221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1316996
Ngột ngạt vì quá tải vượt ngưỡng trong Bệnh viện K
1
Article
null
Quá tải tại bệnh viện K:
Ngột ngạt vì quá tải vượt ngưỡng trong Bệnh viện K
,

Quá tải vượt hơn 40% khả năng đáp ứng của y bác sĩ và máy móc khiến bệnh viện này người chờ khám chữa bệnh lúc nào cũng đông nghẹt, đứng ngồi chen chúc trong phòng, ngoài sân và mọi hành lang.

Bác sĩ làm việc 3 ca, máy móc hoạt động 23/24h

Tại cơ sở I trên đường Quán Sứ (Hà Nội), người bệnh chen nhau kẻ đứng người ngồi la liệt trong sân bệnh viện.

Trên tầng 3 nhà C, rất nhiều bệnh nhân ngoại trú đến truyền hóa chất phải nằm ngoài hành lang. Mặc dù bệnh viện K có tới 2 cơ sở khám chữa bệnh nhưng vẫn phổ biến tình trạng người bệnh nằm ghép, người nhà nằm hàng lang.

Giữa trưa, vẫn có hàng chục người bệnh ngồi chờ đến lượt chiếu xạ tại khu vực máy gia tốc A, B, tại khu vực điều trị biến liều. 12h trưa, các bác sĩ, y tá vẫn đang đi kiểm tra tình trạng bệnh nhân tại các phòng bệnh.

Mô tả ảnh.
Người bệnh truyền hóa chất tại hành lang
Theo số liệu của bệnh viện K, trong 5 năm (2005 - 2009), có 71.610 bệnh nhân trong tổng số 233.846 lượt đến điều trị tại bệnh viện K. Tính trung bình, mỗi ngày phòng khám của bệnh viện K tiếp nhận khoảng 1.200 - 1.500 bệnh nhân, ngày đông có thể lên đến 1.800 người và 70 - 75% số bệnh nhân điều trị này có nhu cầu xạ trị. Một bác sĩ cho biết, số người tới khám và điều trị mỗi ngày đều vượt hơn 40% khả năng của bệnh viện.

Theo BS Nguyễn Đăng Hà - Phó chủ nhiệm khoa chẩn đoán hình ảnh, quá tải là tình trạng chung nhiều năm nay. Tuy nhiên, tại chuyên khoa khoa chẩn đoán hình ảnh, quá tải ngày càng trầm trọng. Hiện khoa chỉ có 8 bác sĩ, 13 -14 kĩ thuật viên giúp việc nhưng hàng ngày phải đón hàng ngàn lượt bệnh nhân siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp…

Mỗi ngày bệnh viện K có khoảng 800 - 1.000 bệnh nhân có nhu cầu xạ trị. Tuy nhiên, bệnh viện mới chỉ có 2 máy X- nông, 3 máy Cobalt, 3 máy gia tốc và 1 máy xạ trị áp sát liều cao trên cả hai cơ sở. Bởi vậy, mỗi máy xạ của bệnh viện đều phải hoạt động 23/24h, chiếu xạ cho 120 - 190 bệnh nhân/ ngày, 20 kĩ thuật viên điều khiển máy phải chia ra 3 ca làm việc - Th.S Nguyễn Xuân Kử, Trưởng khoa vật lý xạ trị cho biết.

Mô tả ảnh.
12h trưa vẫn có hàng chục bệnh nhân ngồi đợi tới lượt tại khu vực máy gia tốc B

Người và máy gồng mình gánh quá tải

Tình trạng quá tải là tình trạng chung của các bệnh viện trung ương và bệnh viện chuyên khoa trên cả nước, đặc biệt là chuyên ngành ung bướu. Theo GS Phạm Song, chủ tịch hội y dược Việt Nam, hiện nay chuyên ngành ung thư Việt Nam mới đáp ứng được 25 - 30 % nhu cầu khám chữa bệnh thực tế.

Để giải quyết tình trạng quá tải, giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân, các bác sĩ, y tá bệnh viện K đều áp dụng tất cả các biện pháp khả thi trong phạm vi cho phép.

Bệnh viện không  ngừng mở rộng giường bệnh, từ 440 giường bệnh tăng lên 570 giường vào năm 2005, rồi tới 690 giường. Cơ sở II bệnh viện K tại Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội đi vào hoạt động từ năm 2000 với 100 giường bệnh thời điểm đó và không ngừng mở rộng để đạt quy mô 1.000 giường bệnh.

Cán bộ, nhân viên Bệnh viện K đã thực hiện việc đi làm sớm hơn 1 tiếng, bắt đầu từ 6h30' mỗi sáng. Tại phòng khám, có những chuyên khoa, mỗi ngày, một bác sĩ phải “gồng gánh” hơn 100 bệnh nhân. Tại phòng bệnh, trung bình một ngày 1 bác sĩ và 1 y tá phải chăm sóc khoảng 40 bệnh nhân. Những bệnh nhân nhẹ, tình trạng ổn định sau phẫu thuật đều được khuyến khích điều trị ngoại trú.

Bệnh viện K đã chủ động liên kết với doanh nghiệp lắp thêm máy xạ trị cho bệnh nhân và phân công nhân viên y tế làm theo ca, kíp để từng bước giải quyết tình trạng quá tải.

  • Diệu Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,