221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
896612
Phương án dự kiến xử lý công trình sai phép nghiêm trọng
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Phương án dự kiến xử lý công trình sai phép nghiêm trọng
,

(VietNamNet) - Về phương án xử lý công trình sai phạm tại số 4 Đặng Dung, số 2 ngõ 31 Nguyễn Chí Thanh và 9 Đào Duy Anh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, sẽ có quyết định cho từng trường hợp cụ thể ngay trong tuần này.

>>>Hà Nội trình Thủ tướng phương án xử lý nhà sai phép

>>>Đập nhà cao tầng xây trái phép: có là cách tối ưu?

>>>Nhiều người đồng tình "tịch thu" phần nhà cao tầng trái phép

>>>Bàn thêm về chuyện nhà không phép ở Hà Nội

Soạn: HA 1028057 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Công trình sai phạm số 4 Đặng Dung. Ảnh: Tiền Phong

Trước một số công trình sai phạm nghiêm trọng về xây dựng ở Hà Nội hiện nay đang được dư luận quan tâm và hết sức bất bình, Ban cán sự Đảng vừa trình Thường trực Thành uỷ Hà Nội báo cáo về chỉ đạo của UBND TP Hà Nội trong công tác quản lý và xử lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn TP. Trong đó, nêu rõ 3 phương án...

Theo đó, phương án thứ nhất, về nguyên tắc, các công trình sai phép chủ đầu tư phải tự tháo dỡ phần xây dựng sai phép. Nếu chủ đầu tư không chịu khắc phục thì không cho phép đưa công trình vào khai thác sử dụng và có thể thực hiện việc cưỡng chế tháo dỡ. Chủ đầu tư phải trả kinh phí tổ chức tháo dỡ.

Một phương án khác cũng được đưa ra, công trình xây dựng trước quyết định số 39/QĐ/2005-TTg ngày 28/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì có thể vận dụng xem xét cho sử dụng, sử dụng tạm thời với điều kiện: công trình phải phù hợp quy hoạch; đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về an toàn theo các quy định của Nhà nước và TP; phải tự nguyện khắc phục hậu quả mà chủ đầu tư đã gây ra cho cộng đồng và TP bằng việc đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của TP hoặc nhận một mức phạt nặng tương đương với chi phí tháo dỡ, xây dựng diện tích công trình sai phép, không phép.

(Nếu theo phương án này, chủ đầu tư công trình số 9 Đào Duy Anh phải nộp phạt trên 30 tỷ đồng. Nhưng theo luật, mức phạt cao nhất hiện nay chỉ khoảng 70 triệu đồng. “Do vậy, phương án này chỉ được đưa ra khi chủ đầu tư xin tự nguyện nộp phạt và thành phố sẽ phải báo cáo xin ý kiến Thủ tướng về phương án này”- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu cho biết).

Phương án thứ 3, những công trình quy mô lớn ở vị trí nhạy cảm giao Hội đồng kiến trúc quy hoạch TP hoặc Hội đồng chuyên ngành các nhà khoa học xem xét tư vấn giải pháp cụ thể.

Theo Ban cán sự Đảng, UBND TP Hà Nội, trong điều kiện hiện nay, việc ban hành các văn bản của Nhà nước và TP còn chậm so với yêu cầu quản lý, một số cơ chế chính sách còn chồng chéo, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện. Mặc dù Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 15 và Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Thủ đô nhưng việc thực hiện các cơ chế đặc thù cho phù hợp với Hà Nội còn đang hết sức hạn chế. Một số chế tài quy định của Hà Nội với hình thức phạt nặng, cho phép lực lượng Thanh tra xây dựng được xử phạt đều không được chấp thuận. Điều này cũng gây thêm khó khăn cho công tác quản lý trật tự xây dựng của Hà Nội.

Theo đó, Ban cán sự Đảng đề nghị với Thường trực thành uỷ chỉ đạo các cấp uỷ, hệ thống chính trị cấp cơ sở cùng vào cuộc để kiểm tra, giám sát quản lý công tác TTXD, giám sát chính quyền cơ sở và các chủ công trình xây dựng phải thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước và TP ngay từ đầu, chánh được việc phải xử lý tháo dỡ gây lãng phí tài sản của công trình và xã hội.

  • Kiều Minh

 

Sẽ có  lực lượng riêng cưỡng chế công trình sai phạm

Liên quan đến việc xử lý các công trình xây dựng sai phạm, ông Nguyễn Quốc Triệu cho biết, Thành phố sẽ có một đề án nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thủ đô, từ nay đến năm 2010.

Với đề án này, thành phố sẽ thành lập một lực lượng chuyên trách, tăng cường kiểm tra, xử lý sai phạm.

“Trước mắt, có thể thành lập một lực lượng riêng để cưỡng chế, phá dỡ các công trình sai phạm, đặc biệt là những công trình nhạy cảm. Để cưỡng chế những công trình này, không nên dùng lực lượng tại chỗ”- Ông Triệu nói.

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, từ năm 2002 đến nay, tỷ lệ công trình xây dựng không phép đã giảm từ  85% xuống còn gần 40%, tuy nhiên sai phạm vẫn còn phổ biến.

Trong số 7000 công trình được kiểm tra, có 4000 công trình vi phạm; 90% số công trình sai phép đã bị xử lý, dỡ bỏ trong thời gian qua. Những công trình “nổi cộm” vừa qua đều được người dân và báo chí phát hiện.

Nguyễn Tuấn(Tiền Phong)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,