221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
124089
“Việc làm, tiền lương vẫn là vấn đề bức xúc với CNVCLĐ”
1
Article
null
Đại hội IX Công đoàn Việt Nam:
“Việc làm, tiền lương vẫn là vấn đề bức xúc với CNVCLĐ”
,

(VietNamNet) - Đại hội IX Công đoàn Việt Nam vừa khai mạc sáng 11/10 đang diễn ra trong không khí sôi nổi, dân chủ. Những thành tựu đạt được trong những năm qua của giai cấp công nhân nói chung và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã được ghi nhận cụ thể. Bên cạnh đó, những vấn đề còn bức xúc, bất bình đẳng đối với công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) hiện nay cũng được thẳng thắn đưa ra bàn thảo.

Còn sự chênh lệch về thu nhập giữa người quản lý và người lao động

Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN - ông Nguyễn Đình Thắng:

- Ông có thể cho biết ý nghĩa và nội dung nổi bật của dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn lần này?

- Điều lệ lần này được sửa đổi, bổ sung theo những nguyên tắc kế thừa Điều lệ Công đoàn VN khoá VIII, đồng thời bổ sung, sửa đổi một số quy định mới phù hợp cơ chế, chính sách đáp ứng với giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Điều lệ cũng giữ vững bản chất của tổ chức Công đoàn VN, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động, tiếp tục đổi mới và phát huy vai trò của tổ chức công đoàn...

- Quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp liên doanh hiện nay đang bị xâm hại nghiêm trọng, vậy Điều lệ sửa đổi lần này có chú ý hỗ trợ, bảo vệ lợi ích cho những người lao động này?

Những vấn đề đối với người lao động trong các liên doanh đầu tư nước ngoài đúng là còn nhiều bức xúc. Điều lệ sửa đổi sẽ làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm của các công đoàn cơ sở. Nếu vai trò của công đoàn cơ sở được làm rõ thì sẽ phát huy tốt chức năng của mình trong việc bảo vệ người lao động.

Theo báo cáo của Ban Chấp hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, hằng năm vẫn còn từ 6- 7% số công nhân lao động thất nghiệp và thiếu việc làm. Bên cạnh đó, tiền lương - vốn là nguồn thu nhập chính của công nhân tuy - đã từng bước được nâng lên, nhưng còn thấp so với nhu cầu tối thiểu, chưa đáp ứng được mức sống và không tương xứng với kết quả lao động dẫn đến việc chưa khuyến khích được cán bộ, công chức, viên chức, CNLĐ hăng say làm việc. Trong khi đó, ngoài chi dùng cho các nhu cầu thiết yếu, CNVCLĐ còn phi chi thêm nhiều khoản cho việc học tập, xây dựng trường lớp, bảo hiểm cho học sinh, chữa bệnh, các loại phí và các khoản đóng góp ủng hộ xã hội...

Những khoản này chưa được quy định vào lương nên đời sống của người làm công ăn lương nói chung còn rất khó khăn. Đối với những CNVCLĐ về hưu, nghỉ hưởng trợ cấp một lần, nghỉ do sắp xếp lại sản xuất, lao động, ngoài nguồn lương hưu hoặc trợ cấp theo quy định, không có nguồn thu nhập nào khác, nên đời sống càng khó khăn. Đặc biệt đời sống của CNVCLĐ các nông, lâm trường, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và lao động nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các thành phố lớn, còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Chính sách tiền lương mặc dù đã được điều chỉnh, bổ sung nhưng chưa được cải tiến, đổi mới cơ bản nên còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, bất hợp lý. Còn có sự phân hoá giàu nghèo trong CNVCLĐ và sự chênh lệch về thu nhập giữa những người quản lý, lãnh đạo và người lao động trực tiếp, nhất là khu vực liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài, giữa người lao động Việt Nam và người nước ngoài, giữa người làm việc trong những ngành có nhiều lợi thế với đông đảo CNVCLĐ ở các ngành khác.

Vấn đề nhà ở cũng đang là vấn đề hết sức bức xúc và còn nhiều bất bình đẳng. Trong khi một bộ phận cán bộ công chức có nhiều nhà, nhiều đất thì còn rất nhiều cán bộ, CNVCLĐ, nhất là những người có thu nhập thấp, số CNLĐ ở các tỉnh, thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất (KCX) lại không có nhà ở và thiếu các công trình phúc lợi công cộng như nhà trẻ, mẫu giáo, nhà văn hoá, khu thể thao. Việc giải quyết các nhu cầu về sinh hoạt, hội họp, vui chi giải trí, xây dựng hạnh phúc gia đình của công nhân trẻ trong các DNTN, DN có vốn ĐTNN còn gặp rất nhiều khó khăn.

Trong nhiều doanh nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã, cơ sở sản xuất cá thể, tình trạng công nghệ, thiết bị lạc hậu, lao động thủ công, nặng nhọc và độc hại vẫn chiếm tỷ lệ cao; phương tiện bảo vệ cá nhân còn thiếu và kém chất lượng; CNLĐ vẫn phải làm việc trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động.

Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn nghiêm trọng. Hàng năm, theo báo cáo chưa đầy đủ, có khong 4000 người bị tai nạn lao động, trong đó số bị chết khong 400 người. Trên thực tế con số này còn lớn hn rất nhiều và có xu hướng tăng lên nhưng chúng ta chưa thống kê được hết, nhất là ở các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, ở khu vực sản xuất ngoài quốc doanh. Việc chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức; sức khoẻ của một bộ phận công nhân bị gim sút. Các vi phạm  về an toàn và vệ sinh lao động không được xử lý nghiêm minh, kịp thời.

Từ thực tế đó đã dẫn đến hiện tượng một số ngành, nghề do tiền công lao động chưa hợp lý, điều kiện làm việc căng thẳng nên không tuyển được lao động đủ theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Vì vậy, theo ý kiến của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, việc “cải cách cơ bản chính sách tiền lương đang là đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay”.

Tranh chấp tập thể, đình công ngày càng tăng và phức tạp

Một thực tế là hiện nay, việc thực hiện giao kết hợp đồng lao động ở khu vực DNNN, DN có vốn ĐTNN đạt trên 90%; DNTN đạt trên 60% đa số là HĐLĐ ngắn hạn và xác định thời hạn từ 1-3 năm (chiếm trên 80%). Tại nhiều DN tư nhân, mặc dù có công việc thường xuyên, nhưng người sử dụng lao động chỉ ký HĐLĐ dưới 3 tháng để trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH, gây thiệt thòi lớn cho người lao động.

Tỷ lệ DN ký thoả ước lao động có tăng nhưng còn thấp. Cụ thể, ở DNNN đạt trên 80%, DN có vốn ĐTNN đạt gần 30%, DNTN đạt trên 15%.

Quyền lợi của một bộ phận CNVCLĐ bị xâm phạm dưới nhiều hình thức; cường độ lao động cao, trong khi tiền lương được hưởng thấp; tình trạng tự đưa ra định mức lao động cao ơn thực tế, bắt CNVCLĐ phải tăng ca, làm thêm giờ cao hơn mức quy định của bộ Luật Lao động diễn ra khá phổ biến, nhất là ở các ngành may mặc, da giày, chế biến thuỷ hải sản. Trong các DNTN, một số DN có vốn ĐTNN và các DN sử dụng lao động thời vụ, lao động hợp đồng ngắn hạn một cách tuỳ tiện. Nhiều công nhân do phải làm thêm giờ quá nhiều đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và hạnh phúc gia đình.

Điều đó dẫn tới tranh chấp lao động tập thể và đình công trong 5 năm qua diễn ra ngày càng phức tạp và có xu hướng tăng lên. Bình quân hàng năm có trên 70 vụ, xảy ra trong tất cả các loại hình DN, tập trung nhiều ở các tỉnh, thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung, ở các DNTN và DN có vốn ĐTNN. Các vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công đều xuất phát từ các yêu cầu bức xúc, chính đáng của người lao động không được giải quyết, có mục đích kinh tế và thuộc phạm vi quan hệ lao động, không mang động cơ chính trị. Các cuộc đình công đều chưa theo đúng trình tự quy định của pháp luật như xảy ra tự phát, không có các bước hoà giải trước, không lấy ý kiến của tập thể lao động.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trên 70% các cuộc đình công xảy ra ở những nơi chưa có công đoàn cơ sở hoặc có nhưng công đoàn cơ sở còn thiếu sâu sát, không nắm trước được tình hình. Tuy nhiên, đáng nói là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu của các cuộc đình công là do chủ doanh nghiệp và người quản lý không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động, vi phạm quyền, lợi ích của người lao động, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người. Nhiều nơi công tác quản lý nhà nước về lao động bị buông lỏng, chính quyền và các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp với công đoàn trong việc tuyên truyền thực hiện pháp luật và giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ lao động; công tác thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật lao động chưa thường xuyên; chế tài và biện pháp xử lý chưa nghiêm minh, quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ. Cá biệt có cán bộ công đoàn cơ sở còn bảo vệ những hành vi sai trái của người sử dụng lao động (!).

Chất lượng CNVCLD ngày càng tăng

Mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế trong chính sách đối với người lao động nhưng lực lượng CNVCLD vẫn ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng.

Số lượng CNVCLĐ nước ta hiện nay có khoảng 10,8 triệu người. Trong đó, số làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc tất cả các thành phần kinh tế là hơn 8,2 triệu, còn lại gần 2,6 triệu người làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nghề nghiệp…

Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có gần 60 vạn lao động và đang tiếp tục thu hút ngày càng nhiều CNLĐ trẻ, trong đó có một bộ phận được đào tạo cơ bản, có trình độ khá về chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề và phần lớn tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung. Ngoài ra, số lao động đang làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài có tới hàng chục vạn người và có xu hướng sẽ ngày càng tăng thêm.

Chất lượng đội ngũ CNVCLĐ nước ta được nâng lên về nhiều mặt. Nhìn chung có tuổi đời trẻ, lao động dưới 30 tuổi chiếm hơn 36%; trình độ học vấn đã khá hơn trước, có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, tiếp cận nhanh với khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Số lao động nông nghiệp chuyển dịch sang khu vực công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng và đã từng bước hoà nhập môi trường công nghiệp. Ở một số ngành kinh tế như dầu khí, hàng không, điện tử - tin học, xây dựng cầu, hầm, lắp máy… đã hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ cao.

Bên cạnh những ưu điểm trên đó, đội ngũ CNVCLĐ còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém. Một bộ phận cán bộ, công chức còn thiếu kiến thức thực tiễn, ý thức trách nhiệm chưa cao; một số ít công nhân ở vùng sâu, vùng xa, công nhân người dân tộc thiểu số không biết chữ; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí, suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, công chức, sự xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp và chất lượng phục vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, cơ quan bảo vệ pháp luật, trong ngành y tế, giáo dục còn xảy ra nghiêm trọng, làm giảm lòng tin của nhân dân và cản trở sự nghiệp đổi mới. Một số CNVCLĐ còn mắc các tệ nạn xã hội...

Trong buổi làm việc hôm nay, Đại hội đã báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công đoàn Việt Nam. Đại biểu các ngành, địa phương cũng trình bày các báo cáo về tình hình CNVCLĐ, trong đó đề cập cụ thể về thực trạng và giải pháp. Ngày mai Đại hội tiếp tục làm việc và sẽ bầu ra Ban Chấp hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khoá IX.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh:

 ...Hoạt động của công đoàn cần phát huy quyền làm chủ của công nhân, viên chức, lao động trong sản xuất kinh doanh trong việc đóng góp ý kiến của mình thông qua đại hội công nhân viên chức, hội nghị cán bộ, công chức thông qua việc xây dựng và ký kết thoả ước lao động tập thể, tổ chức và đại diện cho người lao động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật ở doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Công đoàn phải làm tốt chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, chủ động trong việc giải quyết tranh chấp lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ trong doanh nghiệp...

  • Lan Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,