221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
553820
Đình công, nỗi lo cuối năm
1
Article
null
Đình công, nỗi lo cuối năm
,

(VietNamNet) - Một vài cuộc đình công đã xảy ra trong tháng 11, hầu hết đều có quy mô lớn, với sự tham gia của phần lớn người lao động ở các doanh nghiệp. 

 

Khó tránh chuyện “đến hẹn lại lên”

 

Soạn: AM 217213 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Một cuộc đình công quy mô lớn xảy ra vào cuối năm ngoái.

Nợ lương, không thưởng Tết hoặc thưởng không đúng như mức đã hứa...là những nguyên nhân chính dẫn đến đình công mùa cuối năm. Chủ yếu tập trung nhiều ở những doanh nghiệp nước ngoài (Đài Loan, Hàn Quốc), liên doanh trong ngành may, giày. Dường như đã là chuyện “đến hẹn lại lên” vào cuối năm, đình công ở những doanh nghiệp này là điều khó tránh khỏi.

 

Đối với nhiều doanh nghiệp may, nhất là may xuất khẩu, nguy cơ xảy ra tranh chấp khá cao. Bởi đây là năm mà ngành may gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp không tìm được hợp đồng đặt hàng, phải cho công nhân nghỉ hưởng 70% lương hoặc hoạt động cầm chừng. Tiền thưởng Tết cho công nhân ở những đơn vị này xem ra khá xa vời.

 

Giám đốc một công ty may xuất khẩu cho biết, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn vào thời điểm cuối năm này, rất khó tránh xảy ra tâm lý bức xúc, dẫn đến tranh chấp ở người lao động. Tâm lý ai cũng muốn có một khoản tiền thưởng để chi tiêu dịp Tết, ít người chịu hiểu và chia sẻ nỗi khó khăn với doanh nghiệp.

 

Tuy nhiên, Trưởng phòng nhân sự Công ty Giày da H.T lại cho rằng, nếu ngay từ đầu, Ban Giám đốc doanh nghiệp công khai mọi việc ngay từ đầu với công nhân thì sẽ tránh được những rắc rối này. Đó là việc công khai thang bảng lương, đơn giá, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nhiều doanh nghiệp, nếu tình hình làm ăn khả quan thì chỉ có ban giám đốc biết và “chia sẻ” với nhau; còn người lao động lương không tăng, thưởng không có. Vì vậy, đến khi gặp khó khăn thì có “rải truyền đơn thông báo, người lao động cũng khó mà thông cảm với ban giám đốc được!”.

 

Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp làm được chuyện “sướng khổ có nhau” này.

 

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Để lường trước tình hình vào thời điểm nhạy cảm, tháng 11, Sở LĐTB&XH TP.HCM đã ra công văn yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn TP xây dựng quy chế trả lương, thưởng Tết cho người lao động. Tiếp đó, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP yêu cầu các cấp công đoàn tăng cường giám sát việc trả lương, thưởng. Những đơn vị làm ăn không hiệu quả, gặp khó khăn về tài chính cũng phải báo cáo cụ thể với cơ quan chủ quản để có biện pháp giải quyết.

Soạn: AM 217215 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Tiền thưởng Tết là mong muốn của tất cả người lao động sau một năm làm việc.

Việc Tổng cục Thuế cho phép tính tiền lương tháng 13 và các khoản bổ sung khác vào chi phí hợp lệ của doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc thưởng Tết thuận lợi hơn. Quy định này cũng áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài càng giảm bớt nguy cơ “đình công cuối năm” vốn thường xảy ra ở khối doanh nghiệp có vốn Đài Loan, Hàn Quốc.

Dự kiến, mức thưởng Tết năm nay của các doanh nghiệp khá cao. Đa số, mức áp dụng là 1 tháng lương. Nhưng nhiều doanh nghiệp áp dụng thưởng theo kết quả thi đua hoặc hiệu suất làm việc để khuyến khích người lao động. Doanh nghiệp Đức Phát, Xí nghiệp giày Tân Phong, H.T, Công ty Cholimex, Sovilaco, Tân Nguyên Đức... hiện đã công bố kế hoạch thưởng Tết cho người lao động, với mức thưởng thấp nhất là 1 tháng lương.

 

Thời gian này, LĐLĐ các quận 9, 12, Tân Bình, Bình Tân, Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Củ Chi... đang tiến hành lập danh sách các doanh nghiệp có khó khăn để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Thế nhưng, cán bộ LĐLĐ nhiều quận huyện cho biết, đình công có thể xảy ra bất cứ lúc nào, cho dù với nguyên nhân rất nhỏ và lỗi thì cũng chẳng thuộc về phía nào. Để tránh được những tranh chấp không đáng có vào thời điểm này, các doanh nghiệp phải tạo được mối liên kết “đồng cam cộng khổ” với người lao động ngay từ những ngày đầu làm việc với nhau.

  • Linh Trúc

 

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,