221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
649254
Nguy cơ lây lan cúm gia cầm vẫn cao và khó lường!
1
Article
null
Nguy cơ lây lan cúm gia cầm vẫn cao và khó lường!
,
Hàng ngàn nông dân đã thiệt hại nặng nề bởi dịch cúm gia cầm.

Theo báo cáo của Cục Thú y tại buổi họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch cúm gia cầm xuất hiện gần đây nhất là vào ngày 29/4/2005: Có một ổ dịch xảy ra tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình (Yên Bái) làm chết 181 gia cầm và một ổ dịch tại xã Minh Bảo (thành phố Yên Bái) làm chết 120 gia cầm.

Trước đó, ngày 23/4/2005, có một bệnh nhân nhiễm vi rút cúm A H5 tại xã Bạch Hà, huyện Yên Bình, dù Chi cục thú y Yên Bái xác minh địa phương trên không có hiện tượng gia cầm chết lâm sáng. Còn theo Bộ Y tế, vừa qua ngành này cũng phát hiện có 2 trường hợp cúm A nhiễm H5, gồm 1 ca ở Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc mắc vào ngày 1/5, ca còn lại người huyện Nông Cống – Thanh Hóa nhiễm bệnh ngày 6/5. Đáng lưu ý là địa phương có 2 trường hợp nhiễm bệnh trên không có biểu hiện có dịch gia cầm xuất hiện, chứng tỏ sự lây truyền của vi rút cực kỳ khó lường. Vấn đề đặt ra là tại sao có những nơi không hề có gia cầm chết nhưng vẫn có người bị nhiễm vi rút cúm H5N1.

Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, nêu rõ: "Từ diễn biến mới của việc lây truyền vi rút buộc chúng ta có cách nhìn và cách ứng phó mới. Trước đây khi ta nói đến dịch cúm gia cầm là đồng nghĩa có gà, vịt chết, ngược lại bây giờ cúm xuất hiện cả nơi không có gà, vịt chết thì tình hình sẽ rất khó lường và cũng là thách thức mới đối với công tác phòng chống dịch. Chúng ta cần nhanh chóng có biện pháp "co hẹp" diện lưu hành của vi rút cúm. Giải pháp trước mắt là giảm thiểu đàn gia cầm đồng thời vệ sinh tiêu độc, khử trùng và tới đây là dùng biện pháp vắc-xin. Tuy nhiên, hiện đây đó vẫn có những địa phương còn chưa dứt khoát trong việc giảm thiểu đàn gia cầm, tư tưởng chần chừ, đợi chính sách mới, vẫn còn quan niệm vịt mắc vi rút thì vẫn có thể khỏi, diệt vịt làm gì. Đấy là quan niệm sai lầm và hậu quả sẽ rất nguy hiểm".

Tiến sĩ Trần Công Xuân, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm cho biết mới đây Hiệp hội tổ chức họp và hầu hết ý kiến của người chăn nuôi khẳng định dịch vẫn còn. Thực tế là đã có hộ chăn nuôi khi phát hiện có dịch đã không khai báo và lập tức họ bán ngay đàn gia cầm để lấy tiền. Đóó là việc làm hết sức nguy hiểm và Nhà nước cần có chế tài nghiêm khắc xử lý.

Theo Tiến sĩ Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục Thú y, việc dịch cúm gia cầm tiếp tục phát ra tại Yên Bái cho thấy nguy cơ bùng phát một đợt dịch mới vẫn rất cao. Thời gian qua, khi dịch tạm thời lắng xuống đã có địa phương tỏ ra giảm tích cực trong công tác phòng chống dịch, vì vậy đề nghị Chính phủ cần có Chỉ thị để đôn đốc, không để xảy ra tình trạng tiếp tục cho ấp nở mới thủy cầm; yêu cầu tiếp tục nuôi nhốt đàn vịt, không vận chuyển đàn vịt ra khỏi địa phương.

Đối với vấn đề hỗ trợ người chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị nâng mức hỗ trợ trường hợp gia cầm bị thiêu hủy do mắc bệnh được hưởng mức trung bình 15.000 đ/1 con gà, vịt, ngan, ngỗng (bao gồm 12.000 đồng giá trị gia cầm, 3.000 đồng chi cho việc tiêu hủy, khử trùng). Mức chi cụ thể cho từng chủng loại, lứa tuổi gia cầm do UBND tỉnh, thành phố quyết định và được áp dụng từ 1/4/2005. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề nghị hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do có phản ứng huyết thanh dương tính hoặc phát hiện vi rút nhưng chưa phát bệnh với mức hỗ trợ dự kiến bằng 70% giá trị gia cầm trên thị trường….

  • VOV
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,