221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1160906
Chậm công bố sữa thiếu đạm vì... sợ dân hoang mang!
1
Article
null
Chậm công bố sữa thiếu đạm vì... sợ dân hoang mang!
,

 - Mọi chất vấn của báo chí với Sở Y tế TP.HCM xoay quanh vấn đề sữa thiếu đạm, nồng độ đạm không đúng như công bố đều được Giám đốc Sở Y tế trả lời tại… quy chế!

Sáng 13/2, trong cuộc họp với báo chí về tình hình sữa thiếu đạm so với công bố trên nhãn, ông Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, sở dĩ việc sữa thiếu đạm đến tận tháng 2/09 mới được công bố vì sợ người dân… bị sốc, hoang mang.

Người tiêu dùng lâu nay phải mua sữa kém chất lượng nhưng không hề biết. Ảnh: VietNamNet

“Vụ sữa có chứa melamine là chất cực độc, nguy hiểm đến sức khỏe con người nên được công bố rộng rãi ngay từ đầu. Còn vụ sữa thiếu đạm nằm trong loại hàng hóa kém chất lượng, thực ra không quá nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng và quy chế công bố chưa rõ ràng nên chậm công bố” - ông Châu giải thích.

Tại cuộc họp báo, nhiều câu hỏi xoay xung quanh trách nhiệm của Sở Y tế TP trong việc ngăn chặn những vụ hàng hóa kém chất lượng, có độc tố như nước tương có 3-MCPD, sữa chứa độc tố melamine và bây giờ là sữa thiếu đạm.

Ở vụ sữa thiếu đạm, chỉ đến khi Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam gởi công văn đến Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ khoa học và công nghệ thông tin về kết quả khảo sát chất lượng sữa bột tại thị trường TP.HCM trong tháng 9/2008 với 10/20 mẫu sữa không đạt nồng độ đạm như công bố trên nhãn thì Sở Y tế mới vào cuộc.

Các ý kiến chất vấn, nếu Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam không công bố thì việc sữa thiếu đạm sẽ đến đâu? Và biết đâu trong thời gian tới chẳng phát hiện thêm loại hàng hóa nào độc hại, kém chất lượng khác?

Đặc biệt, một vấn đề được đặt ra là việc sữa thiếu đạm do nhà sản xuất “treo đầu dê bán thịt chó” có nằm trong loại hàng giả, cần phải bị xử lý theo pháp luật?

Những câu trả lời của ông Nguyễn Văn Châu xoay quanh vấn đề này là “ngành y tế đã nỗ lực hết sức”, “chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng nhưng thanh, kiểm tra không xuể”, “quanh năm suốt tháng đi kiểm tra, niêm phong hàng hóa không nguồn gốc hàng vài chục tấn; xử lý phạt trên 5 tỷ đồng…”.  Tuy nhiên, không thấy ông Châu đề cập đến biện pháp, vai trò của Sở Y tế trong thời gian sắp tới để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm hàng hóa yên tâm hơn.

Hiện tại, việc công bố nguyên liệu, các thành phần sản xuất trên nhãn chưa được thực hiện ở mặt hàng sữa khiến người tiêu dùng thắc mắc không biết nhà sản xuất đã dùng loại nguyên liệu gì để làm ra sữa: đó là bột mì, bột sắn dây hay sữa bò, sữa dê? Nếu các mặt hàng nhập khẩu đều phải công bố thành phần nguyên liệu trước khi nhập khẩu vào Việt Nam thì hiện nay trên sản phẩm sữa vẫn không hề thấy.

Các ý kiến đặt vấn đề trong thời gian tới, Sở Y tế nên mở rộng việc xét nghiệm những loại sữa có nồng độ đạm chỉ 2% xem có chất gì độc hại đối với sức khỏe người tiêu dùng hay không.  

 “Do nghị định 95 của Bộ Y tế không hợp lý và chưa chỉnh sửa, thay đổi nên việc xử phạt, răn đe không khiến công ty, nhà sản xuất sợ” - ông Châu nói.

  • Thái Phương

 

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,