau nên văn hoá cuới hỏi cũng káhc nhau, anh giải quyết vấn đề này như thế nào?

Đạo diễn Phạm Việt Thanh: - Tôi cũng muốn các cặp uyên ương mặc trang phục cưới theo đúng phong tục của họ, điều này sẽ làm tăng mối cộng cảm và làm đẹp thêm lễ hội cưới 2004. BTC xác định đây là đám cưới thật chứ không phải đám cưới biểu diễn nên tôi cũng đang loay hoay tìm cách giải quyết.

- Anh có lường trước được hiệu ứng trong xã hội khi tổ chức Lễ hội cưới 2004 không?

Đạo diễn Phạm Việt Thanh: - Với cái mới bao giờ cũng có ý kiến hai chiều nhưng bất kể một ai làm về văn hoá mà sợ những cái mới thì không làm được gì cả. Ngay chuyện dùng biểu tượng chữ hỉ (vui mừng) chúng tôi đã tranh cãi rất nhiều. Tôi  đứng về phía lấy biểu tượng lá trầu quả cau bởi chúng ta có hẳn một truyền thuyết rất đẹp về chuyện cưới hỏi. Nhưng một người trong BTC lại nói nên lấy chữ hỉ. Thực tế chữ song hỉ đó là chữ của người Trung Hoa chứ không phải của người Việt. Nếu chúng tôi làm sai điều gì đó, trái quấy về thuần phong mỹ tục thì những ý kiến đó là ý kiến xây dựng chúng tôi sẽ tiếp thu còn những ý kiến phản bác không có căn cứ thì đó là ý kiến lạc hậu.

  • PV

Bạn thấy đám cưới tập thể này như thế nào? Nếu bạn là đạo diễn bạn sẽ chọn biểu tượng lá trầu quả cau hay biểu tượng chữ Song hỉ, đôi chim bồ câu? Nếu bạn là cô dâu hay chú rể, bạn có muốn tham dự lễ hội cưới tập thể này không? Nếu có, bạn muốn trang phục của mình phải như thế nào? Theo bạn, cưới hỏi là việc riêng tư của mỗi cá nhân, mỗi dòng tộc hay là chuyện đáng quan tâm của xã hội? Nếu là chuyện vui mừng của mọi người trong xã hội thì bạn sẽ tham gia vào sự kiện này như thế nào? Hãy gửi ý kiến của bạn tới BTC theo cách sau:

 

 

,
,