,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
550632
Lễ hội cưới 2004 và những kỷ lục mới của Việt Nam
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

Lễ hội cưới 2004 và những kỷ lục mới của Việt Nam

Cập nhật lúc 14:19, Thứ Năm, 02/12/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Sau khi đăng bài 100 đôi hôn nhau giữa đám đông, báo VietNamNet đã nhận được rất nhiều thư của độc giả từ khắp nơi gửi về bày tỏ ý kiến riêng của mình từ chuyện chọn biểu tượng cho đến cách thức tổ chức đám cưới tập thể có một không hai này. Chúng tôi đã chuyển các ý kiến đóng góp của độc giả tới Ban tổ chức và Ban tổ chức cũng đã có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng Đạo diễn Phạm Việt Thanh ngay sau khi kịch bản Lễ hội cưới 2004 được thông qua...

Đến giờ phút này anh có thể cho độc giả biết Lễ hội cưới 2004 chính thức diễn ra vào ngày nào và đã có bao nhiêu đôi đã đăng ký tham dự ?

 
Soạn: AM 210663 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đạo diễn Phạm Việt Thanh

Đạo diễn Phạm Việt Thanh: - Hội chợ cưới 2004 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 đến 14/12/2004. Điểm nhấn của Hội chợ cưới 2004 sẽ diễn ra vào ngày 11/12/2004 đúng như dự kiến. Đến chiều qua (1/12) chúng tôi đã nhận được 70 bản đăng ký tham gia Lễ cưới tập thể 2004 trong đó 50 bản đăng ký có kèm theo xác nhận đồng ý của các bậc cha mẹ cô dâu, chú rể. Hiện điện thoại của Ban tổ chức đang trong tình trạng quá tải vì có quá nhiều nơi gọi về hỏi thủ tục đăng ký cũng như góp ý cho Ban tổ chức về cách thức tổ chức Lễ hội cưới 2004. Vì là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức đám cưới tập thể nên chúng tôi dự kiến có 30 đôi cô dâu chú rể, mỗi đôi được mời 50 khách tới chứng kiến hôn lễ nhưng đến thời điểm này con số các đôi đăng ký đã vượt quá dự kiến hơn gấp đôi. Đây là điều rất đáng mừng vì nó chứng tỏ ý tưởng của chúng tôi phù hợp với nguyện vọng của giới trẻ, phù hợp với các tiêu chí văn hoá của người Việt. Tôi cũng thông báo thêm rằng không chỉ có giới trẻ quan tâm góp ý và tham dự Lễ hội cưới 2004: Đã có một đôi cưới nhau cách đây 50 năm (1953) cũng đã đăng ký tham dự Lễ hội cưới với ý nghĩa là Đám cưới bạc của họ. Thú vị đấy chứ?

Thật tiếc vì tôi đã lập gia đình!

Thật đáng tiếc là tôi đã lập gia đình. Cách đây bốn năm tôi cũng đã từng có ý định cùng bạn bè tổ chức cưới tập thể nhưng lại không thực hiện được vì không thuyết phục được các bậc phụ huynh.

Với tôi, đây là một ý tưởng thú vị, một hoạt động đầy ý nghĩa. Nếu được chọn tôi sẽ chọn biểu vẽ biểu tượng cho các bạn trẻ tham gia. Theo tôi Trầu-Cau mới thực là Hồn Việt. Đôi bồ câu (hình như) có nguồn gốc từ nền văn minh phương Tây...

Về trang phục, tôi nghiêng về quan điểm người dân tộc nào thì nên mặc trang phục của dân tộc đó.

Về cụm từ "Hội chợ cưới" tôi e rằng không ổn, nghe cứ như là chuẩn bị mang cô dâu - chú rể ra triễn lãm hoặc bán vậy. Theo thiển ý của minh tôi xin gọi hoạt động này là 'Lễ hội kết hôn', gọi như vậy vừa nêu được tính trang nghiêm của phần lễ, vừa có sự sôi động của phần hội. Rất mong ý kiến trên được Ban tổ chức lưu ý.

Một lần nữa tôi xin bày tỏ sự tiếc nuối của vợ chồng tôi vì không được tham gia hoạt động này.
Chúc các bạn trẻ hạnh phúc.
Chúc các nhà tổ chức thành công.

Phạm Hàn Giang - Bộ đội
Cell: + 84903505909
Emaill: songthu@dng.vnn.vn

Trong các ý kiến của độc giả gửi về VietNamNet và chúng tôi đã chuyển lại cho Ban tổ chức, hầu như mọi người đều chọn biểu tượng cho đám cưới tập thể này là Lá trầu quả cau với những lập luận rất rõ ràng. Ban tổ chức đã quyết định chọn biểu tượng nào chưa? vì sao?

Đạo diễn Phạm Việt Thanh: Tôi đã xem xét kỹ các ý kiến này và tôi có chung quan điểm với độc giả. Ban Tổ chức sau khi nghiên cứu ý kiến độc giả gửi về góp ý đã quyết định chọn biểu tượng Lá trầu - Quả cau. Biểu tượng này được làm cực lớn (63m2) và được đặt trang trọng trước nhà A1 của Trung tâm triển lãm Giảng Võ - Hà Nội. Đối với tôi, biểu tượng lá trầu - Quả cau không chỉ đảm bảo giá trị văn hoá gốc của người Việt Nam như độc giả đã lý giải  mà còn gợi ý tưởng tạo hình rất đẹp (hình ảnh, bố cục và màu sắc), rất sang trọng nữa.

Mọi người rất quan tâm tới các chi tiết gắn liền với nghi lễ cưới hỏi như áo cưới, bánh cưới... Các đôi cô dâu chú rể có quyền được lựa chọn áo cưới hay bánh cưới theo ý thích hoặc theo phong tục cưới hỏi của họ không?

Đạo diễn Phạm Việt Thanh: -Nếu tôi là chú rể tôi cũng sẽ đặt vấn đề như vậy với Ban tổ chức. Vì đây là đám cưới thật chứ không phải đám cưới được dựng lên để ghi hình quảng cáo nên Ban tổ chức rất tôn trọng ý muốn chính đáng của các cặp cô dâu chú rể. Về áo cưới, cô dâu chú rể được quyền chọn lựa thoải mái và các nhà may thời trang tham gia Hội chợ cưới 2004 sẵn sàng chỉnh sửa theo yêu cầu của cô dâu chú rể. Cô dâu, chú rể không phải trả tiền thuê áo cưới. Nhà may áo cưới Nguyễn Thị Hằng còn cẩn thận đến mức mới các chuyên gia trang điểm có hạng của Đài Loan sang để phục vụ phần trang điểm cô dâu nếu họ có yêu cầu. Về bánh cưới, tôi chỉ bật mí một chút thôi: Sẽ có chiếc bánh cưới khổng lồ đáng ghi vào kỷ lục Việt Nam (chiếc bánh ngọt có kích thước: 4m x 5m x 3m). Chiếc bánh cưới này sẽ do các nghệ nhân làm bánh tiến hành ngay tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ - Hà Nội.  Trong Lễ hội cưới 2004 còn có một kỷ lục nữa là lon bia Hà Nội khổng lồ: Cao 1,8m; đường kính 950cm.

Soạn: AM 210665 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
 
Cặp uyên ương Đoàn Thanh Tú - Hà hữu Lý sẽ tham gia Lễ hội cưới tập thể 2004.

Trong các câu hỏi gửi về VietNamNet, có rất nhiều người tỏ ý tiếc không được tham dự đám cưới tập thể này vì họ đã... cưới nhau rồi! Cũng có độc giả than phiền vì ở quá xa Hà Nội đi lại sẽ rất khó khăn tốn kém...Ban tổ chức có đọc những ý kiến này không? Nếu có thì ý giải pháp của Ban tổ chức là gì?

Đạo diễn Phạm Việt Thanh: - Tất cả các ý kiến đóng góp của độc giả đều được Ban tổ chức xem xét kỹ và cố gắng đáp ứng nhu cầu, nếu nhu cầu ấy là chính đáng. Ban tổ chức sẵn sàng mời và đài thọ toàn bộ chi phi đi lại, ăn ở cho các đôi cô dâu chú rể vì điều kiện khó khăn hoặc ở quá xa Hà Nội. Ban tổ chức cũng đã liên hệ với Bộ LĐ&TBXH để cùng tạo điều kiện cho những đôi khuyết tật, những đôi sau cai nghiện...tham gia Lễ hội cưới tập thể 2004. Trong số các đôi đăng ký tham dự lễ cưới tập thể 2004, có nhiều đôi đã cưới nhau rồi nhưng vì một lý do nào đó như: Chưa được mặc áo cưới trong ngày cưới, chưa được sự đồng ý của gia đình vv... Với những lý do chính đáng như vậy Ban tổ chức sẽ đồng ý mời họ tham dự.

  • PV

Bạn có ý kiến gì về Lễ hội cưới tập thể này? Cách tổ chức như vậy theo bạn đã hợp lý chưa? Bạn có đồng ý làm chiếc bánh cưới khổng lồ, lon bia khổng lồ để ghi vào kỷ lục của Việt Nam không? Nếu bạn là cô dâu, bạn có đồng ý chọn lựa áo cưới và nhờ chuyên gia trang điểm của Ban tổ chức không? Tại sao? Hãy gửi ý kiến của bạn tới Ban tổ chức theo cách sau:

 

 

,
,