Ai cũng muốn có một cái Tết no đủ sau một năm lao động vất vả. |
(VietNamNet)
- Trong khi công nhân của nhiều nhà máy đang hối hả hoàn thành những đợt hàng cuối năm để sớm về quê ăn Tết, thì ở những nơi khác, ban giám đốc và người lao động lại phải “nặng nề” với những cuộc đình công. Nguyên nhân đều xuất phát từ chuyện lương bổng, thưởng Tết.Mức thưởng Tết cao hơn hẳn mọi năm
Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐTBXH) TP.HCM, mức thưởng bình quân năm nay cao hơn năm trước từ 10 - 15%. Tính đến ngày 8/1, đã có hơn 210 đơn vị, doanh nghiệp hoàn thành báo cáo kế hoạch trả lương, thưởng Tết. Đạt kỷ lục về tiền thưởng vẫn là những công ty độc quyền, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, liên doanh trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm... Mức thưởng cá nhân cao nhất lên đến 50 triệu đồng. Các khu chế xuất, công nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh đạt mức cao nhất từ 10 - 20 triệu đồng/người lao động. Còn lại, mức thưởng bình quân là 1,6 triệu đồng/người.
Ở các công ty quốc doanh, ngành dệt may có mức thưởng cao hơn so với những ngành khác. Hầu hết các công ty trong lĩnh vực này đều có mức thưởng cao hơn hoặc bằng năm ngoái, không có trường hợp nào thấp hơn. Một số tổng công ty còn linh hoạt chỉ đạo chi âm vào quỹ tiền thưởng sau đó sẽ bù lại vào năm tới nhằm giúp người lao động có tiền ăn Tết.
Năm nay, theo quy định của Bộ Luật lao động sửa đổi - bổ sung, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động để định mức tiền thưởng. Quy định này khác với trước đây là thưởng theo lợi nhuận (thưởng một tháng lương hoặc ít nhất 10% từ lợi nhuận). Điều này tránh được việc nếu lợi nhuận của doanh nghiệp quá thấp hoặc bị thua lỗ thì doanh nghiệp sẽ không có kinh phí để thưởng Tết. Nhìn chung, mức thưởng Tết năm nay khá khuyến khích tinh thần người lao động.
Người lao động ngoài quốc doanh có thể bị… cắt tiền thưởng?
Tháng 11, 12/2003 là hai tháng “nóng” của những vụ đình công khi các công ty, doanh nghiệp bắt
Sôi động... mùa đình công cuối năm. |
đầu “rục rịch” chuyện có hay không tiền thưởng Tết cho người lao động. Nếu thời gian trước, công nhân đình công chủ yếu phản đối việc tăng ca, giảm lương thì thời gian này, những cuộc đình công của người lao động nhằm phản ứng lại việc họ không được hoặc được thưởng quá ít sau một năm lao động cực nhọc. Ngày 29/12, khoảng 360 công nhân một công ty TNHH tại TP.HCM đã đồng loạt “nghỉ ngơi” khi công ty thông báo sẽ không có tiền thưởng Tết. Tại Hà Nội, một doanh nghiệp Nhà nước cũng rơi vào tình trạng tương tự khi đưa ra mức thưởng chỉ hơn 170 nghìn đồng/người. Cá biệt, có ngày đã xảy ra hàng loạt những cuộc đình công, lãn công lớn nhỏ tại nhiều nhà máy, xí nghiệp… cũng vì tiền lương, tiền thưởng cuối năm.
Việc áp dụng những quy định mới của Bộ Luật lao động sửa đổi - bổ sung để thưởng tết khiến người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước có lợi, tuy nhiên lại tạo điều kiện để các chủ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài “lách luật” để “lách” luôn tiền thưởng của công nhân. Vì theo quy định mới, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ thì người sử dụng lao động có thể không thưởng cho người lao động. Ngoài ra, những khoản tiền thưởng thường được quy định trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động, tuy nhiên, công nhân, lao động phổ thông thường ít khi để ý, hoặc không hiểu biết nhiều về pháp luật nên dễ dàng bị chủ “bắt nạt” trong chuyện này. Vì vậy, phần lớn các cuộc đình công cuối năm để phản đối chuyện tiền thưởng đều rơi vào những doanh nghiệp, công ty sử dụng lao động phổ thông, công nhân bậc thấp.
Có thể thấy, ngoài yếu tố vật chất, tâm lý ai cũng muốn có một phần thưởng xứng đáng sau một năm lao động, cống hiến cho công ty, xã hội. Việc doanh nghiệp lo được cho người lao động một cái Tết tươm tất, đầy đủ sẽ có lợi rất nhiều cho đơn vị: tâm lý thoải mái luôn mang lại một năng suất lao động cao nhất. Đồng thời, theo ông Nguyễn Hoàng Kháng, trưởng phòng lao động tiền lương, tiền công Sở LĐTBXH TP.HCM thì: “Trong tình hình thị trường lao động hiện nay, nếu người sử dụng lao động không biết cách hành xử hợp lý thì sẽ rất khó giữ chân người lao động”
-
Linh Trúc