221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
717326
Thanh tra dự án Tăng cường năng lực quản lý GTĐT
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Thanh tra dự án Tăng cường năng lực quản lý GTĐT
,

(VietNamNet) - Thanh tra Chính phủ đang tiến hành thanh tra toàn bộ dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị do Ban Quản lý dự án giao thông đô thị (Sở GTCC) thực hiện tại Hà Nội suốt quá trình từ năm 1998 - 2005.

Nút giao thông Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông (Hà Nội) thuộc Dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị - một trong những nút giao thông do Ban Quản lý dự án giao thông đô thị (Sở GTCC Hà Nội) thực hiện vấp phải nhiều ''điều tiếng'' (Ảnh: Lê Anh Dzũng).

Dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị TP. Hà Nội và TP.HCM gồm các nội dung chính: cải tạo, tăng hiệu quả khai thác và cải thiện an toàn giao thông trên một số hành lang, khu phố; tăng cường năng lực các đơn vị quản lý và điều hành giao thông đô thị của hai thành phố này. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều ý kiến trong công luận và báo chí đã cho rằng, đây là một dự án kém hiệu quả, có nhiều dấu hiệu tiêu cực, thiếu minh bạch cũng như thiếu trách nhiệm.

Giao thông tại vòng xoay Lăng Cha Cả (TP.HCM) có phần rối loạn hơn sau khi phân luồng (Ảnh: Nhân Dân, Thanh Niên).

Tại TP.HCM, với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 23 triệu USD, tiểu dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị đã khiến báo chí tốn nhiều giấy mực: càng đắp nhiều ''lươn'', đặt nhiều tiểu đảo, biển báo, vạch sơn... để phân luồng thì giao thông khu vực đó càng rối loạn, xe kẹt triền miên.

Hoặc các cơ quan chuyên môn đang thực hiện thiết kế chi tiết nhiều nút giao thông đã được phê duyệt thì Sở GTCC TP.HCM lại chỉ đạo thay đổi hầu như toàn bộ, khiến non nửa các thiết kế phân luồng giao thông đã được phê duyệt bị bãi bỏ. Và vụ nhập 150 mô-tô cho cảnh sát giao thông với sai phạm đã rõ cả về bản chất (cố ý mua xe không đúng màu quy định) lẫn hành vi (tháo dỡ xe không do mình sản xuất ra sơn lại) của nhà thầu, nhưng đơn vị quản lý dự án lại đổ trách nhiệm cho tư vấn Ove Arup là đã ''không hướng dẫn cụ thể''...

Riêng tại Hà Nội, việc thực hiện dự án được giao cho Ban Quản lý dự án giao thông - đô thị (Sở GTCC Hà Nội) với tổng mức đầu tư là 24,78 triệu USD (trong đó phần vốn vay Ngân hàng Thế giới là 22 triệu USD). Từ năm 1998 - 2005, Ban Quản lý dự án giao thông - đô thị đã hoàn thành hầu hết 16 gói thầu của dự án, như: cải tạo tổ chức giao thông và hạ tầng giao thông trên 4 hành lang Lê Duẩn, Tây Sơn, Bạch Mai, Trần Quang Khải và một số đường trong 2 khu phố cổ, với tổng chiều dài đường được cải tạo là 42km; tăng cường trang thiết bị, đào tạo nghiệp vụ cho cảnh sát giao thông và Sở GTCC Hà Nội.

Người điều khiển phương tiện đang loay hoay với nút giao thông Triều Khúc - ĐH Ngoại ngữ do Ban Quản lý dự án giao thông đô thị (Sở GTCC Hà Nội) triển khai - một nút giao thông được báo chí mệnh danh là ''đốt tiền ngân sách'' (Ảnh: Lê Anh Dzũng).

Những gì thuộc dự án này đã và đang được Ban Quản lý dự án giao thông - đô thị triển khai tại Hà Nội cũng không phải không ''có vấn đề''. Những bình luận trên mặt báo: ''Đến bây giờ, nhiều người dân vẫn còn nhắc sự bất cập của Dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị với những dải phân cách đường không hợp lý, phản tác dụng để bày tỏ sự thiếu tin tưởng đối với những quy định về quản lý đô thị'' (báo Quân đội nhân dân 6/10/2004), ''Không chỉ lãng phí tiền tỷ trong việc lắp hệ thống đèn tín hiệu, sắm xe ''đắp chiếu'', dự án Tăng cường năng lực giao thông Hà Nội còn dựng lên những dải phân cách cứng. Song, do thiết kế tuỳ tiện, hàng chục tỉ đồng tiền đi vay đã bị thất thoát lãng phí…'' (báo Tiền Phong 2/8/2005) hoặc những câu hỏi lớn: ''Dự án Tăng cường năng lực giao thông tại Hà Nội: Chi 24 triệu USD được gì?'' (báo Tiền Phong 1/8/2005) đã nói lên bức xúc của đại bộ phận dân chúng.

Để chuẩn bị kế hoạch thanh tra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 5/10/2005, Phó Tổng Thanh tra thường trực Trần Quốc Trượng đã ký công văn số 1802/CV-TTCP đề nghị các cơ quan chủ trì đề án, các cơ quan chuyên môn của TP. Hà Nội chuẩn bị báo cáo, phối hợp chặt chẽ trong việc thanh tra toàn bộ dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị này.

Tiếp đó, ngày 7/10/2005, UBND TP. Hà Nội ra công văn hỏa tốc số 4410/UB-XDĐT, chỉ đạo Sở GTCC, Sở KH&ĐT và Ban Quản lý dự án giao thông - đô thị chuẩn bị báo cáo, làm việc trực tiếp với Đoàn thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ trong những ngày đoàn thanh, kiểm tra toàn bộ việc thực hiện Dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị tại Hà Nội.

  • Nhóm PV Xã hội

Tin liên quan:

Thêm 20 mô tô CSGT ''đắp chiếu'' vì... giống xe ăn chơi

Mô-tô CSGT chưa sử dụng không phải vì giống xe ăn chơi

TP.HCM: Bàn giao 150 môtô giống xe “ăn chơi” cho CSGT

Kết luận cuối cùng về việc 20 mô-tô CSGT chưa sử dụng

Hà Nội: Vận hành đèn giao thông cho người đi bộ

Người đi bộ sẽ bấm tín hiệu để qua đường

Môtô CSGT giống xe ăn chơi ở TP.HCM: Có thể ra tòa?

Theo dòng sự kiện:

Tiền Phong

Những nút giao thông “đốt” tiền ngân sách

Dựng “lươn”, đắp “trạch”, thảm đường rồi... phá!

Kỳ họp XIII HĐND TP Hà Nội: Sẽ chất vấn 16 vấn đề

Dự án giao thông Hà Nội: Sẽ rà soát và điều chỉnh

Tuổi Trẻ

Phân luồng, giao thông càng tệ hơn

Lãng phí ánh sáng!

TP.HCM: thay đèn giao thông như thay áo!

Nhập xe cho CSGT mà giống xe... ăn chơi

Phân luồng giao thông tùy tiện: Thiệt hại  chồng thiệt hại

Dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị ở TP.HCM: Còn nhiều khuất tất

Đèn tín hiệu giao thông mới: “Phơi nắng” 3,5 triệu đôla !

Ghi-nét ngược

Thanh Niên

Quản lý và phân luồng giao thông trên địa bàn TP Hồ Chí Minh: Yếu kém và lãng phí!

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,