221
1405
Lao động
laodong
/xahoi/laodong/
433918
Gần 90% DN không công khai thang bảng lương
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Gần 90% DN không công khai thang bảng lương
,

(VietNamNet) - Con số trên đã được thống kê trên 650 doanh nghiệp hoạt động tại các KCN, KCX TP.HCM. Đây được xem là nguyên nhân chính của tranh chấp lao động dẫn đến đình công, lãn công.

 

Người tổ chức đình công sai luật sẽ bị truy tố trước pháp luật?

Ngày 4/4, Liên đoàn Lao động TP.HCM phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo “Về nợ lương và trả thưởng cho người lao động trong các doanh nghiệp”. Hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo đều cho rằng đây là vấn đề gây bức xúc nhất đối với người lao động (NLĐ). Thống kê cho thấy hơn 70% các vụ tranh chấp lao động liên quan đến việc nợ lương, trả thưởng của doanh nghiệp đối với NLĐ. Nguyên nhân chính là do người sử dụng LĐ, đặt lợi nhuận của doanh nghiệp (DN) lên trên quyền lợi chính đáng của NLĐ, không trả lương, thưởng theo đúng quy định, thỏa ước tập thể.

 

Theo ông Nguyễn Hoàng Kháng, Sở LĐTB&XH thì hiện nay, một số DN hoạt động theo Luật DN hoặc có vốn đầu tư nước ngoài vẫn sử dụng mức lương tối thiểu như một mức lương hợp pháp mang tính bình quân để trả cho tất cả LĐ, ở những tay nghề khác nhau. Hoặc DN cố tình đưa ra định mức quá cao để NLĐ phải làm thêm giờ hoặc không thực hiện được và lấy đó làm cơ sở để trừ lương, miễn thưởng.

 

Ông Phùng Văn Hùng, Trưởng phòng quản lý LĐ, BQL các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) TP cho biết tỷ lệ DN xây dựng qui chế trả lương, thưởng rất thấp. Hiện nay, có 650 DN hoạt động tại các KCN, KCX TP.HCM, nhưng chỉ có khoảng 80 DN đăng ký thang bảng lương, thưởng lên BQL. Phần lớn tranh chấp LĐ thời gian qua tập trung tại các DN không công khai mức, hình thức trả lương, thưởng; định mức LĐ, chế độ khen thưởng…đối với NLĐ. Tương tự, bà Thanh Mai, Chánh toà lao động, TAND TP.HCM cho biết khi những tranh chấp liên quan đến việc trả lương, thưởng được đưa ra tòa, DN luôn từ chối việc cung cấp thang bảng lương cho cơ quan tòa án để phục vụ điều tra. Vì theo họ, đây là “bí mật của DN”!

 

Tất cả các sở, ngành đều cho rằng Luật Lao động cần phải được nhanh chóng sửa đổi một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay như: quy định về xây dựng hệ thống thang bảng lương, định mức lao động; chế độ nâng lương, nâng bậc; trả lương làm thêm giờ vào dịp lễ tết, ngày nghỉ…Phổ biến và đảm bảo để pháp luật lao động được thực hiện nghiêm túc vào đời sống, nhất là với người sử dụng LĐ, các nhà đầu tư và NLĐ. Đào tạo nguồn nhân lực quản trị lao động bài bản, chuyên nghiệp để có thể xử lý kịp thời, sâu sát các sự cố tranh chấp LĐ. Đồng thời, tăng biện pháp chế tài (nâng mức tiền phạt, truy tố trước pháp luật…) thật nặng đối với những trường hợp vi phạm để đủ sức răn đe, phòng ngừa.

 

Phần lớn công nhân tại các KCX, KCN và DN trên địa bàn TP hiện nay chủ yếu xuất thân từ nông dân, sản xuất manh mún tại nông thôn, nhận thức pháp luật và ý thức kỷ luật, tác phong LĐ kém…Vì vậy, theo ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM, thì việc giải quyết vấn đề lương, thưởng cho NLĐ phải được xét trên cả khía cạnh pháp lý và đạo lý.

  • Linh Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,